Tên lửa Triều Tiên – ‘cơ hội’ cho Nhật Bản tăng cường sức mạnh
Nhật luôn nhấn mạnh sự đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, muốn bắn hạ tên lửa mà Triều Tiên dự định phóng để đưa vệ tinh “Kwangmyongsong-3″ lên quỹ đạo trong tháng 4 này.
Nhưng liệu rằng Nhật muốn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chỉ để đối phó với lần phóng vệ tinh này của Triều Tiên hay không.
Nhật Bản tuyên bố và nhanh chóng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm “bắn hạ tên lửa đẩy” của Triều Tiên
Sáng 31/03, tàu khu trục mang tên hiệu “Kirishima” của hạm đội phòng vệ trên biển của Nhật bản đã rời căn cứ Yokosuka tại Kanagawa tiến vào vùng biển Hoa Đông, sẵn sàng đánh chặn nếu vệ tinh của Triều Tiên rơi vào lãnh thổ của Nhật Bản.
Trong tháng 4 này, Triều Tiên dự định phóng tên lửa đưa vệ tinh “Kwangmyongsong-3″ lên quỹ đạo, và hiện tại nước này đang trong giai đoạn chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh.
Hành động này của Triều Tiên thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nước, và Nhật là nước phản ứng mạnh mẽ nhất. Cả Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Genba Koichiro lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Naoki Tanaka đều cảnh báo rằng, nếu vệ tinh của Triều Tiên bay về phía Nhật Bản thì sẽ bắn hạ vệ tinh này. Và Nhật đã bắt tay vào việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa. Nhưng có một số chuyên gia phân tích rằng, nhân việc này, Nhật cũng đạt được ý đồ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình.
Video đang HOT
Tàu khu trục Kirishima của Nhật
Dù khó mà phân biệt được tên lửa phục vụ cho mục đích dân dụng với tên lửa dùng cho mục đích quân sự, nhưng động thái mạnh tay này của Nhật cũng khiến dư luận quốc tế cảm thấy có gì đó khác thường.
Thông thường, tầm bay của tên lửa đẩy chỉ giới hạn ở không phận của nước phóng tên lửa, nhưng tầm bay của tên lửa đẩy của Triều Tiên lại xa hơn nhiều, nhưng cho dù có bay qua cả không phận của Nhật thì cũng không vi phạm luật Quốc tế, cũng không tạo ra mối đe dọa nào cả.
Nhìn lại lịch sử những lần phóng tên lửa trước đây của Triều Tiên, trong số các nước láng giềng tiếp giáp với Triều Tiên, chỉ có Nhật là luôn chú ý “nguy cơ rơi tên lửa” này để triển khai các hệ thống phòng thủ.
Hệ thống tên lửa PAC-3 đang được chuyển lên tàu để nhanh chóng đến Okinawa
Tháng 5 năm 1993, khi Triều Tiên phóng tên lửa đẩy tầm trung Nodong1, Tokyo đã mượn cớ “nguy cơ hạt nhân của Triều Tiên tăng cao” để đề xuất việc tham gia nghiên cứu kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Tháng 8 năm 1998, Triều Tiên phóng tên lửa đẩy tầm xa đưa vệ tinh “Kwangmyongsong-1″ lên quỹ đạo, tên lửa này bay qua vùng trời Nhật Bản rồi rơi xuống biển Thái Bình Dương.
Nhật tuyên bố cảm thấy “lo sợ vô cùng” về khả năng hạt nhân của Triều Tiên, không lâu sau Nhật không dựa vào hệ thống tình báo của Mỹ nữa, tự mình phóng hai vệ tinh lên quỹ đạo; bốn tháng sau Nhật chính thức quyết định tham gia vào hệ thống phòng ngự tên lửa của Mỹ.
Tháng 4 năm 2009, Triều Tiên đưa vệ tinh “Kwangmyongsong-2″ lên không trung. Chỉ hai tháng sau, ban phát triển chiến lược vũ trụ do thủ tướng lúc đó là ông Taro Aso đứng đầu đã quyết định thông qua kế hoạch phát triển hệ thống vệ tinh cảnh báo tên lửa.
