Tên tội phạm Đức Quốc xã cuối cùng
Ngày 7-7 vừa qua, các công tố viên của Đức đã đề nghị mức án 3 năm rưỡi tù giam đối với Oskar Groning, 94 tuổi, tên tội phạm Đức Quốc xã cuối cùng còn sống trên đất Đức.
Groning bị xét xử hồi tháng 4-2015 với các tội danh “đồng lõa sát hại” khoảng 300.000 người Hungary gốc Do Thái tại Trại tập trung Auschwitz, nơi giam giữ tù nhân lớn nhất của chế độ phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
O. Groning trước khi bị bắt giam.
Sinh ngày 10-6-1921, cựu trung sĩ Groning lớn lên tại vùng ngoại ô thành phố Hanover của Đức. Theo cáo trạng do các công tố viên ở thành phố Luenburg đưa ra, Groning từng là thành viên của lực lượng vũ trang khét tiếng Waffen – SS của Đức Quốc xã. Ông ta đã công khai nói về thời gian phục vụ như một “nhân viên kế toán” tại trại Auschwitz và được giao nhiệm vụ đếm tiền giấy được tìm thấy trong tư trang của tù nhân và chuyển tới cho nhà chức trách SS ở Berlin. Groning thừa nhận đã chứng kiến những tội ác tàn bạo nhưng phủ nhận sự tham gia trực tiếp của mình.
“Nhiệm vụ của Groning là cất giữ tiền bạc và đồ trang sức của các tù nhân mới được đưa tới Trại tập trung Auschwitz, ghi chép vào sổ sách rồi nộp lên Ban tài vụ bổ sung công quỹ duy trì trại”, bản cáo trạng vạch rõ. Nhưng có một điều ít người biết được rằng, đích thân trung tá SS Rudolf Hoss, giám thị trại đã giao nhiệm vụ đặc biệt cho bị cáo. Vì vậy Groning phải thường xuyên có mặt trên sân ga mỗi khi tàu đến, quan sát tỉ mỉ nhằm phát hiện các tù nhân đeo đồ trang sức quý, kịp thời ra ám hiệu để đám cai tù tách riêng họ ra và cướp sạch tài sản mang theo trước khi đem nạn nhân đi thủ tiêu.
Những tội ác của Groning chỉ được hé lộ sau một lần ông ta trả lời phỏng vấn ký giả kiêm sử gia người Anh Laurence Rees, người thực hiện bộ phim tài liệu truyền hình của Hãng BBC với tựa đề “Auschwitz: Phát xít Đức và giải pháp cuối cùng” nhân 70 năm trại tập trung khét tiếng này được giải phóng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn này, Groning đã hé lộ chân tướng của mình khi nói rằng: “Tôi từng tình nguyện gia nhập lực lượng SS tinh nhuệ, rồi được phân công về Auschwitz ở Ba Lan vào giữa năm 1944. Theo tôi, có không dưới 1,5 triệu người Do Thái đã thiệt mạng ở đây”.
Video đang HOT
Ngay sau khi Đài Truyền hình BBC công chiếu bộ phim tài liệu vào tháng 2 vừa qua, Thị trưởng thành phố Hanover Stefan Schostok lập tức chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Đức gấp rút truy tìm hồ sơ liên quan Groning tại các cơ sở lưu trữ ở CHLB Đức nói riêng cũng như trên toàn Châu Âu nói chung. Đến ngày 21-4 vừa qua, Tòa án thành phố Luenburg, miền Bắc nước Đức đã đưa bị cáo Groning ra xét xử vì tội diệt chủng chống lại loài người.
Theo thống kê của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), tính đến hết năm 2013 chỉ có 50 bị can trong tổng số 6.500 binh lính và sĩ quan Quốc xã ở trại Auschwitz đã bị điệu ra trước vành móng ngựa, số còn lại đã kịp mai danh ẩn tích hoặc chết vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Riêng ở Đức, tính đến cuối tháng 2-2015, Cơ quan Điều tra tội ác chiến tranh của Đức Quốc xã đã xác định được tổng cộng 12 quân nhân phát xít cuối cùng từng phục vụ trong trại Auschwitz. Trong đó, 7 người đã chuyển nơi cư ngụ từ lâu và mang quốc tịch nước ngoài, đang sinh sống tại Australia, Brazil, Croatia, Mỹ, Ba Lan và Israel, 1 người đã chết do tuổi cao vào đầu năm nay, 3 người khác bị loại khỏi diện nghi vấn về tội diệt chủng do không tìm thấy đủ bằng chứng. Duy chỉ còn viên cựu kế toán Groning là công dân Đức vẫn đang nhởn nhơ sống ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, bản án này đã kết thúc những ngày tự do của y. Tuấn Minh
Theo_Hà Nội Mới
Những pháo đài "ma" giữa biển ở châu Âu
Từng tham gia nỗ lực đánh chặn phi cơ chiến đấu của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, nhưng giờ đây hàng loạt pháo đài của Anh trên biển chỉ còn là những khối sắt hoen rỉ.
Tọa lạc trong các cửa sông Thames và Mersey của Anh, các pháo đài Maunsell từng bảo vệ đảo quốc sương mù trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước những cuộc không kích của phát xít Đức.
Guy Maunsell, một kiến trúc sư, thiết kế chúng vào năm 1942. Các pháo đài chứa súng phòng không và đèn rọi - hai loại công cụ để bắn các phi cơ ném bom của Đức.
Maunsell thiết kế hai loại pháo đài - một loại dành cho lục quân, còn một loại dành cho hải quân.
Các tài liệu lịch sử cho thấy, những pháo đài trên biển giúp quân đội Anh diệt hàng chục phi cơ chiến đấu và ném bom của phát xít Đức.
Mỗi pháo đài bao gồm 7 tháp, với một tháp ở trung tâm. Các tháp xung quanh kết nối với tháp trung tâm bằng cầu.
Tổ hợp gồm một tháp pháo phòng không, một tháp điều khiển, 4 tháp súng và một tháp đèn rọi.
Các pháo đài Maunsell ngừng hoạt động vào những năm cuối thập niên 50.
Vào năm 1953, một tàu Na Uy va chạm với một trong các pháo đài khiến 4 dân thường thiệt mạng và hai tháp chứa súng, radar sập.
Thảm kịch ấy khiến giới chức coi các pháo đài là mối họa tiềm ẩn đối với các phương tiện trên biển. Họ dỡ một số pháo đài trong năm 1959 và 1960.
Trong những năm giữa thập niên 60, một đài phát thanh tư nhân bất hợp pháp chiếm những tháp còn lại để phát sóng. Nhưng tới năm 1967 họ rời khỏi các tháp do sức ép của chính phủ.
Theo_Zing News
Sự thật kinh hoàng bên trong các trại tử thần của Hitler Trong Chiến tranh thế giới 2, các trại tử thần của Hitler là nơi hàng triệu tù nhân bị tra tấn, giết hại, làm các thí nghiệm man rợ. Các trại tử thần của Hitler là nơi hàng triệu tù nhân Do Thái, tù binh chiến tranh... bị giam cầm, tra tấn hay lao động khổ sai... Khi các tù nhân được đưa...