Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 7)
Quay trở lại Chicago, Johnnie nhanh chóng lên kế hoạch thành lập băng đảng mới.
Johnnie Dillinger và Bille Fréchette
Johnnie và băng đảng mới
Quay trở lại Chicago, Johnnie nhanh chóng lên kế hoạch thành lập băng đảng mới.
Johnnie cần những người nhanh nhẹn. John Hamiton, hay ” Red” Hamiton, một kẻ tính quái trong băng nhóm mà hắn quen tại nhà tù Michigan là người đứng đầu danh sách đó.
Tiếp đến là Lester Gillis, một tên cướp nổi tiếng với tên gọi khác là Nelson baby. Nelson từng là thành viên của băng cướp nổi tiếng Capone. Rồi Homer Van Meter, bạn của Johnnie hồi còn ở trại giáo dưỡng Pendleton và nhà tù Michigan. Cùng gia nhập băng nhóm với Van Meter là Eddie Green, một tên vô cùng kinh nghiệm trong các vụ cướp ngân hàng và Tommy Carroll, tay súng thiện nghệ.
Băng nhóm của Johnnie chuyển đến thành phố Twin, tiểu bang Minnesota, chuẩn bị cho môtj cuộc “thôn tính” mới. Eddie Green luôn có những nhận định chuẩn xác về khả năng của các ngân hàng mà băng nhóm hướng đến.
Mục tiêu đầu tiên của chúng là Ngân hàng An Ninh Quốc Gia ở Sioux Falls, phía Nam Dakota.
Đó là một vụ cướp nổi tiếng. Trong khi Johnnie và một vài tên khác tiến hành cướp ngân hàng, Tommy Carroll canh chừng phía bên ngoài. Chỉ với một khẩu súng, Tommy Carroll đã “xếp hàng” toàn bộ nhân viên cảnh sát Sioux Falls tham gia vây bắt, bao gồm cả cảnh sát trưởng.
Người dân đứng đầy hai bên đường coi vụ cướp, họ nghĩ đó là một cảnh quay trong một bộ phim nào đó.
Cuộc đột nhập mang về cho băng nhóm 49 nghìn đôla Mỹ.
Đây là vụ cướp đầu tiên mà Johnnie Dillinger trong vai trò thủ lĩnh. Nhưng đối với nhữnng nhà lãnh đạo ở Sioux Falls, họ không tin rằng thủ lĩnh là Johnnie.
Sau khi nhận được một khoản tiền lớn từ vụ cướp, Johnnie gọi cho luật sư của mình là Louis Piquett, yêu cầu ông dùng số tiền này trả cho luật sư của Pierpont, Makley và Clark thay cho người nhà của chúng. Người đứng ra nhận số tiền này là Mary Kinder. Nhận khoản tiền lớn từ luật sư Louis Piquett nhưng Mary không hề biết số tiền đó là của Johnnie, và cũng không biết Johnnie ở đâu.
Tháng 3/1934, phiên tòa xét xử Harry Pierpont về tội danh giết cảnh sát trưởng Jess Sarber ở nhà tù Lima, Ohio được mở công khai. Khu vực xét xử trong tình trạng được bảo vệ nghiêm ngặt với sự có mặt của vệ binh quốc gia vì có tin đồn Johnnie và Hamilton đang trên đường tới đấy để giải cứu cho đồng bọn.
Video đang HOT
Pierpont được giải tới phòng xử án với chiếc xích to khóa dưới chân, rất nhiều cảnh sát cầm súng áp giải theo. Mẹ của Pierpont là chứng trước tòa rằng thời điểm xảy ra vụ án, con trai bà ở nhà cùng với bà, nhưng bằng chứng không hề thuyết phục.
Án tử hình được đề nghị dành cho Harry Pierpont tại phiên tòa.
Sau nhiều phiên tòa xét xử, Pierpont và Makley bị kết án tử hình bằng ghế điện tại bang Ohio, còn Clark nhận án chung thân.
