Tên tội phạm “có bộ não Einstein” (Kỳ 4)
Qua ống thông khí, cảnh sát nghe thấy tiếng Barbara yếu ớt,” Cứu tôi, đừng bỏ tôi.”
“ Bộ não Einstein” sa lưới
Sau khi rời khỏi cửa hàng D & D, Krist tới bốt điện thoại gần đó gọi tới cho văn phòng FBI tại Atlanta và hướng dẫn cụ thể cho họ nơi chôn Barbara.
Theo chỉ dẫn, cảnh sát cấp tốc hướng tới Dultuth. Việc đầu tiên cần làm là tìm ra ống thông khi để lắng nghe dấu hiệu của Barbara, trong khi đó vài nhân viên khác nhanh chóng đào lớp đất xung quanh khu vực.
Phía dưới cái bọc, qua ống thông khí, cảnh sát nghe thấy tiếng Barbara yếu ớt. ” Cứu tôi, đừng bỏ tôi.”
Ở phía trên, Ange Robbe, một nhân viên FBI nhận nhiệm vụ trấn an Barbara. “Cô đừng lo. Cô đã an toàn.”
Barbara được đưa lên mặt đất sau 83 giờ nằm trong chiếc bọc. Toàn thân cô dường như cứng đờ, không thể cử đông được ngay. Barbara sút hơn 10 kg.
Khi được nhân viên cứu hộ bế lên, Barbara nói với anh ta bằng giọng yếu ớt, “Anh là người đàn ông đẹp trai nhất tôi từng gặp.”
Barbara nhanh chóng được chuyển về Miami bằng máy bay riêng của cha mình.
Sau này, khi tiêp xúc với báo chí, Barbara nói với họ rằng tên bắt cóc đã đối xử nhân đạo với cô, và cô cảm thấy mọi chuyện không quá tồi tệ như cha mẹ cô nghĩ.
Krist rời đi ngay tối hôm đó, thứ 6 ngày 20/12. Nơi xuất phát là bến tàu Florida.
Tới sáng sớm ngày thứ 7, Krist đã rời đi được hơn 100 dặm, tới gần khu vực Caloosahatchee, Fort Myers. Một chiếc trực thăng xuất hiện trên bầu trời theo sát Krist, một hạm đội tàu của cảnh sát cũng xuất hiện trên vùng biển Fort Myers, tiếp cận Krist từ mọi hướng.
Chiếc xuồng của Krist mắc cạn trên hòn đảo Hog, một khu rừng ngập mặn diện tích hơn 30 dặm vuông trên vịnh Fort Myers. Cảnh sát bao quanh hòn đảo, sau hơn 12h chạy trốn trên đảo, Krist đã bị bắt.
Lời đầu tiên Krist nói khi bị bắt đó là : &”Tôi có quyền”.
Cảnh sát thu được 17 nghìn đôla trong túi của Krist và 480 nghìn đôla còn lại trên chiếc xuồng.
Ruth Eisemann Schier, 26 tuổi
Bản án dành cho kẻ bắt cóc
Video đang HOT
Cảnh sát nhanh chóng xác minh được đồng lõa trong vụ bắt cóc này là Ruth Eisemann, tình nhân của Krist. Ruth Eisemann trở thành người phụ nữ đầu tiên trong danh sách 10 tên tội phạm bị truy nã bởi FBI.
Bảy mươi chín ngày sau vụ bắt cóc, người phụ nữ luôn trong tình trang thiếu thốn về tài chính này đã bị bắt khi nộp đơn xin việc ở Norman, Okla. Eisemann dẫn về Georgia để xét xử.
Tại phiên tòa, luật sư của Eisemann biện hộ cho hành vi của cô là do tình yêu mù quáng với Krist, tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ lời biện hộ đó, Eisemann bị buộc tội tham gia vụ bắt cóc và bị kết án 7 năm tù.
Trong khi đó, Krist tỏ ra chán nản với phiên xét xử bởi niềm tin của hắn về một kế hoạch hoàn đã bị sụp đổ.
