Tên lửa siêu vượt âm “sát thủ tàu sân bay” của Nga đánh trúng mục tiêu
Nga tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm Zircon, vũ khí có thể bay với tốc độ 10.000 km/h và có khả năng tiêu diệt nhóm tác chiến tàu sân bay.
Tên lửa Zircon rời khỏi bệ phóng (Ảnh chụp màn hình: RT).
Thông báo ngày 29/11 của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này đã thử nghiệm thành công tên lửa Zircon ở khu vực Bắc Băng Dương.
Cụ thể, tàu Đô đốc Gorshkov đã phóng đi Zircon từ một vị trí ở Biển Trắng và đánh trúng một mục tiêu ở cách đó 400 km. Các tàu nổi và tàu hải quân từ Hạm đội phương Bắc đã hỗ trợ việc phong tỏa khu vực biển nhằm đảm bảo an ninh cho vụ thử nghiệm.
Bài thử diễn ra chỉ 2 tuần sau khi Nga tuyên bố thử nghiệm thành công Zircon. Theo RT, những diễn biến này cho thấy, Zircon đang hoàn thành các vòng thử nghiệm để có thể sẵn sàng vào biên chế quân đội Nga.
Tên lửa siêu vượt âm “sát thủ tàu sân bay” của Nga đánh trúng mục tiêu
Tên lửa Zircon được thiết kế để mang lại ưu thế trên biển và có thể đạt tới tốc độ Mach 9 (cao gấp 9 lần tốc độ âm thanh – tương đương 10.000 km/h). Theo các quan chức hải quân Nga, một trong những ưu tiên của họ khi chế tạo Zircon là để khí tài này có thể tiêu diệt nhóm tác chiến tàu sân bay của đối thủ trong kịch bản xảy ra xung đột toàn diện.
Tốc độ của Zircon kết hợp với cấu tạo giảm tiết diện về radar sẽ giúp tên lửa này tấn công tàu sân bay đối phương và khó có thể bị đánh chặn bởi bất cứ hệ thống phòng không nào ở thời điểm hiện tại.
Tháng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận rằng, việc chế tạo Zircon sắp hoàn tất và nó sẽ được đưa vào biên chế hải quân từ năm 2022.
Tiêm kích hơn 100 triệu USD của Anh lao xuống biển có thể vì một tấm bạt
Tiêm kích F-35 giá hơn 100 triệu USD của Anh gặp sự cố lao xuống biển Địa Trung Hải tuần trước có thể là do một tấm bạt giá rẻ.
Tiêm kích F-35B có giá hơn 100 triệu USD (Ảnh: Reuters).
Hôm 17/11, máy bay chiến đấu F-35 cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh trong một cuộc diễn tập đã lao xuống biển. Phi công điều khiển chiếc F-35 đã kích hoạt ghế phóng để thoát ra ngoài và đã trở lại tàu an toàn.
Song song với việc tìm kiếm xác máy bay dưới đáy biển, phía Anh cũng đang mở cuộc điều tra liên quan tới nguyên nhân chiếc tiêm kích đắt đỏ, có giá hơn 100 triệu USD, gặp sự cố.
Dailymail dẫn nguồn tin cho biết, các nhà điều tra dường như đang nghi ngờ rằng chiếc F-35 bị rơi xuống biển có thể là vì tấm bạt che mưa giá rẻ cho nó đã không được tháo ra một cách cẩn thận.
Theo các nguồn tin này, các nhà điều tra tin rằng, tấm bạt dường như đã bị hút vào động cơ của chiếc F-35B khi nó cất cánh từ trên boong tàu sân bay, khiến phi công buộc phải thoát hiểm.
Một số quân nhân lực lượng hải quân cho biết đã nhìn thấy tấm bạt trôi lơ lửng ở khu vực biển gần với tàu sân bay sau sự cố ở Địa Trung Hải. Các nguồn tin nói rằng, vào thời điểm xảy ra vụ việc, phi công điều khiển chiếc F-35 dường như đã nhận ra vấn đề và cố gắng hủy cất cánh nhưng không thể dừng được máy bay trước khi nó lao hết ra khỏi đường băng.
Anh cùng Mỹ và Italy đang tiến hành nỗ lực trục vớt chiếc F-35, cho rằng nó có thể đang ở độ sâu hơn một km dưới mặt nước biển. Họ lo ngại rằng, Nga có thể tiếp cận xác máy bay trước và các bí mật về công nghệ trên chiếc tiêm kích thế hệ 5 có thể bị lộ.
Trước đó, giới chức Anh đã tuyên bố, "không có hành động thù địch nào" được xem là có liên quan tới vụ tai nạn và cuộc điều tra đang tập trung vào lỗi kỹ thuật hoặc lỗi của con người.
Sau khi nhảy ra khỏi máy bay, phi công điều khiển F-35 dường như bị treo lơ lửng ở rìa tàu sân bay, vì dây dù của người này vướng vào boong tàu. Người này đã bị thương nhẹ và được trực thăng giải cứu.
Rơi máy bay chiến đấu F-35 của Anh ở Địa Trung Hải Ngày 17/11, Bộ Quốc phòng Anh cho biết máy bay chiến đấu F-35 của nước này đã bị rơi trong khi đang thực hiện nhiệm vụ hàng ngày ở khu vực Địa Trung Hải. Máy bay chiến đấu F-35. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Phi công của máy bay trên đã được đưa an toàn về tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Lực...