Tên lửa siêu vượt âm Mỹ lệch mục tiêu chỉ 15 cm
Bộ trưởng Lục quân Mỹ McCarthy nói vũ khí siêu vượt âm nước này đánh trúng mục tiêu trong thử nghiệm với độ sai lệch chỉ khoảng 15 cm.
Thông tin được Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy đưa ra tại hội nghị Hiệp hội Lục quân Mỹ (AUSA) được tổ chức trực tuyến ngày 13/10, song không nêu cụ thể thời gian và địa điểm thử nghiệm tên lửa này.
Một phát ngôn viên của lục quân Mỹ sau đó xác nhận Bộ trưởng McCarthy đề cập đến vụ thử Phương tiện lướt Siêu vượt âm Chung (C-HGB) của hải quân tại bãi thử ở Hawaii ngày 19/3. C-HGB rời bệ phóng, “đạt tốc độ siêu vượt âm và lao xuống khu vực mục tiêu định sẵn”, hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo.
Vũ khí siêu vượt âm có tốc độ khoảng 6.000-12.000 km/h, có tầm bắn và khả năng cơ động cao hơn so với tên lửa đạn đạo, giúp nó có thể xuyên thủng lớp phòng thủ tên lửa của đối phương.
Video đang HOT
Phương tiện lướt siêu vượt âm C-HGB rời bệ phóng tại thao trường tên lửa Thái Bình Dương, Hawaii, ngày 19/3. Ảnh: US Navy.
C-HGB bao gồm đầu đạn, hệ thống dẫn đường và tấm chắn nhiệt sẽ đóng vai trò nền tảng cho tên lửa tấn công siêu vượt âm của Lầu Năm Góc. Các quân chủng của Mỹ đều đang phát triển vũ khí siêu vượt âm phù hợp với đặc thù hoạt động của mình.
Lục quân Mỹ đang nghiên cứu phát triển vũ khí siêu vượt âm phóng từ mặt đất và dự kiến biên chế khẩu đội đầu tiên vào năm 2023. Lockheed Martin được chỉ định là nhà thầu tích hợp tổ hợp vũ khí chính lên bệ phóng di động, Dynetics Technical Solutions đảm nhận phát triển khung thân phương tiện lướt siêu vượt âm cho lục quân Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn với trước thềm AUSA, trung tướng Neil Thurgood, phụ trách chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm, cho biết lục quân Mỹ dự kiến thử nghiệm lần đầu vũ khí siêu vượt âm vào năm tài khóa 2021, sau đó là ba lần thử khác vào năm tài khóa 2022.
Lục quân Mỹ cũng lên kế hoạch bàn giao một tên lửa siêu vượt âm cùng bệ phóng cho một đơn vị vào cuối năm tài khóa 2021.
Mỹ thừa nhận chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm của mình tụt hậu so với đối thủ như Nga và Trung Quốc. Nga cuối năm 2019 đưa hệ thống vũ khí siêu vượt âm Avangard vào biên chế, trong khi siêu tên lửa Kinzhal đã đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu từ năm 2018.
Hộ vệ hạm Đô đốc Gorshkov hôm 7/10 phóng thử tên lửa Zircon và dự kiến tham gia ít nhất ba cuộc thử nghiệm khác, trong đó gồm bắn mục tiêu tàu sân bay.
Bộ trưởng Lục quân Mỹ để lộ vũ khí siêu vượt âm
Tài khoản Flickr của Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy đăng ảnh một hội thảo năm 2019, để lộ chi tiết dự án vũ khí siêu vượt âm.
Bức ảnh được chụp trong hội thảo của Hiệp hội Lục quân Mỹ và đăng lên tài khoản mạng xã hội Flickr của Bộ trưởng Lục quân Ryan McCarthy hồi tháng 10/2019, nhưng chi tiết về dự án vũ khí siêu vượt âm trong ảnh chỉ được các chuyên gia quân sự phát hiện hôm 7/6.
Trong ảnh, Bộ trưởng McCarthy trò chuyện cùng những người tham gia sự kiện đứng bên một chiếc bàn với mô hình Vũ khí Siêu vượt âm Tầm xa (LRHW) do tập đoàn Lockheed Martin phát triển. Khí tài này được khai hỏa từ bệ phóng mặt đất, đạt tốc độ gấp 5 lần âm thanh và có khả năng cơ động cao.
Bộ trưởng McCarthy (phải) đặt tay trên tài liệu về Vintage Racer hồi tháng 10/2019. Ảnh: Flickr/Sec Army PAO.
Trên bàn là tài liệu chứa bản vẽ và thông tin chi tiết về hệ thống vũ khí với tiêu đề "Vintage Racer - Tổng quan về hệ thống vũ khí lượn trên mục tiêu", cùng với đó là những đặc điểm như tốc độ tiếp cận siêu vượt âm, khả năng sống sót, thời gian lượn trên mục tiêu, tính đa năng và đầu đạn thiết kế module.
Giới chuyên gia chưa xác định được phương thức hoạt động của Vintage Racer, nhưng dường như nó sử dụng tên lửa siêu vượt âm để xuyên thủng lưới phòng không đối phương, sau đó triển khai đầu đạn con có khả năng lượn và tự tìm mục tiêu, hoặc một loại máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ để phát hiện và chuyển dữ liệu mục tiêu về cho các đòn đánh tiếp theo.
Dự án Vintage Racer được giữ bí mật, lần duy nhất nó được đề cập là trong tài liệu ngân sách do Lầu Năm Góc công bố hồi tháng 2/2020. Theo đó, Vintage Racer đã hoàn tất thử nghiệm kết cấu khí động học và trải qua một đợt bay thử trước khi chuyển cho lục quân Mỹ để tiếp tục đánh giá.
Lục quân Mỹ chưa bình luận về thông tin này.
Truyền hình Nga hồi cuối năm 2015 cũng để lộ tài liệu tuyệt mật về dự án siêu ngư lôi mang tên mã Status-6 khi đăng video cuộc họp giữa Tổng thống Vladimir Putin và các lãnh đạo Bộ Quốc phòng tại thành phố Sochi. Mẫu ngư lôi này về sau được đặt tên là Poseidon, nằm trong loạt siêu vũ khí được Tổng thống Putin công bố đầu năm 2018.
Lục quân Mỹ muốn phát triển tên lửa diệt hạm tầm trung Mỹ theo đuổi dự án tên lửa hành trình tầm trung mới cho lục quân, sau khi gặp khó khăn với chương trình nâng cấp tên lửa chiến thuật ATACMS. "Lục quân Mỹ đang nghiên cứu nguyên mẫu tên lửa hành trình tầm trung thế hệ mới có khả năng tấn công mục tiêu di động trên đất liền và trên biển. Nỗ...