Công tố viên Richard Bell cho rằng Krist là một tên tội phạm có kế hoạch và ý định rõ rằng, theo luật của Georgia cho tôi bắt cóc tống tiền, Krist xứng đáng với án tử hình.
Nhưng Krist cho rằng đó là một đề xuất điên rồ, và tự biện minh mình là một người tốt khi đối xử với nạn nhân như vậy.
Thêm vào đó, theo lời khai của Barbara trước tòa, cô cho rằng Krist tuy đã bắt cóc cô và tống tiền gia đình cô, nhưng hắn đã chủ động gọi điện tới cảnh sát để hướng dẫn mọi người cứu cô. Barbara cũng cho rằng án tử hình là nặng đối với Krist.
Thẩm phán H.O. Hubert tuyên án chung thân đối với Krist, khép lại phiên tòa nhiều tranh cãi.
Krist không phản đối gì, hắn im lặng, ngáp một cái thật dài sau đó nhìn đồng hồ.
Thời gian ngồi tù, mọi người xem Krisst như một kẻ tâm thần. Hắn luôn cho kế hoạch của mình là một kế hoạch tuyệt vời, nó sẽ thực sự hoàn hảo nếu như hắn ước lượng được số nhân viên cảnh sát truy bắt hắn trên đảo Hog.
Theo một bác sĩ tâm thần, người trực tiếp theo dõi Krist , &”Krist luôn cho rằng mình là một nhân vật có bộ não đặc biệt như Einstein. Hắn luôn nói về kế hoạch của mình như một thành tựu trong khoa học.”
Krist dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm lối thoát.
Năm 1971, Krist viết thư gửi đến gia đình Barbara, trong thư hắn viết: ” Tôi biết tôi đã gây nên tội, đó là một tội vô đạo đức, tàn nhẫn và không thể tha thứ được. Tôi không xứng đáng được tha thứ, nhưng tôi sẽ rất hạnh phúc nêu nhận được điều đó. Tội lỗi đã xảy ra trong quá khứ, dù sao mọi chuyện cũng đã tốt đẹp. Có hối hận cũng không thể thay đổi được.”
Tiếp theo đó, năm 1972, Krist công bố một cuốn hồi ký với tiêu đề “Cuộc sống” dày 370 trang, trong đó hắn viết về cuộc đời mình, than vãn về những bất hạnh, khó khăn hắn gặp phải, những nhu cầu khác người trong vấn đề tình dục. Và nói về những thành công bất ngờ hắn có được với một giọng điệu kiêu căng, luôn tự cho mình hơn người.
Không lâu sau đó, Krist tìm cách trốn thoạt khi chui và một chiếc xe rác. Không may cho hắn, hắn bị phát hiện và bị thu hồi những “đặc quyền” riêng của mình trong tù.
Sau vụ đó, biết mình không thể thoát bằng cách cách lẩn trồn, hắn lên kế hoạch dài hơn, “quyết tâm” trở thành một phạm nhân tốt đợi cơ hội được ân xá.
Theo Khampha
Tên tội phạm "có bộ não Einstein" (Kỳ 3)
Bị chôn sống trong khu rừng hẻo lánh, Barbaba biết số phận mình phụ thuộc vào kẻ bắt cóc.
Bắt cóc con tin
Lên kế hoạch cho vụ bắt cóc hoàn hảo trong tương lai, thời gian làm việc tại Học viện Miami, Gary Krist đã tạo được một chiếc bọc ngầm đúng theo ý. Hắn và Eisemann thanh lý toàn bộ tài sản tại Miami và rời đi với "sản phẩm" của mình. Chúng chuyển chiếc bọc ngầm tới khu vực phía Bắc ga Volvo và dành một ngày để đào một hố sâu chôn chiếc bọc ngầm trong một khu rừng ven Atlanta.
Việc tiếp cận mục tiêu được tiến hành.
