Tên lửa S-400, ‘quả chuông lửa’ bảo vệ Moscow
Kể từ đầu năm 2016, để bảo vệ bầu trời Moscow, hai sư đoàn hỗn hợp tên lửa và pháo phòng không Pantsir-S và một trung đoàn tên lửa phòng không S-400 Triumph đã được thành lập.
Hệ thống phòng không tối tân S-400 Triumph của Nga – Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Theo TASS ngày 10.4, S-400 được đưa vào hệ thống phòng thủ Moscow thay thế loại tên lửa S-300 đã bị coi là lỗi thời, thực hiện việc hiện đại hóa hệ thống phòng không quanh thủ đô. Ngoài ra Quân chủng Không quân vũ trụ của Nga sẽ nhận thêm 6 tổ hợp S-400 nữa vào cuối năm 2016.
Sát thủ của các loại máy bay và tên lửa
Vũ khí chính của hệ thống phòng không Moscow trước đây là tên lửa S-300PM, nhưng bây giờ đang được thay thế bằng tên lửa cao cấp hơn – S-400 Triumph mà NATO gọi là Grumpy.
S-400 được thiết kế, chế tạo dựa trên các giải pháp kỹ thuật tiên tiến. Với độ chính xác đáng kinh ngạc và tốc độ tia chớp, hệ thống phòng không của Nga được mệnh danh “sát thủ của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu”.
Tên lửa phòng không S-300 trong một lần bắn diễn tập – Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Mỗi cụm tổ hợp S-400 có thể bắn đồng thời tới 36 mục tiêu bằng 72 quả tên lửa. Đầu dò của tên lửa có thể phát hiện máy bay bay tầm thấp, dù nó có bay gần như chạm mặt đất cỡ 5 m, và có thể phát hiện bất cứ vật thể bay nào trong khoảng không hình cầu bán kính 600 km quanh mình.
Tên lửa của hệ thống S-400 Triumph được phóng theo phương thẳng đứng và đảm bảo bắn trúng mọi mục tiêu theo tất cả các hướng trong không gian 360 độ xung quanh. S-400 có thể được lắp đặt ba loại tên lửa khác nhau, với tầm bắn xa tối đa 400 km, độ cao tối đa 27 km. Chúng có thể tiêu diệt toàn bộ các mục tiêu trên không, ngay cả những mục tiêu phức tạp nhất như tên lửa bay thấp, tên lửa dẫn đường chính xác, tên lửa đạn đạo…
Video đang HOT
“Mai rùa” trên không
Nếu S-400 Triumph được coi là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa chiến lược thì hệ thống pháo – tên lửa phòng không tầm gần Pantsir (tiếng Nga là mai rùa) chuyên thực hiện nhiệm vụ săn diệt các mục tiêu nhỏ ở tầm gần. Phức hợp pháo – tên lửa này có khả năng tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và máy bay không người lái trong vòng bán kính 20 km và ở độ cao 15 km.
Tổ hợp phòng không di động tầm gần Pantsir – Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Khác với hầu hết các hệ thống phòng không của phương Tây, hệ thống này của Nga có tính năng di động. Pantsir-S có thể bắn khi đang di chuyển, điều mà không một hệ thống phòng không nào trên thế giới có thể thực hiện.
Năm 2015, Nga bắt đầu tiến hành sản xuất hàng loạt phiên bản dùng trên tàu chiến của tổ hợp Pantsir. Có nhiều khả năng trong tương lai phiên bản “biển” của Pantsir sẽ thay thế tổ hợp Kortik đang được hải quân Nga sử dụng phổ biến.
“Moscow” cho Moscow
Dù tối tân hiện đại đến mấy thì các loại vũ khí phòng không cũng không thể hoạt động hiệu quả nếu không có “mắt thần” và “bộ não”.
Hồi cuối năm 2014, các lực lượng vũ trang Nga đã được trang bị hệ thống phức hợp radar – truyền tin Moscow-1, được coi là phiên bản hiện đại nhất trong các loại khí tài vô tuyến điện tử.
Phức hợp Moscow-1 cho phép quét vùng trời trong vòng bán kính 400 km để phát hiện và ngăn chặn các nguồn phát xạ vô tuyến đặc trưng của mục tiêu trên không, được coi là “mắt thần”.
Một đơn vị liên lạc điều khiển tên lửa phòng không – Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Ngoài ra, theo các chuyên gia, phức hợp này còn là “bộ não cho các lực lượng phòng không”. Moscow-1 có khả năng truyền thông tin và phối hợp hành động của tất cả các phương tiện phòng không có mặt trong phạm vi không gian hoạt động của phức hợp này.
