Tên nghe hết hồn, vỏ xâu xấu, bổ ra ngã ngửa nhưng ăn cực thơm ngon
Tên trái nhiều người nghe qua “hết hồn”, vỏ trái khi chín trông xâu xấu, khi bổ đôi ra ngã ngửa người vì màu xin xỉn, ghê ghê, nhưng mùi lại cực thơm, và ăn thì rất ngon – đó là trái quách ở An Giang.
Mỗi năm, chỉ xuất hiện một mùa vào khoảng tháng 10 âm lịch, trái quách – loại quả có mùi vị đặc trưng luôn gây tò mò, thậm chí thách thức đối với những người lần đầu thưởng thức…
Cây quách (còn gọi là cây cám) mọc tự nhiên, bắt đầu cho trái vào khoảng tháng 10 âm lịch năm trước kéo dài đến 6-7 tháng năm sau.
Khi chín, trái quách tự rụng, với lớp vỏ xấu và dày, cứng đảm bảo cho ruột quách vẫn nguyên vẹn.
Trái quách càng chín mùi càng thơm, ăn càng ngon, còn trái vừa chín tới, thì vị chua thanh ngòn ngọt.
Video đang HOT
4 món đặc sản ‘chất lừ’ chế từ trái xấu xấu, đen đen nhưng ăn cực đã
Bên trong lớp vỏ cứng, xù xì, xâu xấu là ruột trái quách đặc sệt, có màu đen hoặc tím trông… không mấy hấp dẫn. Nhiều người lần đầu tiên bổ đôi trái quách đã ngã ngửa người bởi những gì thấy ở bên trong, thế nhưng nó lại có mùi vị hấp dẫn lạ kỳ. Ruột trái quách là vô số những hạt nhỏ ngọt lịm, thơm lừng. Từ lạ lẫm, người ăn quách bị “nghiền” lúc nào không hay!
Thông thường, trái quách được chế biến thành món sinh tố, dầm với nước đá, thêm chút sữa cho vị ngọt vừa, béo. Ngoài ra, trái quách còn được dùng ngâm rượu. Theo dân gian, rượu quách có công dụng chữa táo bón, tăng cường gân cốt, bổ thận…
Dọc theo tuyến lộ xã Châu Phong,TX.Tân Châu, tỉnh An Giang, trái quách được bày bán khá nhiều. Những lúc hút hàng, các chủ quầy hàng phải sang Campuchia “săn” trái quách mang về mới đủ số lượng cung ứng cho khách.
Với 2 cây quách lâu năm sau nhà, mỗi mùa, bà Tư Cám, ở xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú (An Giang) thu nhập hơn 4 triệu đồng. Mỗi ngày, 2 cây quách rụng khoảng 15 trái, bà đem bán lẻ với giá 10.000 đồng/trái, còn bán cặp thì giá từ 15.000 – 20.000 đồng/cặp.
Theo Mỹ Hạnh (TTMT)
Cam ngon, ngọt nhờ bón thúc bằng NPK Văn Điển
Bón thúc bằng phân NPK Văn Điển giúp cây cam phát triển khoẻ, cân đối, lá dày ít sâu bệnh, giảm bớt hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, quả ngọt, nhiều nước, hương vị đậm đà hơn và bảo quản được lâu dài hơn.
Các chất trung vi lượng rất quan trọng
Theo phân tích khoa học, để có được 10 tấn quả, cây cam đã lấy đi từ đất khoảng 18kg N; 5kg P2O5, 25kg K2O; 3kg MgO, 10kg CaO; 1,4kg S và 30g Fe; 14g Zn, 6g Cu; 28g Bo và 8g Mn. Như vậy, sự hấp thụ của cây cam không chỉ những chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) mà còn có các chất trung lượng (CaO, MgO, S) và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Mn...