Những thất bại đầu tiên
Quay trở lại với băng chóm của Johnnie tại thành phố Twin, Eddie Green tiếp tục lên kế hoạch cho vụ tấn công ngân hàng quốc gia đầu tiên ở Mason. Tuy nhiên, vụ cướp không thành công bởi an ninh tại ngân hàng này rất nghiêm ngặt. Johnnie và Hamilton bị bắn vào vai và Nelson vô tình bắn bị thương một người vô tội.
Liên tiếp gặp những bất lợi trong những vụ cướp tại Mason, Johnnie ý thức được rằng may mắn của mình sẽ không kéo dài được lâu. Johnnie không muốn có một kết thúc bi thảm như Pierpont, Makley và Clark. Chúng bị giam giữ tại nhà tù Fort Knox, nhà tù kiên cố nhất, điều đó có nghĩa Johnnie ko thể cứu họ. Johnnie nhanh chóng lên những kê hoạch cần thiết để gom đủ số tiền trốn ra nước ngoài.
Ngày 31/3/1034, nhận được tin báo từ một người đàn ông giấu tên, thông báo một người đàn ông tên là Carl Hellman giống như Johnnie đang sống cùng một ngời phụ nữ tại khu vực ngoại thành, các nhân viên FBI nhanh chóng tìm đến ngôi nhà đó. Đó chình là ngôi nhà mà Johnnie, và người tình của hắn Billie Fréchette đang sống. Một số thành viên của băng nhóm hay lui đến đấy.
Billie Fréchette tiếp các nhân vien FBI, cô nói với họ rằng chồng cô “Carl Hellman” đang ngủ, và nhanh chóng thông báo với Johnnie. Hắn lao ra khỏi giường với một khẩu súng.
Van Meter xuất hiện, bị bất ngờ, hắn khai nhận mình là nhân viên giao hàng. Các nhân viên FBI lập tức nghi ngờ và yêu cầu hắn dẫn ra xe kiểm tra. Sau một vài phút bối rối, Van Metter rút súng bắn trả và quay trở vào ngôi nhà để hòng thoát ra theo lối cửa sau. Lúc đó Johnnie cũng đã sẵn sàng để bỏ trốn.
Billie Fréchette thoát ra trước với một chiếc vali xách tay, theo sau là Johnnie. Hai người nhảy lên một chiếc xe chờ sẵn và phóng đi, trong quá trình trốn thoát, Johnnie đã bị bắn vào chân, vết thương trên vai hắn vẫn chưa phục hồi. Van Meter cũng cướp được một chiếc xe tải. Cả hai chiếc xe lao nhanh tới căn hộ của Eddie Green ở Minneapolis.
Để tránh sự theo dõi của cảnh sát, Johnnie và Bille Fréchette rời khỏi Minneapolis ngay ngày hôm sau.
Eddie Green vẫn ở lại ngôi nhà đó, cảnh sát và các nhân viên FBI nhanh chóng tìm đến. Một cuộc đối đầu đã diễn ra. Eddie Green bị thương rất nặng. Một tuần sau, hắn qua đời trong sự đau đớn vì nhiễm trùng vết thương. Có lần, để đối lấy thuốc giảm đau, Eddie Green đã phải trao đổi bằng tên của một vài thành viên trong băng nhóm.
Ngày 5/4, Johnnie khiến cha mình vô cùng bất ngờ khi xuất hiện tại trang trại Mooresville cùng với Bille Fréchette. Sau đó đôi này tới thăm cha mẹ Pierpont, nhưng trang trại nhà Pierpont hoàn toàn bị bỏ hoang.
Ngày 8/4, Johnnie và Bille Fréchette tham ra một buổi tiệc tại gia đình trong sự giám sát bí mật của các nhân viên FBI.
Thời gian trở về thăm nhà, Johnnie tìm các liên hệ với Van Meter để tiếp tục lên kế hoạch cho nhũng vụ cướp mới.
Theo Khampha
Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 3)
Johnnie từ chối được phóng thích và xin chuyển tới trại giam ở Michigan để gần Harry Pierpont và Home Van Meter.
