Tên lửa Triều Tiên triển khai tới bờ đông có tầm xa 10.000km?
Hãng tin của Nhật hôm nay dẫn nguồn tin chính phủ Nhật, Mỹ, Hàn, cho rằng tên lửa Triều Tiên đang triển khai tới bờ đông có thể là tên lửa đạn đạo tầm xa, có khả năng vươn tới lục địa Mỹ.
Tên lửa KN-08 trong cuộc diễu binh mừng sinh nhật lãnh đạo Kim Nhật Thành tại Bình Nhưỡng ngày 15/4/2012.
Theo tờ Ashahi của Nhật, tên lửa đang được Triều Tiên di chuyển tới bờ biển phía đông nước này nhiều khả năng là tên lửa có biệt danh KN-08, mà quân đội Triều Tiên cho biết có tầm xa 10.000km. Tuy nhiên các nguồn tin của tờ Ashahi cũng cho rằng đây cũng có thể là loại khác, tên lửa tầm trung Musudan.
Theo các nguồn tin tiết lộ với tờ Ashai thì tên lửa đang được vận chuyển trên một chuyến tàu chở hàng để tời bờ biển phía đông, bên Biển Nhật Bản, nơi có các căn cứ tên lửa Musudan-ri và Kittaeryong.
Vệ tinh tình báo của Mỹ cũng có vẻ đã thu giữ được hình ảnh về chuyến tàu đang chở tên lửa.
Hồi tháng 4/2009, một phiên bản cải tiến của tên lửa tầm xa Taepodong-2 đã được phóng từ Musudan-ri, thuộc tỉnh Bắc Hamgyong. 3 tháng sau, Rodong và các tên lửa khác được phóng từ Kittaeryong, thuộc tỉnh Kangwon.
Video đang HOT
Các địa diểm phóng tên lửa chính của Triều Tiên.
Thiết kế của tên lửa Musudan được dựa trên SS-N-6, một loại tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm do Liên Xô thiết kế. Triều Tiên có vẻ như đã thiết kế lại Musudan thành KN-08.
Chi tiết về cả KN-08 và Musudan hiện vẫn là một bí ẩn bởi cả hai tên lửa này chưa từng được bắn thử.
Giới chuyên gia quân sự đánh giá tên lửa KN-08, dài 18m, có tầm xa 6.000km, thấp hơn thông tin được Bình Nhưỡng công bố.
Một loại tên lửa mới, được cho là KN-08, đã được hé lộ trong một cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng vào ngày 15/4/2012. Tên lửa khi đó được đặt trên một chiếc xe quân sự vận chuyển và phóng tên lửa đạn đạo do Trung Quốc sản xuất.
Theo tờ Ashahi, tên lửa KN-08 được xem là một mối đe dọa lớn bởi nó có thể được phóng chỉ trong thời gian chuẩn bị ngắn và có thể được bắn từ nhiều địa điểm khác nhau, bằng bệ phóng di động.
Triều Tiên có thể triển khai tên lửa mới trên đến bệ phóng vào khoảng ngày 15/4, nhân kỷ niệm 101 năm sinh nhật nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành, người sáng lập Triều Tiên.
Các nguồn tin tin cậy của tờ Ashahi cho rằng Bình Nhưỡng đang phải hứng chịu sức ép, là phải giành được sự nhượng bộ của Nhật, Mỹ, Hàn, khi lễ kỷ niệm sắp tới gần. Bởi tính đến ngày 4/4 Triều Tiên chưa thông báo về khu vực cấm tàu bè ở các vùng biển gần đó. Và sở dĩ Triều Tiên đưa tên lửa tới bờ đông, bên Biển Nhật Bản là nhằm tránh nguy cơ nó có thể rơi trở lại nước này sau vụ phóng.
Theo Dantri
Tên lửa Triều Tiên vươn bao xa?
Mặc dù những vụ thử tên lửa của Triều Tiên được đưa tin khắp thế giới, song rất ít thông tin về kho tên lửa của quốc gia này, như độ lớn và khả năng thực sự của nó, được hé lộ.
Tầm xa tối đa của các tên lửa Triều Tiên.
Triều Tiên được cho là sở hữu rất nhiều loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung, như Nodong và phiên bản của tên lửa Scud.
Với tầm xa khoảng 1.000km, tên lửa Nodong về lý thuyết có thể tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, do độ chính xác kém, nên tên lửa này là vũ khí chiến trường không hiệu quả và chắc chắn Triều Tiên không thể nhắm được vào các căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực. Tuy nhiên, nó có thể gây thương vong lớn cho dân thường.
Tên lửa tầm trung Musudan làm một trong những quan ngại chính đối với Nhật Bản, bới nó có khả năng vươn xa 4.000km, cho phép Triều Tiên tấn công tới bất kỳ vị trí nào bên trong nước Nhật. Ước đoán về độ lớn của kho tên lửa Musudan của Triều Tiên rất khác nhau, từ chỉ hơn chục quả cho tới hơn 200 quả.
Taepodong 1 là tên lửa đa tầng đầu tiên của Triều Tiên, là thành tựu phát triển công nghệ quan trọng. Tuy nhiên, tên lửa này được cho là kém chính xác và tầm xa hạn chế.
Phiên bản cải tiến của Taepodong 2 đã đưa thành công một vệ tinh vào quỹ đạo hồi tháng 12 năm ngoái.
Song "anh cả" của nó, Taepodong 2, lại được giới chức quân sự Mỹ "coi trọng" hơn. Tên lửa dài 40m này được tin là có tầm xa 6.000km, có nghĩa là về lý thuyết có thể nhắm tới Alaska. Hồi tháng 12/2012, một phiên bản cải tiến của Taepodong 2, đã phóng thành công vệ tinh vào quỹ đạo.
Barry Pavel, cựu giám đốc cấp cao về chính sách quân sự của Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng miêu tả vụ phóng khi đó là "một bước ngoặt". "Nó có công nghệ nhìn chung giống với công nghệ cần có của tên lửa hạt nhân liên lục địa. Vì vậy đó mới là điều đáng lo ngại", ông cho hay.
Theo Dantri