Tên lửa Triều Tiên mất bao lâu bắn đến thành phố Mỹ?
Nguy cơ Triều Tiên giáng đòn tấn công vào lãnh thổ Mỹ đang ngày càng trở thành hiện thực sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố đã xem xét xong kế hoạch tấn công đảo Guam.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên.
Hồi tháng 7, Triều Tiên đã hai lần phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14. Cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng Triều Tiên đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân.
Khả năng tên lửa Hwasong-14 mang đầu đạn hạt nhân tấn công các thành phố lớn ở Mỹ được cho là đã trở thành hiện thực.
“Dựa trên đánh giá hiện tại, vụ phóng tên lửa ngày 28.7 của Triều Tiên đã chứng minh khả năng tên lửa vươn đến bờ Tây nước Mỹ, hủy diệt nhiều thành phố lớn”, David Wright, chuyên gia về tên lửa nhận định.
Trong bối cảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố đã “xem xét xong” kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ bằng tên lửa, tờ Business Insider đặt câu hỏi với chuyên gia David Wright về khoảng thời gian tên lửa Triều Tiên cần thiết để tấn công mục tiêu Mỹ.
Theo đó, các mục tiêu được báo Mỹ giả định là thủ đô Washington DC, thành phố New York, Los Angeles, Honolulu (Hawaii), Chicago, Anchorage (Alaska), và Guam.
Đây là những mục tiêu tiềm năng có sự hiện diện quân sự lớn của Mỹ. Tính toán của chuyên gia Wright dựa trên giả thuyết Triều Tiên phóng ICBM từ khu vực phía bắc tỉnh Pyongan.
Chuyên gia Wright nói tên lửa đạn đạo Triều Tiên đủ sức hủy diệt đảo Guam sau 18 phút 30 giây, tầm bắn 3.500km và 29 phút nếu bắn tới Alaska, cách 5.960km.
Video đang HOT
Để tấn công Honolulu, Hawaii ở khoảng cách 9.190km, tên lửa Triều Tiên cần 37 phút.
Con số này lần lượt là 38 phút nếu tấn công Los Angeles, 41 phút để tấn công thủ đô Washington DC, 40 phút 30 giây nếu tấn công New York và 39 phút 30 giây để tên lửa bay đến Chicago.
Khoảng thời gian cần thiết để tên lửa Triều Tiên bay đến các thành phố và mục tiêu chiến lược của Mỹ.
Theo chuyên gia Wright, quãng thời gian để tên lửa bay đến mục tiêu không phải lúc nào cũng tỷ lệ với khoảng cách.
“Tầm bắn của tên lửa đạn đạo phụ thuộc vào vận tốc. Giống như khi bạn ném một quả bóng, nếu ném mạnh hơn ở một góc nhất định, quả bóng sẽ bay xa hơn”, ông Wright phân tích.
Ngoài ra, tốc độ tối đa mà ICBM đạt được trước khi ngắt động cơ trên bầu trời cũng là yếu tố quan trọng. Ông Wright ước tính tên lửa Triều Tiên có thể đạt đến tốc độ 5 – 7 km/giây ở pha cuối.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến khoảng thời gian tên lửa hủy diệt mục tiêu là trọng lượng đầu đạn. Nếu Triều Tiên muốn trang bị cho tên lửa nhiều đầu đạn để tăng khả năng hủy diệt, tầm bắn của tên lửa chắc chắn sẽ giảm.
Ngoài ra, chuyên gia Wright nói tính toán của ông chưa cân nhắc đến tốc độ quay quanh trục của Trái đất. “Khi bạn phóng tên lửa, Trái đất không đứng yên, nó vẫn liên tục quay và khiến cho phép tính trở nên phức tạp”.
“Nếu bạn phóng tên lửa từ tây sang đông, quả tên lửa sẽ bay đến mục tiêu nhanh hơn so với nếu phóng theo hướng ngược lại”, ông Wright nói.