Gary Krist tới căn hộ nơi Barbaba ở. Lúc đó là 4h sáng, thứ 3 ngày 17/12, Krist đánh thức người trong nhà bằng tiếng gõ cửa. Bà Mackle, mẹ của Barbara đáp lại tiếng gọi của hắn. Hắn nhận mình là Stewart Woodward, sĩ quan cảnh sát và là bạn trai của Barbara, hắn vừa bị thương trong một vụ va chạm xe gần đấy.
Không nghi ngờ gì, bà Mackle vội vàng mở của, Krist và Eisemann bất ngờ dùng gậy trượt tuyết và súng trường tấn công bà Mackle.
Chúng khống chế bà Mackle, sau đó đánh thuốc mê khiến bà bất tỉnh. Barbara bị bắt cóc khi đang mơ ngủ. Cô mặc một chiếc áo ngủ dài.
Krist lái xe khoảng 20 dặm về phía Bắc, tới gần Duluth, Geogria, rẽ theo hướng đường cao tốc phía Nam Berkeley Lake đi tắt vào khu rừng Volvo.
Krist lái xe tơi nơi chúng chôn chiếc bọc ngầm. Barbara cảm thấy vô cùng sợ hãi và không ý thức được việc gì kinh hoàng đang xảy đến với mình.
Chiếc bọc ngầm rộng khoảng 0.9 mét, sâu 1 mét và dài 2 mét. Bên ngoài chiếc bọc ngầm được làm bằng ván ép, bên trong lót bằng sợi thủy tinh. Các góc được gia cố chắc chắn bằng khung thép.
Krist cảm thấy tự hào với sản phẩm của mình. Hắn "trang bị" thêm một vài đồ dùng cần thiết cho nạn nhân, như đồ ăn nhẹ, nước có pha loãng thuốc an thần, một chiếc quạt điện tử, một chiếc đèn pin tự chế, một chiếc chăn mỏng và một chiếc áo len, hai ống nhựa dẻo gắn phía trên cung cấp không khí cho nạn nhân.
Barbara sẽ an toàn trong đó cho tới khi hắn nhận được khoản tiền chuộc.
Barbara kêu lên sợ hãi. Cô cầu xin Krist tha cho mình và hứa sẽ làm mọi chuyện hắn yêu cầu.
Krist giữ chặt hai cánh tay Barbara trong khi Eisemann dùng một chiếc khăn tẩm thuốc mê bịt miệng cô. Barbara xỉu dần và bị đặt xuống "mộ".
Krist gắn chặt 14 chiếc đinh vít, bắt đầu lấp đất rồi nguy trang cẩn thận phía trên.
Barbara dần tỉnh, qua ống thông khí. Cô nghe tiếng bước chân, tiếp theo là tiếng xe bắt đầu xa dần.
Sau khi bình tĩnh trở lại, Barbara biết mình không có khả năng thoát khỏi ngôi mộ này và biết số phận mình nằm trong tay những kẻ bắt cóc. Một mảnh giấy ngay bên cánh tay, qua ánh sáng từ chiếc đèn pin, cô đọc đươc dòng chữ "Đừng lo lắng, cô đang được an toàn. Cô sẽ được về nhà cùng gia đình trong lễ Giáng sinh."
Krist đã hoàn tất mọi việc với con tin. Lúc đó là 8h30 ngày 17/12.
Khu rừng nơi Gary Krist chôn sống Barbaba
Tống tiền
Krist gọi điện tới cho gia đình Barbana ngay sau đó thông báo con gái họ bị bắt cóc. Hắn không quên gửi đến tận nhà một hướng dẫn cụ thể cho những việc cần làm. "Nều gia đình ông đồng ý với khoản tiền chuộc 500 nghìn đôla, tôi sẽ hướng dẫn tới nơi con gái ông Barbaba đang bị giam giữ."
Krist và Eisemann đã dành cả một ngày để chuẩn bị nhận khoản tiền lớn và trốn thoát. Chúng đã mua vé máy bay đến Chicago và mua một chiêc thuyền nhỏ cho kế hoạch của mình.
Tối 18/12, Krist lại gọi điện đến nhà Barbaba hướng dẫn giao tiền chuộc. Theo hướng dẫn của Krist, ông Robert Mackle đã đặt túi tiền sau bức từng quảng cáo tại khu hội chợ Isles Causeway ở vịnh Biscayne, cách khu biệt thư của gia đình ông ở Coral Gables vài dặm.
