Tên lửa ‘Tomahawk Ấn Độ’ phóng xịt khi thử nghiệm
Nirbhay, mẫu tên lửa Ấn Độ tự phát triển tương tự Tomahawk của Mỹ, gặp trục trặc chỉ 8 phút sau khi phóng thử nghiệm.
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thông báo vụ phóng thử tên lửa hành trình Nirbhay với tầm bắn 1.000 km đã thất bại hôm 12/10. DRDO cho hay quả đạn gặp vấn đề với động cơ chỉ 8 phút sau khi khai hỏa và không thể bay đến mục tiêu, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Nirbhay là tên lửa hành trình tầm xa có tốc độ cận âm do New Delhi tự chế tạo, được ví như phiên bản Ấn Độ của tên lửa Tomahawk Mỹ và Klub Nga. Dự án phát triển tên lửa Nirbhay được DRDO khởi động từ năm 2007, trong đó quả đạn sử dụng động cơ turbine phản lực Saturn 50MT do Nga chế tạo.
Tên lửa Nirbhay trong một đợt thử nghiệm năm 2019. Ảnh: DRDO.
Giới chức DRDO cho biết tên lửa Nirbhay có tính năng bay bám địa hình, mang được nhiều loại đầu đạn và có thể lượn trên khu vực mục tiêu trong thời gian dài trước khi tung đòn đánh. Nirbhay được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính dùng con quay hồi chuyển laser vòng, hệ thống định vị vệ tinh và đầu dò radar của Nga.
“Các tên lửa hành trình như Nirbhay và Tomahawk không bay theo quỹ đạo cố định, mà bay thấp và bám sát địa hình. Chúng khó bị phát hiện và đánh chặn hơn, giúp tăng cường uy lực tiến công theo yêu cầu của lực lượng vũ trang Ấn Độ”, quan chức lục quân Ấn Độ giấu tên cho biết.
Tên lửa dài 6 m, nặng 1,5 tấn và có tốc độ hơn 860 km/h, mang được đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân nặng 300 kg. Tên lửa được trang bị tầng đẩy sơ tốc dùng nhiên liệu rắn để lấy độ cao và đạt tốc độ hành trình, sau đó động cơ turbine phản lực sẽ được kích hoạt, đưa quả đạn đến mục tiêu.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ hồi tháng 7 đặt mua 300 tên lửa Nirbhay cho các quân chủng, nhưng loại vũ khí này vẫn cần tiến hành ít nhất 20 lần phóng thử trong 3-5 năm tới để bảo đảm khả năng vận hành đầy đủ. Mỗi quả đạn có giá khoảng 1,5 triệu USD.
Quan chức quốc phòng Ấn Độ giấu tên hôm 30/9 cho biết Nirbhay là một trong ba loại tên lửa được nước này triển khai ở khu vực Ladakh, gần biên giới Trung Quốc, bên cạnh tên lửa siêu thanh BrahMos và hệ thống phòng không Akash.
Ấn Độ thử tên lửa diệt tàu ngầm tầm bắn 650 km
Ấn Độ thử thành công tên lửa siêu thanh mang ngư lôi, có khả năng tấn công mục tiêu ngoài tầm đánh trả của nhiều vũ khí trên tàu ngầm.
"Tên lửa Siêu thanh Hỗ trợ Thả Ngư lôi (SMART) bay thử thành công ngoài khơi bang Odisha lúc 11h45 ngày 5/10. Mọi yêu cầu thử nghiệm gồm tầm bay và độ cao, quy trình tách vỏ mũi, thả ngư lôi và kích hoạt cơ chế giảm tốc đều được thực hiện hoàn hảo. Đợt thử nghiệm này rất quan trọng, giúp thể hiện năng lực chống ngầm", Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) ra thông cáo cho biết.
SMART là tên lửa siêu thanh mang đầu đạn Ngư lôi Tối tân Hạng nhẹ (TAL). Nó có thể được khai hỏa từ bệ phóng đặt trên khung gầm xe tải và tàu chiến. Đợt thử nghiệm hôm 5/10 được tiến hành từ bệ phóng trên mặt đất, nhưng quân đội Ấn Độ không cho biết tầm bắn và độ cao bay tối đa của tên lửa trong vụ phóng.
Vụ thử tên lửa SMART hôm 5/10. Video: DRDO.
Quá trình phát triển SMART bắt đầu từ năm 2016 với mục tiêu phát triển tên lửa mang ngư lôi có tầm bắn vượt trội, tăng cường khả năng răn đe cho quân đội Ấn Độ. Quả đạn có nhiệm vụ phóng đến khu vực nghi có tàu ngầm đối phương, sau đó thả ngư lôi tìm diệt mục tiêu. Như lôi TAL sử dụng đầu dò thủy âm, có khả năng hoạt động trong 6 phút kể từ khi kích hoạt, đạt tầm bắn gần 19 km và tốc độ 61 km/h.
Tên lửa mang ngư lôi chống ngầm không phải khái niệm mới. Hải quân Mỹ đang vận hành hệ thống RUM-139 VL-ASROC trang bị cho bệ phóng thẳng đứng Mark 41 trên các tàu mặt nước. Liên Xô và Nga cũng biên chế tên lửa săn ngầm RPK-6, quả đạn được bắn từ ống phóng lôi trên tàu chiến, lao xuống nước trong khoảng vài giây rồi vọt lên khỏi mặt biển và bay tới mục tiêu. Nhật Bản cũng sở hữu rocket siêu thanh mang ngư lôi chống ngầm Type 07.
Điểm khác biệt của SMART với những hệ thống này là tầm bắn ước tính đến 650 km, so với 30 km của rocket Nhật hay 22 km của VL-ASROC Mỹ. Tên lửa RPK-6 của Nga có tầm bắn xa hơn khí tài Nhật và Mỹ, nhưng cũng chỉ có thể bắn tới khu vực ở khoảng cách 100 km.
Giới chuyên gia cho rằng SMART sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi săn ngầm tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nếu New Delhi có thể phát triển năng lực trinh sát, chống ngầm và hiệp đồng tác chiến thống nhất. Các chiến hạm, trực thăng và máy bay săn ngầm có thể phối hợp truy dấu tàu ngầm đối phương, sau đó chuyển tham số mục tiêu cho tàu chiến mang tên lửa SMART phóng đạn.
Tầm bắn 650 km cũng cho phép SMART trở thành vũ khí phòng thủ bờ biển, ngăn chặn tàu ngầm đối phương áp sát khu vực trọng yếu để do thám hoặc tập kích.
Ấn Độ thử tên lửa chống tăng nội địa Tên lửa được phóng từ xe tăng Arjun đánh trúng mục tiêu trong thử nghiệm, có khả năng tiêu diệt mục tiêu cách 1,5-5 km. Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ ngày 1/10 cho biết đã thử thành công một tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser tại thao trường Ahmednagar tại bang Maharashtra. Tên...