Tàu “Kirishima” rời cảng lúc 8 giờ sáng 31/03
20 năm qua, Nhật luôn tận dụng các nguy cơ trên bán đảo Triều Tiên để tăng cường chính sách phòng vệ để triển khai nâng cấp các cơ sở, thiết bị quân sự. Lần này Triều Tiên phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3, đây lại là một “cơ hội” để Tokyo đường hoàng triển khai hành động của mình.
Trên thực tế, ban đầu hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai cũng lấy danh nghĩa là để đối phó với Triều Tiên. Từ tháng 4 năm 2009 khi Triều Tiên dùng tên lửa đẩy Unha-2 phóng vệ tinh Kwangmyongsong-2, Nhật đã tuyên bố khả năng phòng thủ tên lửa của mình còn yếu.
Theo dự đoán, lần này Triều Tiên sẽ phóng tên lửa đẩy Unha-3 mang vệ tinh Kwangmyongsong-3, tên lửa này là thế hệ mới được cải tiến hơn so với tên lửa Unha-2.
Đây sẽ là “cơ hội” để Nhật Bản rất có thể sẽ tăng cường hợp tác sâu hơn nữa với Mỹ, bố trí hệ thống phòng thủ mạnh hơn, rất có khả năng sẽ tăng số lượng tên lửa PAC-3 bố trí trên toàn nước Nhật; đóng mới và cải tạo nhiều tàu khu trục có hệ thống tên lửa chống tên lửa; xây dựng hệ thống cảnh báo chiến lược bao gồm phóng vệ tinh cảnh báo tên lửa, xây dựng rada cảnh báo, v.v…
Theo Infonet
Nhật lệnh triển khai đánh chặn tên lửa Triều Tiên
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 23/3 đã hạ lệnh triển khai một hệ thống đánh chặn tên lửa, để sẵn sàng bắn hạ tên lửa đầy tầm xa mà Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sắp phóng nếu nhận thấy nó gây nguy hại cho phía Nhật.
"Tôi đã ra lệnh cho các quan chức chuẩn bị hệ thống PAC-3 (Patriot Advanced Capability 3) và tàu khu trục Aegis trang bị radar tối tân," AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Naoki Tanaka, ý nhắc tới hệ thống phát hiện và đánh chặn tên lửa đạn đạo từ xa.
Hồi tháng 4/2009, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật khi đó là ông Yasukazu Hamada cũng đã ra lệnh cho lực lượng phòng vệ phá hủy tên lửa của Triều Tiên hoặc các mảnh vỡ của tên lửa trong trường hợp chúng rơi vào lãnh thổ Nhật Bản.
Khi đó, lực lượng phòng vệ mặt đất đã cử các đơn vị có khả năng phóng tên lửa đánh chặn PAC-3 tới tỉnh Iwate và Akita ở phía Đông Bắc Nhật Bản cũng như khu vực thủ đô Tokyo, trong khi lực lượng phòng vệ trên biển đã triển khai 3 tàu khu trục lớp Aegis được trang bị tên lửa đánh chặn ở biển Nhật Bản và Thái Bình Dương.
Hồi trung tuần tháng này, Triều Tiên đã thông báo kế hoạch phóng vệ tinh ứng dụng Kwangmyongsong-3 để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (ngày 15/4).
Quyết định này đã gây nên phản ứng từ nhiều phía. Hàn Quốc thậm chí đã lên tiếng cáo buộc Triều Tiên đang chế tạo vũ khí hạt nhân, và tên lửa dùng để phóng vệ tinh cũng có thể được sử dụng để mang theo đầu đạn hạt nhân./.
Theo TTXVN
Nhật Bản cân nhắc đánh chặn tên lửa của Triều Tiên Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Naoki Tanaka ngày 17/3 cho biết bộ này đã bắt đầu cân nhắc xem có cần áp dụng các biện pháp chuẩn bị để phá hủy vệ tinh được phóng bằng tên lửa mà Triều Tiên chuẩn bị phóng vào tháng tới hay không. Tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: AP)Phát biểu với các nhà báo tại...