Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 4)
Cuộc vượt ngục lớn nhất trong lịch sử Indiana đã được thực hiện. Nhà tù Michigan trở thành “ Nhà tù giấy”.
Harry Pierpont, kẻ có ảnh hưởng lớn tới John Dillinger
Lên kế hoạch cho vụ đào tẩu
Sau khi gom đủ số tiền cho kế hoạch vượt ngục, Johnnie nhanh chóng bắt tay vào những việc cần thiết với sự giúp đỡ của Pearl Elliott và Mary Kinder, từng là thân cận của Pierpont.
Pearl Elliott gửi thư cho Pierpont trong tù và chuyển các khoản hối lộ tới nhưng nơi cần thiết. Mary Kinder tìm mua một ngôi nhà an toàn cho những kẻ vượt ngục lẩn tránh sau này. Johnnie mua súng và ném những khẩu súng được bọc cẩn thận vào bên trong trại giam, gần với sân thể thao. Nhưng không may mắn cho hắn, một tù nhân khác đã nhặt được và đem nộp cho quản lý trại. Nghi ngờ một số đối tượng, trong đó có những thành viên trong kế hoạch của Johnnie, quản lý đã sắp xếp biệt giam chúng.
Qua Pearl Elliott, Pierpont đã khéo léo hướng dẫn Johnnie cách chuyển những khẩu súng vào trong tù thông qua những người làm việc trong xưởng may quần áo cho tù nhân. Johnnie đã làm tốt điều đó và kế hoach tẩu thoát được dự kiến vào ngày 27/9.
Ngày 22/9, như đã hứa, Johnnie quay lại Dayton thăm Mary Longnaker.
Cảnh sát Matt Leach đã rời khỏi Dayton sau khi chờ đợi nhiều ngày, ông yêu cầu chủ nhà gọi cho ông nêu Johnnie xuất hiện.
Ngay khi Johnnie xuất hiện, với sự thông báo của chủ nhà, cảnh sát Dayton đã nhanh chóng đột nhập nhà Mary Longnaker và bắt được Johnnie.
Johnnie bị giam tại nhà giam Lima, Ohio. Trong thời gian đó, một kế hoạch vượt ngục mạo hiểm chuẩn bị được tiến hành.
Một chiếc hộp lớn từ xưởng may quần áo tù được chuyển tới nhà tù Michigan. Tên Walter Dietrich, đệ tử của “huyền thoại” chuyên cướp ngân hàng “Baron” Lamm đã nhân được 4 khẩu súng ngắn cùng những hộp đạn trong chiếc hộp đựng quần áo mà Johnnie đã sắp xếp trước đó.
Kế hoạch lại được dự kiến ngày 25/9, nhưng Pierpont lo sợ kế hoạch có nguy bị rò gỉ ra ngoài, nên chúng thông nhất hành động ngày 26/9.
Nhưng trên thực tế, tên quản ngục mới Louis Kunkel, không hề biết gì về kế hoạch này.
Thoát khỏi nhà tù Michigan
Chiều 26/9, 10 tên tụ tập lại với trang phục của nhà máy sản xuất quần áo tù. Súng được giao cho Makley, Pierpont và Hamilton, những người khác dùng súng giả. Một tên cầm đầu dùng khẩu súng thứ 4 khống chế giám đốc xưởng may để ép ông dẫn chúng ra khỏi nhà tù.
Video đang HOT
Khi bọn chúng gần tới cổng chính, Kunkel mới bắt đầu nghi ngờ, có ai đó hét lên “Tù nhân vượt ngục”. Pierpont nhanh chóng hướng khẩu súng về phía Kunkel và bắn một phát vào bụng hắn.
Tất cả thoát ra ngoài, trời đổ mưa lớn. Ba tên cướp chiếc xe của cảnh sát và lái thẳng về phía Chicago. Những tên còn lại bao gồm Pierpont và Makley cướp xe tại trạm xăng gần đó và lái xe tới Indianapolis.
