“Tên lửa vỏ nhựa” Xu hướng phát triển của tương lai
Sau mìn chống bộ binh, trong tương lai rất có thể cả tên lửa đối hạm cũng sẽ được trang bị lớp “vỏ nhựa” để trở nên vô hình trước các phương tiện trinh sát đối phương.
Tên lửa diệt hạm khiến nhiều quốc gia “thèm khát”
Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s dẫn một số nguồn tin cho biết, tên lửa chống hạm NSM (Naval Strike Missile) và tên lửa phòng không VL MICA có thể sẽ được lựa chọn trang bị cho các khinh hạm Gowind của Hải quân Hoàng gia Malaysia.
Malaysia lựa chọn NSM ngoài lý do muốn đa dạng hóa nguồn cung vũ khí thì còn một nguyên nhân khác, mang tính chất quyết định đó là họ cho rằng loại tên lửa đối hạm này của Na Uy có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn Exocet Block 3 của Pháp.
Trước đó, tên lửa NSM cũng đã thử nghiệm thành công trên tàu chiến ven bờ USS Coronado (LCS-4) của Hải quân Mỹ và rất có thể trong tương lai sẽ trở thành vũ khí tấn công chủ lực của lớp chiến hạm này.
Vậy vì sao tên lửa Naval Strike Missile lại “mê hoặc” được nhiều quốc gia đến vậy.
Tên lửa NSM (Naval Strike Missile ) của Kongsberg
Tính năng ưu việt của tên lửa NSM
Tên lửa NSM do Kongsberg Defence & Aerospace, Na Uy phát triển, hiện là tên lửa chống hạm tấn công chính xác thế hệ 5 duy nhất trên thế giới.
NSM có chiều dài 3,96 mét, bay bám biển ở tốc độ cận âm, mang theo đầu đạn HE nặng 125 kg, trọng lượng chiến đấu 410 kg, tầm bắn tối đa 185 km.
NSM được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại, giai đoạn đầu là chế độ bay quán tính có tham chiếu GPS, giai đoạn cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng đầu dò hồng ngoại và camera chuyên dụng, cho phép phân biệt các mục tiêu trong môi trường lộn xộn.
Tên lửa có thể tự động bỏ qua các mục tiêu dân sự như tàu cá, tàu hàng… để lựa chọn một chiến hạm của đối phương và tấn công phá hủy chúng.
Tên lửa NSM được phóng đi từ hệ thống phòng thủ bờ biển
Bên cạnh tầm bắn xa, độ chính xác cao và uy lực lớn, điểm đặc biệt nhất của NSM khiến nó vượt trội tất cả những tên lửa đối hạm hiện nay đó là có khả năng tàng hình cực cao.
Như đã biết, tên lửa hành trình đối hạm cận âm vẫn được các quốc gia thuộc khối NATO ưu tiên phát triển vì cho rằng có nhiều ưu điểm hơn hẳn các loại tên lửa siêu âm như Moskit hay Yakhont của Nga.
Video đang HOT
Tốc độ cận âm cho phép chúng duy trì quỹ đạo bay thấp trong gần như suốt hành trình, thay vì phải dùng chế độ cao-thấp để đạt tầm bắn tối đa như tên lửa siêu âm.
Ngoài ra, tốc độ vừa phải cũng giúp tên lửa cận âm thực hiện được những thao tác vận động phức tạp thay vì một đường bay gần như thẳng tắp của tên lửa siêu âm.
Theo các thông tin được công bố, một tên lửa cận âm như Uran hay Exocet chỉ có thể bị phát hiện từ cự ly 15 km so với trên 30 km của tên lửa siêu âm như Moskit, nhưng đối với NSM, khoảng cách này còn thấp hơn rất nhiều.
Tên lửa NSM được phóng đi từ trực thăng
Điểm độc đáo nhất của NSM đó là loại tên lửa này được trang bị lớp “vỏ nhựa” làm từ vật liệu composite có độ bền cao.
Lớp vỏ đặc biệt này giúp NSM gần như vô hình tuyệt đối trước radar của đối phương, cả loại sử dụng sóng dài lẫn sóng ngắn. Bên cạnh đó vật liệu composite còn có độ bộc lộ hồng ngoại cực thấp, giúp vô hiệu hóa cả những khí tài trinh sát ảnh nhiệt.
Hiện tại gần như chưa có phương tiện trinh sát hay cảnh giới nào đủ nhạy để có thể dẫn đường các loại vũ khí tấn công chính xác tiêu diệt tên lửa NSM.
Để chống lại nó, chiến hạm gần như chỉ có một phương thức phòng thủ duy nhất đó là dựa vào các khí tài quang học vốn có tầm hoạt động ngắn và độ tin cậy còn nhiều hạn chế.
Thực tế chiến trường cho thấy những chiến hạm như USS Stask của Mỹ hay INS Harnit của Israel cho tới khi bị trúng tên lửa Exocet và C-802, hệ thống phòng thủ của tàu đều không đưa ra được bất kỳ một phản ứng nào.