Johnnie Dillinger trong trại
"Học nghề" trong trại giam Michigan
Thời gian dài trong trại, tuy có hai tên Harry Pierpont và Home Van Meter làm bạn, nhưng Johnnie luôn nghĩ về cô vợ trẻ của mình Beryl, hắn ta dành nhiều thời gian để viết những bức thư sướt mướt hẹn ngày về.
Nhưng đối với một cô gái trẻ như Beryl, việc chờ đợi thật là khó khăn. Năm 1929, Beryl đưa đơn li hôn lên tòa và được xử vắng mặt Johnnie. Điều này thực sự khiến hắn chán nản, sống khép mình, thời gian sau đó hắn tham gia các hoạt động trong trại và nhanh chóng nổi tiếng.
Cuối năm 1929, trong một trận bóng chày giữa các trại viên với câu lạc bộ bóng chày của địa phương, Johnnie đã gây được sự chú ý của Ngài Hary Leslie, Thống đốc bang Idiana, Hary Leslie trươc đây cũng là thành viên của câu lạc bộ này. Không lâu sau đó, Johnnie nhận được lệnh phóng thích của ngài Thống đốc.
Tuy nhiên, Johnnie đã từ chối được phóng thích và xin chuyển tới trại giam ở thành phố Michigan, một nơi nổi tiếng nghiêm khắc. Lý do là hắn ta muốn được ở cùng với Harry Pieront và Van Meter, những người đã bị chuyển tới đây không lâu trước đó, và ngài thống đốc đã đồng ý.
Thời gian trong trại, Johnnie được Harry Pierpont cho ra nhập băng nhóm chuyên đi cướp ngân hàng của hắn,những tên đầu sỏ của băng đảng hiện đang chịu án trong trại. Hắn được hướng dẫn những mánh khóe hiệu quả nhất bởi tên Walter Dietrich, "thầy" của Pierpont . Walter Dietrich từng là thân cân của Herman Lamm, một tên cướp khét tiếng trước đây từng là sỹ quan Đức. Trong thời gian ngắn, Johnnie đã thuộc làu các mánh khóe lý thuyết đó.
Kẻ cầm đầu là "Fat Charley" Makley, 44 tuổi, tên cướp cáo già nhất, nổi tiếng ở Ohio. John "Red " Hamilton, một kẻ tinh quái, 34 tuổi, Russell Clark, một gã thanh niên trẻ nhưng máu lạnh, và Dietrich.
Cả băng đảng luôn tìm cách tẩu thoát vì thời gian cải tạo của chúng còn quá dài.
"Fat Charley" Makley, kẻ già đời nhất đã đưa ra kế hoạch hối lộ nhân viên trong trại để trốn thoát, và điều cần thiết cho kế hoạch này là một khoản tiền rất lớn, một vài khẩu súng ngắn và một nới an tòa để ẩn nấp sau đó.
Biết Johnnie sắp được tại ngoại, Harry Pierpont đã bàn kế hoạch với Johnnie và thỏa thuận, nếu Johnnie có thể giúp chúng trốn thoát, hắn sẽ là chân lái xe trong băng đảng cộng thêm một khoản tiền vô cùng lớn.
Johnnie trở thành nhân vật quan trọng của băng đảng trong kế hoạch tẩu thoát. Hắn được Harry Pierpont cung cấp tên những thân cận của chúng bên ngoài để Johnnie có thể hợp tác và một loạt các ngân hàng có khả năng cướp được nhiều.
Khởi nghiệp ngay khi ra tù
Ngày 22/5/1933, sau 4 năm trong trại giam Michigan, Johnnie được tạm tha khi người nhà thông báo mẹ kế của hắn, Elizabeth Fileds qua đời. Johnnie rời khỏi trại giam ở Michigan.
Sau tang lễ của mẹ kế tại nhà thờ, Johnnie từng bày tỏ với cha mình rằng hắn muốn trở thành người dân sống tuân thủ theo pháp luật.