Vụ vượt ngục lớn nhất trong lịch sử Indiana vừa được thực hiện. cùng với một vài vụ khác sau này, nhà tù nổi tiếng nghiêm ngặt tại thành phố Michigan có cái tên mới “Nhà tù giấy”.
Những kẻ vượt ngục tìm đên căn nhà được chuẩn bị sẵn bởi Mary Kinder ở Hamilton, Ohio, thoát khỏi cuộc phong tỏa của cảnh sát Matt Leach.
Trong quá trình chạy trốn, Jim Jenkins, anh trai của Mary Longnaker đã bị bắn chết.
Mary Kinder, tình nhân của Pierpont, tái gia nhập băng đảng và đồng ý làm “người giao dịch” cho những vụ cướp ngân hàng tiếp theo.
Makley hướng băng đảng của mình cướp những ngân hàng tại quê hắn St Marys, Ohio. Mặc dù các ngân hàng này đã bị đóng cửa bởi Bộ tài chính, và chỉ còn một khoản tiền nhỏ cho việc tái mở cửa những lại là những nơi dễ đột nhập nhất.
Sau những vụ cướp tại đây, chúng cướp được hơn 11 ngìn đôla, nhiều hơn số tiền chúng cần để tấn công nhà tù Lima, nơi Johnnie đang bị giam giữ.
Trong thời gian bị giam tai Lima, Johnnie viết thư cho cha mình và lần đầu tiên hắn nói lên những suy nghĩ của mình về những gì hắn đang làm, ví như tham gia một trò chơi và nhất định hắn sẽ thắng.
Tại nhà tù Kima, Johnnie được đối xử rất tốt bởi cảnh sát trưởng Jess Sarber và vợ ông. Hai người cùng sống trong trại.
Theo như yêu cầu của Johnnie, Pierpont đưa Evelyn Billie Fréchette, một phụ nữ Ấn Độ lai Mỹ xinh đẹp tới thăm Johnnie trong tù với mục đích quan sát kỹ khu vực trước khi chúng tiên hành cướp ngục. Họ trao đổi với luật sư địa phương về việc Evelyn Billie Fréchette,”chị gái” của Johnnie muốn thăm hắn, vị luật sư nói sẽ thông báo cho cảnh sát trưởng Sarber vào ngày hôm sau.
Lo ngại cảnh sát Sarber sẽ gây khó dễ, Pierpont quyết định cướp ngục ngay hôm đó.
6h20 tối, Pierpont, Makley và Clark tay lăm lăm súng tiến về phía nhà tù.
Cảnh sát Saber và vợ mình đang ăn tối, Pierpont nói với họ rằng, “Chúng tôi là nhân viên điều tra của thành phố Michigan, chúng tôi muốn thăm Johnnie.”
Cảnh sát Saber nhanh chóng hiểu ra vấn đề và hỏi chúng vài thông tin, Pierpont mất bình tĩnh bắn thẳng về phía Saber khiến ông loạng choạng. Makley dùng súng đánh thêm một phát vào đầu khiền Saber quỵ hẳn. Vợ ông sợ hãi giao chià khóa cho chúng giải thoát Johnnie.
Cảnh sát trưởng Saber mất sau đó một tiêng rưỡi. Johnie đã thoát khỏi nhà tù cùng đồng bọn.
Theo Khampha
Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 3)
Johnnie từ chối được phóng thích và xin chuyển tới trại giam ở Michigan để gần Harry Pierpont và Home Van Meter.
Johnnie Dillinger trong trại
"Học nghề" trong trại giam Michigan
Thời gian dài trong trại, tuy có hai tên Harry Pierpont và Home Van Meter làm bạn, nhưng Johnnie luôn nghĩ về cô vợ trẻ của mình Beryl, hắn ta dành nhiều thời gian để viết những bức thư sướt mướt hẹn ngày về.
