Tên lửa Triều Tiên thực sự nguy hiểm với máy bay chở khách?
Việc phi hành đoàn của máy bay Cathay Pacific nhìn thấy vật thể nghi là tên lửa Triều Tiên bay qua khu vực gần không phận Nhật Bản hồi tuần trước làm dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ mất an toàn hàng không. Tuy nhiên, mối đe dọa này có thực sự nghiêm trọng?
Tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên rời bệ phóng trong vụ phóng ngày 29/11 (Ảnh: Reuters)
Triều Tiên ngày 29/11 đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) bay cao 4.475 km, bay xa 950 km, trong khoảng thời gian 53 phút trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Vài ngày sau đó, phi hành đoàn của hãng hàng không Cathay Pacific thông báo họ đã chứng kiến vật thể nghi là tên lửa Triều Tiên trong quá trình hồi quyển khi máy bay chở khách của hãng bay qua không phận Nhật Bản. Ngoài ra, hai máy bay của Hàn Quốc bay từ Mỹ tới thủ đô Seoul cũng chứng kiến sự việc tương tự vào thời điểm Triều Tiên phóng thử tên lửa.
Mặc dù nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về nguy cơ các tên lửa ICBM của Triều Tiên bắn trúng máy bay chở khách và gây ra thiệt hại nặng nề, song một số chuyên gia cho rằng nguy cơ này không quá nghiêm trọng.
Tiến sĩ Malcolm Davis, nhà phân tích cấp cao về năng lực và chiến lược quốc phòng tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho biết tỷ lệ va chạm giữa máy bay chở khách và tên lửa ICBM sau khi rời bệ phóng là “vô cùng thấp”. Theo đó, máy bay phải di chuyển vào đúng một vị trí nào đó thì mới có thể xảy ra khả năng va chạm với tên lửa ICBM hồi quyển và tỷ lệ xảy ra tình huống này không cao.
Đồng tình với Tiến sĩ Davis, chuyên gia Neil Hanford từ công ty tư vấn Giải pháp Hàng không Chiến lược cho rằng tỷ lệ va chạm giữa tên lửa ICBM và máy bay chở khách là rất thấp. Theo ông Neil, “xác suất xảy ra thậm chí còn thấp hơn cả trúng xổ số”.
Video đang HOT
Truyền hình Nhật Bản đưa tin về vụ phóng tên lửa Triều Tiên hôm 29/11 (Ảnh: Reuters)
Theo ông Davis, sau khi tên lửa ICBM Triều Tiên được phóng đi, các nước luôn có cách để tính toán xem tên lửa này sẽ rơi xuống đâu. Ông Davis cho rằng thông tin thu được từ hệ thống phòng không của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể được chuyển cho bất kỳ hãng hàng không nào đang có máy bay hoạt động trong vùng nguy hiểm khi Triều Tiên phóng tên lửa.
“Về cơ bản, các cơ quan kiểm soát không lưu sẽ giám sát hoạt động của tất cả các máy bay. Các cơ quan này sẽ nhận được thông báo ngay lập tức rằng đang xuất hiện mối đe dọa, sau đó họ bắt đầu tìm cách chuyển hướng máy bay khỏi bất kỳ khu vực nào mà tên lửa Triều Tiên có khả năng hồi quyển”, Tiến sĩ Davis cho biết.
Ông Davis nói rằng các máy bay chở khách sẽ không thể hoạt động “một cách liều lĩnh” và không tính toán tới những diễn biến đang xảy ra xung quanh chúng. Thay vào đó, “các phi công trên máy bay sẽ hành động ngay lập tức” nếu phát hiện tình huống nguy hiểm.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng mối đe dọa do tên lửa Triều Tiên gây ra đối với các máy bay chở khách vẫn luôn tồn tại, dù không nhiều. Trong khi đó, trước khi phóng tên lửa, Triều Tiên có thể cũng phải tính đến nguy cơ xảy ra thảm họa, đặc biệt là khả năng tấn công quân sự, nếu tên lửa của Bình Nhưỡng bắn trúng một máy bay chở khách.
Khu vực không phận ở bờ biển phía đông Nhật Bản trên Thái Bình Dương là một trong những tuyến hàng không quan trọng với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày trong hành trình di chuyển giữa châu Á và Bắc Mỹ. Theo luật sư Jeremy Tam Man-ho, một cựu phi công, việc định hình lại các tuyến bay giữa Hong Kong, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể là phương án hiệu quả để tránh nguy cơ xảy ra va chạm với tên lửa Triều Tiên.
Theo ông Jeremy, những vụ phóng tên lửa của Triều Tiên có ảnh hưởng tới an toàn hàng không, theo đó các Cơ quan an ninh hàng không và Cục hàng không dân dụng của các nước nên thiết lập một hội đồng để liên kết các đối tác trong khu vực nhằm chia sẻ tốt hơn các thông tin tình báo liên quan.
Thành Đạt
Theo Dantri
Biểu hiện của Kim Jong-un khi thử thành công tên lửa cực mạnh
Quả tên lửa được bắn đi có phần đầu tròn thay vì đầu nhọn như những quả tên lửa cũ.
Ông Kim tươi cười khi quả tên lửa bắn thành công.
Tờ Daily Mail của Anh vừa công bố những bức ảnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có mặt ở buổi phóng tên lửa hôm 29.11. Quả tên lửa Triều Tiên bắn lên trời bay cao 4.000 km được đánh giá là loại "mạnh chưa từng có".
"Đó là tên lửa liên lục địa mạnh nhất, đáp ứng mục tiêu chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên", Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Theo KCNA, tên lửa Hwasong-15 "có nhiều ưu điểm hơn về các thông số kỹ thuật cũng như các tính năng kỹ thuật".
Ông Kim đã rất vui vẻ và thể hiện sự vui sướng cực độ khi quả tên lửa phóng lên trời. Sau khi bay 50 phút, quả tên lửa rớt xuống biển Nhật Bản. Theo đánh giá, quả tên lửa Hwasong-15 này có tầm bắn 6.500 tới 10.000 km, đủ sức bắn tới Mỹ hoặc Anh.
Đây là quả tên lửa đầu tiên Triều Tiên bắn sau hơn 2 tháng "im hơi lặng tiếng". Ngay sau vụ thử tên lửa, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định "sẽ xử lý việc này".
Quả tên lửa Hwasong-15 có đặc điểm khác với tên lửa Hwasong-14 là đầu tròn thay vì đầu nhọn. Ngoài ra, tên lửa liên lục địa này có thể gắn lên xe phóng thay vì chỉ cố định tại hầm chứa như các tên lửa đời cũ. Điều này tăng sức chiến đấu và linh hoạt cho Triều Tiên trong tình thế khẩn cấp.
Theo Danviet
Thấy gì sau các bức ảnh chụp vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên? Các bức ảnh chụp vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên do truyền thông nước này công bố đã phần nào hé lộ một số chi tiết liên quan tới chương trình vũ khí của Triều Tiên. Kích cỡ Bức ảnh chụp nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát tên lửa Hwasong-15 cho thấy độ lớn của tên lửa này (Ảnh:...