Bón thúc bằng phân NPK Văn Điển giúp cây cam phát triển khoẻ, cân đối, quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, quả ngọt. I.T
Lân giúp bộ rễ phát triển khỏe, đặc biệt tầng rễ tơ, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt. Lân làm giảm lượng acid trong quả, nâng cao tỷ lệ đường/acid, giảm vitaminC, tăng hương vị thơm, ngon; vỏ quả mỏng, trơn, bóng, lõi quả chặt, không rỗng. Rất cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây trồng; vườn cây bón đủ lân thì lá cây mới to, dày, hiệu suất quang hợp tốt, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, hạn chế hiện tượng rụng quả.
Đạm giữ vai trò quan trọng đối với việc phân chia đỉnh sinh trưởng, thúc đẩy nhanh quá trình nảy chồi và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thân lá, quả. Kali giúp cây quang hợp tốt hơn, thúc đẩy hình thành lignin, xellulo làm cây cứng cáp, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại. Tăng tỷ lệ đậu quả, hạn chế rụng quả, tăng độ lớn của quả, tăng năng suất, độ ngọt và chất lượng của quả.
Vôi rất cần thiết cho cây cam vì vôi có tác dụng làm giảm độ chua của đất... Đất chua làm cho lân và Mo ở trạng thái khó tiêu, Bo bị rửa trôi, Al và Fe di động nhiều nên rễ cam không hút dinh dưỡng được và cây bị hại. Thiếu vôi quả bị nứt, da không nhẵn bóng, tép khô không đều.
Chất Si giúp thân, lá, rễ cây cam cứng cáp hơn, bộ khung cây bền chắc, cây chịu hạn tốt hơn và ít sâu bệnh hại hơn. Chất magie (Mg) cấu tạo diệp lục giúp tăng hiệu suất quang hợp; Mg trong cấu trúc men sinh học, tham gia tổng hợp chất đường bột, tăng độ ngọt và hương vị quả cam...
Tăng lượng đường, hương vị thơm ngon
Nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây cam thời kỳ nuôi quả, việc lựa chọn phân bón có đầy đủ cac chất dinh dưỡng đa lượng và đủ các chất dinh dưỡng trung, vi lượng. Ngoài phân hữu cơ ủ mục, trong thị trường phân bón hiện nay, sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 12 :5 :10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%... chuyên bón thúc cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt sản phẩm đa yếu tố NPK 12:12:17 giàu chất kaly Sunphats có hiệu lực rất cao trong việc tăng lượng đường và các chất hòa tan trong quả cam, giúp tăng năng suất, chất lượng, hương vị quả cam.
Cụ thể, những cây cam khoảng 6-10 năm tuổi, căn cứ vào lượng phân hữu cơ và phân đa yếu tố NPK 5:10:3 đã bón để cân đối việc bón nuôi quả như sau: Vào khoảng tháng 3-4, sau đợt rụng quả sinh lý, mỗi cây bón khoảng 1,5-2,5kg NPK 12:5:10. Vào tháng 6-7 bón khoảng 1,5-2,5 kg NPK 12:5:10 hoặc 12:12:17. Vào tháng 9-10, trước thu quả khoảng 1,5 - 2 tháng, bón 2,5 - 3,5kg NPK 12:12:17 nhằm hạn chế đợt rụng quả sinh lý lần 2 và hạn chế hiện tượng nứt quả đặc biệt tăng chất lượng quả khi thu hoạch.
Bên cạnh đó, cần lưu ý: Bón tăng phân cho những cây tuổi nhiều hơn, quả nhiều hơn.Bón thúc bằng cách rải phân theo hình chiếu của tán cây trở vào, cách gốc khoảng 50-60cm, rải phân rồi lấp đất, nếu khô phải tưới nước; có thể ngâm phân cho tan rồi hòa nước để tưới. Bón thúc nuôi quả bằng phân đa yếu tố NPK 12:5:10 và 12:12:17 giúp cây cam phát triển khoẻ, cân đối, lá dày ít sâu bệnh, giảm bợt hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, quả ngọt, nhiều nước, hương vị đậm đà hơn và bảo quản được lâu dài hơn.
Theo Danviet