Nhưng đối với một cô gái trẻ như Beryl, việc chờ đợi thật là khó khăn. Năm 1929, Beryl đưa đơn li hôn lên tòa và được xử vắng mặt Johnnie. Điều này thực sự khiến hắn chán nản, sống khép mình, thời gian sau đó hắn tham gia các hoạt động trong trại và nhanh chóng nổi tiếng.
Cuối năm 1929, trong một trận bóng chày giữa các trại viên với câu lạc bộ bóng chày của địa phương, Johnnie đã gây được sự chú ý của Ngài Hary Leslie, Thống đốc bang Idiana, Hary Leslie trươc đây cũng là thành viên của câu lạc bộ này. Không lâu sau đó, Johnnie nhận được lệnh phóng thích của ngài Thống đốc.
Tuy nhiên, Johnnie đã từ chối được phóng thích và xin chuyển tới trại giam ở thành phố Michigan, một nơi nổi tiếng nghiêm khắc. Lý do là hắn ta muốn được ở cùng với Harry Pieront và Van Meter, những người đã bị chuyển tới đây không lâu trước đó, và ngài thống đốc đã đồng ý.
Thời gian trong trại, Johnnie được Harry Pierpont cho ra nhập băng nhóm chuyên đi cướp ngân hàng của hắn,những tên đầu sỏ của băng đảng hiện đang chịu án trong trại. Hắn được hướng dẫn những mánh khóe hiệu quả nhất bởi tên Walter Dietrich, "thầy" của Pierpont . Walter Dietrich từng là thân cân của Herman Lamm, một tên cướp khét tiếng trước đây từng là sỹ quan Đức. Trong thời gian ngắn, Johnnie đã thuộc làu các mánh khóe lý thuyết đó.
Kẻ cầm đầu là "Fat Charley" Makley, 44 tuổi, tên cướp cáo già nhất, nổi tiếng ở Ohio. John "Red " Hamilton, một kẻ tinh quái, 34 tuổi, Russell Clark, một gã thanh niên trẻ nhưng máu lạnh, và Dietrich.
Cả băng đảng luôn tìm cách tẩu thoát vì thời gian cải tạo của chúng còn quá dài.
"Fat Charley" Makley, kẻ già đời nhất đã đưa ra kế hoạch hối lộ nhân viên trong trại để trốn thoát, và điều cần thiết cho kế hoạch này là một khoản tiền rất lớn, một vài khẩu súng ngắn và một nới an tòa để ẩn nấp sau đó.
Biết Johnnie sắp được tại ngoại, Harry Pierpont đã bàn kế hoạch với Johnnie và thỏa thuận, nếu Johnnie có thể giúp chúng trốn thoát, hắn sẽ là chân lái xe trong băng đảng cộng thêm một khoản tiền vô cùng lớn.
Johnnie trở thành nhân vật quan trọng của băng đảng trong kế hoạch tẩu thoát. Hắn được Harry Pierpont cung cấp tên những thân cận của chúng bên ngoài để Johnnie có thể hợp tác và một loạt các ngân hàng có khả năng cướp được nhiều.
Khởi nghiệp ngay khi ra tù
Ngày 22/5/1933, sau 4 năm trong trại giam Michigan, Johnnie được tạm tha khi người nhà thông báo mẹ kế của hắn, Elizabeth Fileds qua đời. Johnnie rời khỏi trại giam ở Michigan.
Sau tang lễ của mẹ kế tại nhà thờ, Johnnie từng bày tỏ với cha mình rằng hắn muốn trở thành người dân sống tuân thủ theo pháp luật.
Nhưng chỉ vài tuần sau đó, Johnnie tìm đến hai tên trong danh sách mà Pieront cung cấp khi ở trong trại, William Shaw và Paul Parker, hắn khai tên là Dan Dillinger. William Shaw lúc đó cùng một tên nữa là Noble Claycomb đang là thủ lĩnh của băng đảng White Cap, chuyên đi cướp các của hàng, siêu thị...
