Tên lửa “xịt” đốt hàng tỷ đô la của hải quân Mỹ
Hải quân Mỹ vừa duyệt chi số tiền một tỷ USD nhằm phát triển hệ thống tên lửa chống radar tên gọi Alliant Techsystems, bất chấp những khiếm khuyết không nhỏ, phát lộ trong quá trình thử nghiệm loại vũ khí mới này.
Được đầu tư nghiên cứu chế tạo với mục đích chọc thủng hệ thống phòng không dày đặc của đối phương, tên lửa chống radar được xem là một trong những loại vũ khí tấn công chiến lược của Mỹ trong tương lai. Tuy nhiên, ngay chính Michael Gilmore, người đứng đầu các hoạt động thử nghiệm của Lầu Năm Góc cũng thừa nhận: “Vũ khí mới bộc lộ nhiều thiếu sót trong quá trình thử nghiệm”.
Việc duyệt chi tiền tỷ nhằm tiến tới việc sản xuất loại tên lửa mới trong khi những thiếu sót của tên lửa dẫn đường chống radar chưa được khắc phục gây ra khá nhiều quan ngại. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ lại ra tuyên bố khẳng định, với 600 giờ thử nghiệm cùng 12 lần bắn thử các mẫu tên lửa cho thấy, tên lửa mới đã sẵn sàng được sản xuất.
Video đang HOT
Trong tuyên bố qua email, Đại tá Cate Mueller, phát ngôn viên Hải quân cho biết: “Những cuộc thử nghiệm cho thấy loại tên lửa mới này đã đạt được những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực qua mặt hệ thống phòng không đối phương”. Bản sửa các lỗi được nêu ra trong những đánh giá của người đứng đầu các thử nghiệm của Lầu Năm Góc, sẽ được chuyển giao vào năm 2015.
Tên lửa dẫn đường chống radar là phiên bản nâng cấp của loại tên lửa HARM do tập đoàn Raytheon nghiên cứu chế tạo. Alliant Techsystems sẽ được trang bị hệ thống thu và truyền tín hiệu hiệu hiện đại và hiệu quả hơn, giúp nó phát hiện và né tránh radar cũng như hệ thống phòng không di động của đối phương.
Trong quá khứ, những thử nghiệm đối với Alliant Techsystems bị buộc phải dừng lại vào năm 2010 sau 6/12 lần thử nghiệm thất bại, bộc lộ hàng loạt thiếu sót của trên lửa chống radar. Sau thời gian cải tiến, khắc phục, những lần thử nghiệm tiếp theo của Alliant Techsystems sẽ được tiến hành trong năm nay và các năm tới.
Trong khi đó, phía Mỹ đã chấp thuận việc bán 2.000 tên lửa chống radar cho Hải quân và Không quân Italy vào năm 2020. Được kỳ vọng có khả năng xuyên thủng hệ phống phòng không dày đặc và tinh vi của các nước như Trung Quốc, Syria hay Iran, tên lửa mới chắc chắn sẽ là thứ vũ khí mà các nước châu Âu và đồng minh của Mỹ ở châu Á và Trung Đông muốn sở hữu. Nếu khắc phục được các khiếm khuyết, rất có thể Alliant Techsystems sẽ tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới mang tính toàn cầu, nhằm tạo ra những hệ thống phòng không cản bước Tên lửa dẫn đường chống radar.
Theo ANTD
Nga phô diễn sức mạnh hạt nhân
Hệ thống phòng không pháo - tên lửa Pantsyr của Nga trong một lần diễn tập bắn thử
Ngày 19/10, Nga bắn thử phối hợp thành công các đầu đạn hạt nhân giả từ máy bay, tàu ngầm và bongke dưới mặt đất trong một vụ kiểm tra hiệu quả tác chiến của chúng.
Cuộc phô diễn sức mạnh bất thường này diễn ra vào thời điểm nhiều căng thẳng gia tăng giữa Moscow và Washington về những vấn đề phòng thủ không gian trong nhiệm kỳ 3 của Tổng thống Vladimir Putin.
Các quan chức Hải quân và Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hai tên lửa Topol và R-29R đã được phóng đi từ một bongke và một tàu ngầm ở phía bên kia đất nước thuộc khu vực Tây Bắc và vùng Viễn Đông. Các tên lửa này đã bay xa hơn 6.000 km theo những hướng đối diện nhau trước khi cùng tiêu diệt mục tiêu theo thời gian chính xác định trước.
"Độ tin cậy của Topol cho thấy các hoạt động của loại tên lửa này có thể được mở rộng trong tương lai", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
Trong một phát ngôn riêng rẽ trên hãng thông tấn Interfax, một quan chức hải quân Nga nói rằng vụ thử nghiệm trên tàu ngầm đã chứng tỏ "mức độ hiệu quả cao của tên lửa".
Một quan chức khác thuộc Bộ Quốc phòng Nga sau đó thông báo, hai máy bay ném bom chiến lược cũng đã thực hiện thành công các đợt bắn thử tên lửa hành trình. Cả hai máy bay này đều có thể tiếp cận bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất từ căn cứ xuất phát của chúng để thả bom hạt nhân.
Các tên lửa hành trình của Nga cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân nhưng bay ở các tầm ngắn hơn và phải cần thêm một số chuẩn bị khác trước khi phóng đi. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay ném bom Tu-160 và Tu-95, mỗi chiếc đã bắn đi 2 tên lửa hành trình trên Bán đảo Komy phía Bắc đất nước.
Lần hiệp đồng tác chiến này đã đánh dấu việc thử nghiệm thành công "bộ 3 trụ cột sức mạnh Nga": phòng thủ hạt nhân trên không, trên biển và dưới mặt đất. Đây là những lực lượng đã định hình nên rường cột an ninh quốc gia Nga trong nhiều thập kỷ.
Là nước duy nhất từng phóng thử các tên lửa đạn đạo liên lục địa, Nga thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động như vậy vào những thời điểm gia tăng căng thẳng ngoại giao với Mỹ. Moscow cũng đã liên tục phải đối lá chắn tên lửa mới trang bị cho châu Ấu do NATO đứng đầu.
Theo 24h
Chi tiêu quốc phòng châu Á tăng gấp đôi sau một thập kỷ Tên lửa Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh kỷ niệm quốc khánh nước này năm 2012 - Ảnh: Reuters Chi tiêu quốc phòng của các nước và vùng lãnh thổ châu Á đã tăng mạnh trong thập kỷ qua, đứng đầu là Trung Quốc, nước có ngân sách quốc phòng tăng gấp bốn kể từ năm 2000, theo một nghiên cứu mới...