Moscow-1 được thiết kế để quét vùng trời và truyền dữ liệu cho các cơ sở kỹ thuật phòng không và không quân. Phức hợp này hoạt động trong chế độ thu phát sóng thụ động, nghĩa là luôn vô hình với kẻ thù.
Ba loại vũ khí, khi tài kể trên đã thực sự tạo nên “quả chuông lửa” bảo vệ không phận Moscow.
Phạm Bá Thuỷ
Theo TNO
Trung Quốc ứng tiền đặt hệ thống tên lửa S-400 của Nga
Trung Quốc là khách hàng quốc tế đầu tiên mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung tiên tiến nhất của Nga, và điều này có thể tác động đến kế hoạch của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoàng Hải.
Một đơn vị trong hệ thống S-400 của Nga
Trung Quốc đã chuyển tiền tạm ứng theo hợp đồng được công bố vào tháng 4/2015 về việc mua 4 tới 6 hệ thống phòng thủ tên lửa Triumph S-400 do Nga sản xuất (Tên hiệu của NATO: SA-21 Growler)
"Chúng tôi vẫn phải hoàn thành rất nhiều thủ tục chính thức đang dang dở, dù đã nhận được khoản thanh toán trước. Tôi tin rằng giấy tờ sẽ hoàn tất vào cuối năm nay," ông Chemezov, người đứng đầu tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn nhất Nga giải thích.
Hơn nữa, ông cũng tiết lộ rằng lô đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không S-400 có thể được chuyển giao trong quý I năm 2017. Trung Quốc là khách hàng quốc tế đầu tiên mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung tiên tiến nhất này của Nga.
Tên lửa 40N6 trên bệ phóng
Người đứng đầu Rostec không nêu thêm chi tiết nào về thỏa thuận mua bán vũ khí ước tính trị giá 3 tỷ USD này. Một trong những câu hỏi lớn là Nga sẽ bán cho Trung Quốc những loại tên lửa nào để xây dựng hệ thống phòng không 3 lớp.
Ví dụ, tên lửa 40N6 có phạm vi hoạt động dự kiến khoảng 400 km, tuy nhiên, tên lửa 48N6 lại có phạm vi hạn chế hơn khoảng 250 km. Không rõ 40N6 được cải tiến bởi Cục Thiết kế Fakel đã hoàn thiện hay chưa. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 cũng có thể sử dụng tên lửa đối không tầm trung 9M96E và 9M96E2.
Ten lua tam trung 9M96E1 va 9M96E2
Tên lửa 40N6 có được đưa vào hoạt động vào năm sau không và Nga có quyết định bán nó cho Trung Quốc không, đều quyết định tới động thái của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoàng Hải, như tờ Defense News giải thích vào tháng 4/2015:
"Với hệ thống tên lửa tầm ngắm 400km, lần đầu tiên Trung Quốc có thể nhắm tới các mục tiêu trên không xa tận Đài Loan, hay thậm chí New Delhi, Calcutta, Hà Nội và Seoul. Nước này sẽ mở rộng phạm vi vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoàng Hải, và tấn công bất kì mục tiêu trên không nào ở Triều Tiên nếu cần thiết."
Tuy nhiên, theo một bài phân tích trên tờ The Diplomat, học giả Đài Loan J. Michael Cole đã chỉ ra rằng tên lửa 40N6 sẽ phải được đặt ở lớp sát phía ngoài để bao quát được các thành phố và địa điểm trên. Thậm chí nếu tên lửa 40N6 không được bán cho Trung Quốc, khiến S-400 sẽ bị giới hạn phạm vi thì mỗi đơn vị S-400 gồm tám bệ phóng với 32 tên lửa trên mỗi bệ sẽ vẫn nâng cấp đáng kể khả năng chống tiếp cận và phong tỏa khu vực của Trung Quốc.
Theo Danviet
Háo hức nhận S-400, Trung Quốc chuyển tiền đặt cọc sớm cho Nga Vào hôm 11.3, giám đốc tập đoàn công nghệ quốc gia Nga Rostec, ông Sergei Chemezov cho biết, mặc dù chưa hoàn thành xong hợp đồng nhưng Trung Quốc đã chuyển tiền đặt cọc thoả thuận tên lửa phòng không S-400 cho Nga. "Chúng tôi vẫn phải giải quyết nhiều vấn đề về giấy tờ nhưng Trung Quốc đã gửi cho Nga một...