Tên lửa Trung Quốc diệt máy bay Nga
FN-6 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa phòng không mang vác dùng đầu tự dẫn hồng ngoại thế hệ 3 HongYing-6 được sử dụng trong quân đội Trung Quốc.
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 13/3 đưa tin lực lượng nổi dậy Syria đã sử dụng tên lửa vác vai FN-6 bắn cháy 2 chiếc trực thăng Mi-8/17 của quân chính phủ. Đây là các trực thăng do Liên Xô cũ và Nga sản xuất.
Báo Trung Quốc mô tả một đoạn hình ảnh do Quân đội Tự do Syria (FSA) tải lên mạng Internet cho thấy cho thấy hai máy bay trực thăng Mi-8/17 đã bị các tên lửa vác vai FN-6 của Trung Quốc bắn hạ.
Báo này cho biết không rõ làm thế nào mà lực lượng phiến quân Syria đã có được các tên lửa này, song Thời báo Hoàn cầu “đắc chí” rằng thành công của FN-6 có thể nâng hình ảnh tổng thể của các sản phẩm quốc phòng Trung Quốc.
Hình ảnh một chiếc Mi-8/17 bị bắn hạ do quân nổi dậy Syria đăng tải
Báo này cũng cho biết các tên lửa của Trung Quốc đã bắn hạ nhiều mục tiêu trong một vài cuộc xung đột khác, song tại Syria là thành công lần đầu tiên được ghi lại bằng video.
Trước đó, hôm 4/3, quân nổi dậy Syria cũng cho đăng tải hình ảnh một chiếc trực thăng vận Mi-8 của quân chính phủ bị bắn hạ bằng FN-6. Hình ảnh này sau đó thậm chí còn được kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc phát lại trên bản tin.
Video đang HOT
Một tay súng nổi dậy Syria tay cầm thiết bị phóng tên lửa FN-6 ăn mừng sau khi bắn hạ máy bay
FN-6 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa phòng không mang vác dùng đầu tự dẫn hồng ngoại thế hệ 3 HongYing-6 được sử dụng trong quân đội Trung Quốc, do Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc phát triển (CNPMIEC).
Công ty này đã từ chối bình luận về thông tin tên lửa FN-6 bắn hạ trực thăng chính phủ Syria. Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu tại buổi họp báo định kỳ rằng bà chưa biết về thông tin này.
Tên lửa vác vai FN-6 là loại tên lửa tầm nhiệt. FN-6 có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách 6km và ở độ cao 3.500m. Tên lửa dài gần 1,5m với tổng trọng lượng là 16kg (không kể ống phóng là 10,77kg). Với khối lượng như vậy, FN-6 có tính cơ động cao và được sử dụng đa dạng trong nhiều điều kiện chiến trường.
Tên lửa HongYing-6 (phiên bản nội địa của FN-6) trang bị cho quân đội Trung Quốc
Ngoài việc chưa rõ nguồn gốc của FN-6 ở Syria, thì Trung Quốc đã xuất khẩu loại tên lửa này sang một số nước. Ngày 25/6/2009, truyền hình quốc gia Campuchia đã cho phát đi hình ảnh tên lửa FN-6 xuất hiện trong một cuộc duyệt binh của quân đội nước này. Trước đó, những hình ảnh tên lửa FN-16, phiên bản sau của FN-6, được bố trí tại khu vực biên giới giáp với Thái Lan hồi năm 2008 cũng xuất hiện trên truyền hình Campuchia.
Các chuyên gia vũ khí cũng cho rằng Trung Quốc đã bán FN-6 cho Sudan khi loại vũ khí này xuất hiện trong lễ duyệt binh nhân dịp quốc khánh Sudan năm 2007. Trước đó, tháng 5/2004, Trung Quốc cũng chính thức chuyển giao công nghệ sản xuất FN-6 cho Malaysia.
Tháng 7/2009, Trung Quốc bán cho Peru một lô FN-6 trị giá 1,1 triệu USD. Quân đội Pakistan, một nước được coi là đồng minh của Trung Quốc, cũng được trang bị loại tên lửa tầm nhiệt vác vai này.
Theo soha
Tàu chiến Mỹ mô phỏng bắn hạ hàng loạt tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc
Công ty Raytheon đã giới thiệu hệ thống phòng thủ trên hạm thế hệ mới nhất của mình. Trong phần mô tả tính năng có tình huống hệ thống này bắn hạ đồng loạt 8 tên lửa C-802 của Trung Quốc.
Trong chuyên mục "Ảnh quân sự" của Thời báo Hoàn Cầu ngày 03/03 có chùm ảnh với chú thích: "Nhóm tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc bị "ngược đãi"". Các bức ảnh được trích từ video clip giới thiệu phiên bản mới nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa trên hạm của công ty sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới của Mỹ là Raytheon.
Trong clip, công ty Raytheon đã trình diễn khả năng tấn công siêu hạng của hệ thống phòng thủ trên hạm thế hệ mới. Điểm đáng chú ý là, nội dung của một đoạn clip đã mô tả tình huống giả định là các tàu khu trục Mỹ tấn công đập tan sự bao vây và công kích của một nhóm tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc.
Nhóm tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc đồng loạt phóng tới các tàu chiến Mỹ
Video clip đã mô tả cảnh radar tàu chiến Mỹ phát hiện và khóa chết nhóm tên lửa này, sau đó đồng loạt phóng 8 quả tên lửa phòng không tiêu diệt đại bộ phận các tên lửa C-802, còn 1 quả sống sót tiếp tục làm mồi cho hệ thống pháo hạm Phalanx.
Được biết, tên lửa C-802 là phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa đối hạm thuộc thế hệ YJ-8 là YJ-82 (Ưng Kích-82). Loại tên lửa này có cả các biến thể chống hạm và đối đất, sử dụng trên cả máy bay và tàu chiến, nó cũng đã được Trung Quốc xuất khẩu sang một số nước, tiêu biểu là Iran với khoảng 150 quả.
Radar trên tàu khu trục Mỹ phát hiện, khóa chết mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa phòng không đánh chặn
Các tên lửa C-802 lần lượt bị tiêu diệt
Sau đòn đánh chặn của tên lửa phòng không, nhóm tên lửa C-802 chỉ còn sót 1 quả
Các hệ thống pháo hạm Phalanx đã sẵn sàng
Quả tên lửa cuối cùng bị pháo hạm tiêu diệt.
Theo Dantri
Đánh bom chốt quân sự, 36 người chết Ngày 2.2, các thành viên Taliban đánh bom tự sát một chốt quân sự tại khu Lakki Marwat thuộc tây bắc Pakistan, dẫn đến cuộc đụng độ quyết liệt giữa hai bên khiến ít nhất 25 người chết. Reuters dẫn lời một quan chức an ninh địa phương cho hay cuộc đụng độ kéo dài 4 giờ và trong số người tử vong...