Trong khi đó, những loại tên lửa trên có diện tích phản xạ radar và độ bộc lộ hồng ngoại còn lớn hơn NSM rất nhiều, do vậy thật khó tin rằng các hệ thống phòng thủ của chiến hạm hiện nay đủ khả năng chặn được NSM.
Có thể nói, sự ra đời của tên lửa Naval Strike Missile đã thay đổi hoàn toàn “luật chơi” trong hải chiến.
Sau mìn chống bộ binh, trong tương lai rất có thể cả tên lửa đối hạm cũng sẽ được trang bị lớp “vỏ nhựa” tương tự như NSM để tăng khả năng tàng hình trước các phương tiện trinh sát của đối phương.
Theo Tri Thức
Nhật giăng "thiên la địa võng" chặn tàu chiến Trung Quốc
Lục quân Nhật đã triển khai hàng loạt hệ thống radar và tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới nhất thuộc Type 12 để ngăn chặn chiến hạm Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm Type 12 được chế tạo trên nguyên mẫu hệ thống tên lửa đất đối không Type 03
Tăng cường các hệ thống tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới
Theo tờ báo này, loại tên lửa được coi là mạnh nhất của Nhật Bản được triển khai ở các hòn đảo thuộc 2 khu vực Kyushu và Okinawa, tạo thành một bức tường phòng thủ, ngăn chặn các chiến hạm của Trung Quốc hoạt động ở Senkaku/Điếu Ngư và thường xuyên qua các eo biển của Nhật để ra vào Thái Bình Dương.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nước này sẽ liên tục triển các hệ thống tên lửa bờ đối hạm trên các đảo ở khu vực tây nam, đến khoảng năm 2023, lực lượng tự vệ trên đất liền (tức lực lượng lục quân) của nước này sẽ hoàn tất quá trình xây dựng bức tường phòng thủ chiến hạm Trung Quốc trên biển.
Khi đó, các máy bay tuần tiễu chống ngầm của Nhật như P-3C Orion và Kawasaki P-1 sẽ cung cấp cho lực lượng tự vệ trên biển những thông tin về chiến hạm Trung Quốc hoạt động ở Senkaku/Điếu Ngư và ra vào hoạt động ở Thái Bình Dương.
Những thông tin này sẽ được chuyển đến lực lượng đồn trú trên các đảo và chiến hạm của lực lượng tự vệ trên biển thông qua "Hệ thống chỉ huy-kiểm soát hỏa lực tác chiến", chỉ huy-hiệp đồng lực lượng phòng thủ bờ biển và hải quân tập kích tàu chiến địch.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm Type 88
Hạt nhân của bức tường phòng thủ chuỗi đảo tây nam của Nhật trong tương lai sẽ là các hệ thống tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới nhất Type 12, được chế tạo trên nguyên mẫu hệ thống tên lửa đất đối không Type 03. Còn hiện nay, chủ yếu là sẽ dựa vào các hệ thống SSM-1 Type 88.
Tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới Type 12 có trọng lượng 660kg, chiều dài 5m, đường kính 0,35m, độ cao bay 5-6m so với mặt biển, sử dụng động cơ Turbojet nhiên liệu rắn cho vận tốc 1150km/h (0,95Mach) với hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động. Mỗi xe phóng tên lửa Type 12 sẽ có 2 cụm, 6 ống phóng tên lửa.
Với tầm phóng xa hơn khoảng 50km (200/150km), đầu đạn nặng hơn (270/225 kg), cùng với độ chính xác và khả năng dẫn đường cao hơn so với Type 88, Type 12 sẽ cung cấp cho lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật khả năng chống hạm rất mạnh, có khả năng phong tỏa toàn bộ các eo biển, chặn đường tàu chiến Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương.
Tên lửa chống hạm thế hệ mới Type 12 còn có khả năng thu nhận và truyền các dữ liệu về tàu chiến địch về trung tâm chỉ huy và tự động điều chỉnh đường bay phù hợp. Hơn nữa, khoảng thời gian chuẩn bị giữa 2 lần phóng ngắn hơn rất nhiều so với Type 88.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới Type 12
Được biết, từ đầu tháng trước, Trường đào tạo của lực lượng tự vệ trên biển (tương đương Học viện Lục quân) đóng ở Shizuoka đã tiếp nhận 2 hệ thống tên lửa Type 12 để phục vụ công tác huấn luyện chiến đấu.
Hiện nay Nhật Bản có tổng cộng 5 chi đội tên lửa bờ đối hạm, tổng cộng có 80 hệ thống tên lửa Type 88. Trong "Kế hoạch điều chỉnh lực lượng phòng vệ trung hạn" được Bộ quốc phòng Nhật Bản xây dựng năm 2014 cho thấy, hiện nước này đã chế tạo được 36 hệ thống tên lửa Type 12, để thay thế cho Type 88.