Nơi đầu tiên Johnnie tham gia cướp là một siêu thị, tất cả số tiền chúng cướp được chỉ là 100 đôla.
Số tiền qua bé không khiến Johnnie hài lòng. Hắn muốn đột nhập nơi nào đó hoành tráng hơn và chủ động lên kế hoạch cho Shaw và Claycomb. Chúng đã có một khởi đầu đầy may mắn khi tấn công chi nhánh New Carlisle của ngân hàng nhà nước tại New Carlisle, số tiền cướp được là 10 nghìn đôla.
Tiếp đó là một cửa hàng thuốc, số tiền cướp được gần 4 nghìn đôla.
Sau vài phi vụ, Johnnie không đánh giá cao khả năng của Claycomb và Shaw. Ngay khi hai tên này bị bắt sau, Johnnie đã liên hệ với những tên khác trong danh sach Pierpont cung cấp.
Ngày 17/7, Johnnie và đồng bọn mới Harry Copeland đột nhập mmotj ngân hàng nhỏ tại thị trấn Daleville, dễ dàng khống chế nhân viên nữ ở đó, lấy đi gần 4 nghìn đôla.
Cảnh sát trưởng Matt Leach của tiểu bang Indiana, Matt Leach đã chú ý tới Johnnie sau vụ đó và nhanh chóng điều tra được Dan Dillinger chính là Johnnie Dillinger.
Johnnie đến Dayton, nhà một kẻ trong băng đảng đang mắc kẹt trong trại để bàn về việc tẩu thoát và tò mò về cô em gái mà tên này hay nhắc đến, Mary Longnaker. Bà mẹ một con 23 tuổi đã ly dị chồng khiến Johnnie mê mẩn ngay lần đầu và sau đó luôn kèm theo những lời tán tỉnh mỗi khi hắn viết thư cho cô bàn về kế hoạch tẩu thoát.
Với vẻ ngoài hào nhoáng và lời lẽ có cánh, Johnnie không khiến Mary Longnaker để ý. Tuy nhiên, vì kế hoạch tẩu thoát của anh trai mình, Mary duy trì mối quan hệ tốt với Johnnie và nhận làm người yêu của hắn.
Cảnh sát trưởng Matt Leach nhanh chóng điều tra được rằng Johnnie thường hay tới Dayton thăm Mary.
Đầu tháng 9/1933, khi biết Johnnie sẽ tới Dayton trong vài ngày nữa, Matt Leach đã tới đấy cùng với một đồng nghiệp của mình, họ thuê căn nhà đối diện với nơi Johnnie hay lui tới.
Trong khi đó, Dillinger và Harry Copeland liên tiếp gây ra những vụ cướp ngân hàng tại bang Ohio và Indiana để gom đủ số tiền cần thiết cho việc tẩu thoát của những kẻ mắc kẹt trong tù. Vụ may mắn nhất của chúng là tấn công chi nhánh Massachusetts của ngân hàng nhà nước ở Indianapolis ngày 6/9/1933. Số tiền chúng cướp được lên tới 25 nghìn đôla.
Bây giờ Johnnir Dilliger đã có đủ số tiền cho kê hoạch đào tẩu của đồng bọn.
Theo Khampha
Tên tội phạm lừng danh nhất nước Mỹ (Kỳ 2) Thiếu sự chăm sóc và dạy dỗ của mẹ, Johnnie sớm trở thành thủ lĩnh của đám trẻ trong khu phố và đặt tên "băng đảng" của mình là Dirty Dozen Johnnie khi bé Cậu bé Johnnie Dinllinger Khi còn bé, Johnnie Dillinger là một đứa hư, chuyên gây tội. Càng lớn, những hành vi phạm tội của Johnnie càng nghiêm trọng hơn....