“Khi Triều Tiên phóng tên lửa, các chuyên gia của họ sẽ phải tính toán lúc nào tên lửa đạt tốc độ cao nhất để ngắt động cơ và tiếp tục điều khiển tên lửa bay đến đúng mục tiêu”, ông Wright kết luận.
Theo Danviet
Triều Tiên có thể nã 60 tên lửa hủy diệt căn cứ Mỹ ở Guam?
Theo chuyên gia Mỹ, Triều Tiên có thể đang sẵn sàng cho chiến tranh và đủ sức phóng tới 60 tên lửa hạt nhân vào căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam.
Một đợt phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Theo Express, Mark Fitzpatrick, giám đốc điều hành tổ chức phi hạt nhân IISS Mỹ mới đây đã đưa ra cảnh báo về sức tấn công hạt nhân đáng gờm của Triều Tiên.
Triều Tiên ngày 9.8 nói đang "cân nhắc kỹ lưỡng kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ bằng tên lửa Hwasong-12".
Tuyên bố này được đưa ra sau khi ông Trump gửi tối hậu thư, cảnh báo "Triều Tiên sẽ phải đối mặt với lửa và cơn thịnh nộ chưa từng có nếu tiếp tục đe dọa Mỹ".
Trả lời trên kênh truyền hình BBC, ông Fitzpatrick cảnh báo những gì mà Triều Tiên có thể làm. Chuyên gia Mỹ cũng nhận định rằng "ông Trump chưa biết nên phải giải quyết căng thẳng này như thế nào".
Người dẫn chương trình Evan Davis trên BBC sau đó nói về thông tin Triều Tiên đạt bước tiến mới về khả năng tấn công lục địa Mỹ. "Đúng. Đây là những thông tin mới được cơ quan tình báo Mỹ công bố", ông Fitzpatrick trả lời.
"Họ nói đến những mối đe dọa, rằng Triều Tiên có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa. Nhưng đó là điều mà chúng ta đã lường trước", ông Fitzpatrick nói trên BBC.
Chuyên gia Mỹ Mark Fitzpatrick.
Ông Fitzpatrick đưa ra quan điểm cho rằng, Mỹ không nên kích động, khiến Triều Tiên cân nhắc dùng đến những vũ khí đó.
"Bởi theo các chuyên gia, Triều Tiên đã sẵn sàng 60 đầu đạn hạt nhân. Toàn bộ số vũ khí này có thể được nã vào đảo Guam để &'nhấn chìm căn cứ Mỹ', thay vì mạo hiểm tấn công các thành phố Mỹ, vốn ở rất xa".
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn trên BBC, ông Fitzpatrick hy vọng cả Mỹ và Triều Tiên có thể kiềm chế trước những dấu hiệu leo thang căng thẳng.
"Mỹ không có kế hoạch tấn công Triều Tiên và Triều Tiên cũng không hề muốn hủy diệt Mỹ", ông Fitzpatrick nhận định. "Nhưng cách mà hai nước đáp trả nhau bằng lời lẽ cứng rắn có thể gây hiểu lầm, làm tăng nguy cơ chiến tranh".
Đảo Guam hiện là căn cứ quy mô của Mỹ ở Thái Bình Dương, với 6.000 binh sĩ cùng nhiều trang thiết bị vũ khí hiện đại. Căn cứ này cách Triều Tiên khoảng 3.200km.
Theo Danviet
Phát hiện hoạt động lạ trên tàu ngầm Triều Tiên Hình ảnh mà vệ tinh mới chụp được về các căn cứ quân sự Triều Tiên dường như cho thấy nước này đang kiểm tra hạm đội tàu ngầm tên lửa. Hình ảnh ghi lại được cho thấy những gì đang diễn ra tại một địa điểm thử nghiệm khá giống với những hoạt động trước vụ thử tên lửa đạn đạo Pukguksong-1...