Tuy nhiên, trong thời điểm chưa chế tạo đủ các hệ thống tên lửa thế hệ mới, các hệ thống Type 88 vẫn còn được sử dụng trong thời kỳ giao thời và được triển khai xem kẽ với những hệ thống tên lửa Type 12 mới.
Nhật Bản "giăng lưới" đón chiến hạm Trung Quốc
Các hệ thống tên lửa mới Type 12 sẽ được triển khai ở Okinawa và Kumamoto, nằm ơ bờ biển phía tây Kyushu. 2 địa điểm này được nối với nhau bởi đảo Amami (shima Amami). Trong đó, riêng Kumamoto sẽ được triển khai khoảng 196 tên lưa đôi ham Type 12, tri gia 30,9 ty yên (302 triêu USD).
Tháng 8 năm ngoái, Nhật đã triển khai các hệ thống tên lửa bờ đối hạm Type 88 và tên lửa đất đối không Type 03 đến đảo Amami. Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên đất liền của nước này cũng đã triển khai 550 quân đồn trú ở đảo này, nhằm tăng cương kha năng phong thu cac hon đao xa bơ trong khu vưc.
"Thiên la địa võng"chạy dài từ quần đảo Kyushu đến tận đảo Yonaguni
Ngoai đao Amami-Oshima, tháng 6-2014 chinh phu Nhât Ban cung đã triên khai cac đơn vi thuôc Lưc lương phong vê măt đât và các hệ thống tên lửa trên tơi cac đao Miyako va Ishigaki thuôc tinh Okinawa, sau khi nôi cac nươc nay đưa ra quyêt đinh tăng cương phong thu quân đao Ryukyu.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã xây dựng trên đảo Yonaguni một căn cứ radar giám sát không/hải, tại một khu vực có diện tích 210.000km2, đồng thời triển khai một đơn vị tác chiến điện tử, với quân số khoảng 100 người, nhằm tăng cường đối phó với tàu chiến và máy bay của Trung Quốc.
Yonaguni nằm ở cực tây của Nhật Bản và cũng là một hòn đảo có người ở gần Senkaku/Điếu Ngư nhất với khoảng cách vẻn vẹn 150km. Đồng thời, khu vực biển phụ cận của cũng nó chính là điểm khởi đầu luồng đường tiến vào eo biển Miyako để ra Thái Bình Dương.
Các radar trên đảo sẽ nhanh chóng phát hiện các máy bay và tàu chiến Trung Quốc xâm nhập khu vực này để báo động cho lực lượng tự vệ trên không, trên biển và trên bộ sẵn sàng chiến đấu.
Trên đảo này còn có một sân bay đã được tu sửa hoàn chỉnh, có khả năng triển khai 1 phi đội máy bay chiến đấu. Tiêm kích Nhật cất cánh từ sân bay này đến Senkaku/Điếu Ngư và eo biển Miyako chỉ mất 6-8 phút bay.
Vị trí chiến lược của Senkaku/Điếu Ngư đối với Trung Quốc và Nhật Bản
Với chiến lược tổng thể này, người Nhật đã xây dựng một "thiên la địa võng" chạy dài từ quần đảo Kyushu đến tận đảo Yonaguni để "bắt chết" chiến hạm Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc triển khai các hệ thống này đến các cụm đảo tây nam để bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư còn gặp khá nhiều khó khăn.
Một ví dụ là các hệ thống radar của lực lượng tự vệ trên biển, do hạn chế của đường cong trái đất nên tầm bao quát sẽ giảm đi chỉ còn khoảng vài chục km, hạn chế khả năng kiểm soát hải phận, bởi vậy cần có sự chi viện thông tin từ các máy bay tuần tiễu trên biển hoặc cảnh báo sớm.
Một điểm nữa là các tàu khu trục hiện nay đều có khả năng tấn công mặt đất rất mạnh với tầm bắn lên đến hàng nghìn km, những chiến đấu cơ đánh biển cũng có tên lửa không đối đất tầm xa nên khi có biến, mục tiêu triệt hạ đầu tiên sẽ là các hòn đảo này.
Bởi vậy, các hệ thống tên lửa bờ đối hạm với tầm bắn không quá xa sẽ phải có sự chi viện của lực lượng tự vệ trên không và trên biển. Nhật sẽ phải hoàn thiện "Hệ thống chỉ huy-kiểm soát hỏa lực tác chiến" để giải bài toán chỉ huy - hiệp đồng giữa lực lượng phòng thủ bờ biển với các chiến hạm và máy bay chiến đấu.
Theo Toàn Thắng
Đất Việt
Việt Nam mua bao nhiêu vũ khí "khủng" của Pháp? Trong vài năm trở lại đây, ngoài đối tác truyền thông Nga, Việt Nam đã mở rộng mua sắm vũ khí từ nhiều nước khác, trong đó có Pháp. Trong hàng chục năm, Việt Nam là đối tác truyền thông với Liên Xô (sau này là Nga) ở lĩnh vực hợp tác kĩ thuật - quân sự. Tuy nhiên, vài năm trở lại...