Krist đợi ở gần đó, thấp thỏm trên chiếc thuyền nhỏ trên vịnh. Hắn đã lên kế hoạch tiếp cận vào bờ, lấy túi tiền và tẩu thoát bằng một chiếc xe đang chờ sẵn được lái bởi Eisemann.
Nhưng gia đình Barbaba đã thông báo với cảnh sát, hai cảnh sát bất ngờ xuất hiện tại khu vực đã hẹn, Krist hủy bỏ việc tiếp cận số tiền như kế hoạch và chạy trốn. Eisemann cũng nhanh chóng thoát khỏi khu vực, bỏ lại chiếc xe.
Kế hoạch bước đầu thất bại. Bên trong chiếc xe Eisemann bỏ lại rất nhiều những thông tin mà cảnh sát cần, hộ chiếu, séc, hồ sơ cá nhân, một ít quần áo, rất nhiều ảnh khỏa thân của cả Krist và Eisemann, thêm một tấm ảnh chụp Barbaba với tấm biển nhỏ phía trước : "Bị bắt cóc"
Ngay đêm đó, Krist và Eisemann quyết định tạm chia tay, chúng hẹn gặp lại nhau tại Austin, Texas, nơi bắt đầu cho kế hoạch chạy trốn sang châu Âu.
Eisemann lên xe khách về phía Tây, trong khi Krist tiếp tục ở lại lên kế hoạch nhận khoản thiền chuộc. Hắn thuê một chiếc xe, sau đó gọi điện tới nhà Barbaba. Lúc đó là 10.35 tối.
Krist cảnh cáo gia đình Barbaba về sự xuất hiện của cảnh sát, sau đó yêu cầu giao tiền tại đường Southwest Eighth, ngoại thành thành phố.
Kế hoạch lần này hoàn hảo, Krist nhận được số tiền chuộc như yêu cầu, 500 nghìn đôla Mỹ và thành người có tiền.
Vào thời điểm Gary Krist tới nhận tiền. Các nhân viên FBI đã xác minh được danh tính hai kẻ bắt cóc. Chứng cứ đầy đủ để ra lệnh bắt, những cảnh sát không thể định vị được nơi ở của Krist và Eisemann.
Theo Krist cách trốn thoát an toàn nhất là bằng tàu biển. Hắn lên kế hoạch thoát khỏi nước Mỹ qua những kênh đào, sau đó ra Vịnh Mexico để đến điểm hẹn ở Texas.
Krist mua một chiếc xuồng máy giá 2.240 đôla bằng tiền loại 20 đôla với cái tên Arthur Horowitz tại cửa hàng D & D, tại bãi biển phía Tây Palm.
Vụ bắt cóc Barbaba, con gái chủ tịch tập đoàn Deltona nhanh chóng loan đi toàn nước Mỹ với thông tin kẻ bắt cóc là một gã đàn ông cao to với bộ râu quai nón.
Tại cửa hàng D & D, nơi Krist mua chiếc xuồng máy, ông chủ cửa hàng Norman Oliphant cảm thấy tò mò về vị khách của mình khi ông trả sso tiền lớn như vậy bằng loại tiền 20 đôla. Vị khách này giống như miêu tả của cảnh sát. Norman Oliphant ngay lập tức đã gọi cho cảnh sát vào trưa ngày hôm đó khi Krist vừa rời khỏi cửa hàng.
Theo Khampha
Tên tội phạm "có bộ não Einstein" (Kỳ 2) Gary Krist kỷ niệm đám cưới đầu tiên của mình bằng án tù 5 năm vì tội trộm ô tô. Gary Krist "trong vai" George Deacon Trong kế hoach bắt cóc của mình, Krist xác định mục tiêu hoàn hảo sẽ hướng vào những cô gái trẻ. Theo hắn, trẻ em thì quá nhiều rắc rối, còn với đàn ông thì đôi khi...