Nhưng chỉ vài tuần sau đó, Johnnie tìm đến hai tên trong danh sách mà Pieront cung cấp khi ở trong trại, William Shaw và Paul Parker, hắn khai tên là Dan Dillinger. William Shaw lúc đó cùng một tên nữa là Noble Claycomb đang là thủ lĩnh của băng đảng White Cap, chuyên đi cướp các của hàng, siêu thị...
Nơi đầu tiên Johnnie tham gia cướp là một siêu thị, tất cả số tiền chúng cướp được chỉ là 100 đôla.
Số tiền qua bé không khiến Johnnie hài lòng. Hắn muốn đột nhập nơi nào đó hoành tráng hơn và chủ động lên kế hoạch cho Shaw và Claycomb. Chúng đã có một khởi đầu đầy may mắn khi tấn công chi nhánh New Carlisle của ngân hàng nhà nước tại New Carlisle, số tiền cướp được là 10 nghìn đôla.
Tiếp đó là một cửa hàng thuốc, số tiền cướp được gần 4 nghìn đôla.
Sau vài phi vụ, Johnnie không đánh giá cao khả năng của Claycomb và Shaw. Ngay khi hai tên này bị bắt sau, Johnnie đã liên hệ với những tên khác trong danh sach Pierpont cung cấp.
Ngày 17/7, Johnnie và đồng bọn mới Harry Copeland đột nhập mmotj ngân hàng nhỏ tại thị trấn Daleville, dễ dàng khống chế nhân viên nữ ở đó, lấy đi gần 4 nghìn đôla.
Cảnh sát trưởng Matt Leach của tiểu bang Indiana, Matt Leach đã chú ý tới Johnnie sau vụ đó và nhanh chóng điều tra được Dan Dillinger chính là Johnnie Dillinger.
Johnnie đến Dayton, nhà một kẻ trong băng đảng đang mắc kẹt trong trại để bàn về việc tẩu thoát và tò mò về cô em gái mà tên này hay nhắc đến, Mary Longnaker. Bà mẹ một con 23 tuổi đã ly dị chồng khiến Johnnie mê mẩn ngay lần đầu và sau đó luôn kèm theo những lời tán tỉnh mỗi khi hắn viết thư cho cô bàn về kế hoạch tẩu thoát.
Với vẻ ngoài hào nhoáng và lời lẽ có cánh, Johnnie không khiến Mary Longnaker để ý. Tuy nhiên, vì kế hoạch tẩu thoát của anh trai mình, Mary duy trì mối quan hệ tốt với Johnnie và nhận làm người yêu của hắn.
Cảnh sát trưởng Matt Leach nhanh chóng điều tra được rằng Johnnie thường hay tới Dayton thăm Mary.
Đầu tháng 9/1933, khi biết Johnnie sẽ tới Dayton trong vài ngày nữa, Matt Leach đã tới đấy cùng với một đồng nghiệp của mình, họ thuê căn nhà đối diện với nơi Johnnie hay lui tới.
Trong khi đó, Dillinger và Harry Copeland liên tiếp gây ra những vụ cướp ngân hàng tại bang Ohio và Indiana để gom đủ số tiền cần thiết cho việc tẩu thoát của những kẻ mắc kẹt trong tù. Vụ may mắn nhất của chúng là tấn công chi nhánh Massachusetts của ngân hàng nhà nước ở Indianapolis ngày 6/9/1933. Số tiền chúng cướp được lên tới 25 nghìn đôla.
Bây giờ Johnnir Dilliger đã có đủ số tiền cho kê hoạch đào tẩu của đồng bọn.
Theo Khampha
Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 6) Được báo chí coi như nhân vật nổi tiếng, Johnnie luôn tự mãn cho mình ngang hàng những chính khách. Xuất hiện như một nhân vật nổi tiếng Sau khi bị bắt cùng đồng bọn tại Tucson, Johnnie được đích thân cảnh sát Matt Leach giải về Chicago. Khi tới sân bay Midway, Chicago, toàn bộ tổ đặc nhiệm Squad Dillinger của phòng...