Tên lửa S-400 đặt dấu chấm hết cho KQ Thổ Nhĩ Kỳ?
Việc Nga triển khai tổ hợp tên lửa phòng không S400 tới Syria khiến Không quân Thổ Nhĩ Kỳ như cá nằm trong rọ
Hôm 25/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu đã tuyên bố, Nga sẽ triển khai tổ hợp tên lửa phòng không S-400 tới Syria. Đây là động thái mới nhất của Nga sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 khiến một phi công thiệt mạng. Ngài Bộ trưởng cũng nói thêm rằng, Tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận cho phép phép triển khai tên lửa S-400 tới Syria.
S-400 là cái tên không lạ trong giới quân sự thế giới, đây là tổ hợp tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới hiện nay, được phát triển trên cơ sở loại S-300 huyền thoại. Theo Tập đoàn Almaz-Antei, S-400 có khả năng bắn hạ hầu hết mọi mục tiêu trên không ở cự ly xa đến 400km. Hiện không có tổ hợp phòng không nào sở hữu khả năng như S-400.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 có thể bắn hạ các loại máy bay ném bom tàng hình, máy bay tiêm kích, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm trung – xa. Tổ hợp được cấu thành từ nhiều thành phần phức tạp, tối tân gồm hệ thống chỉ huy, hệ thống radar, bệ phóng, đạn tên lửa và các thành phần đảm bảo chiến đấu, huấn luyện.
Các thành phần chính trong tổ chức đơn vị tên lửa S-400 gồm hệ thống chỉ huy 30K6E với trung tâm điều khiển – chỉ huy 55K6E đặt trên xe tải Ural-532301 (trong ảnh).
6 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không 98ZH6E đóng vai trò một đơn vị tác chiến dành cho các chiến dịch độc lập gồm radar 92N6E/E2; bệ phóng tự hành 5P85TE2 và đạn tên lửa phòng không. Trong ảnh là đài radar đa chức năng 92N6E đặt trên khung gầm xe việt dã MZKT-7930.
92N6E là phiên bản nâng cấp từ mẫu radar 30N6E dùng cho tổ hợp S-300 với chất lượng và tầm quan sát được cải thiện đáng kể. 92N6E có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu.
Video đang HOT
Radar 92N6E có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu (vẫn theo dõi được trong khi đang quét), mỗi xe đài radar kiểm soát tới 4 xe mang phóng, dẫn đường cho 12 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc với tỷ lệ phân bổ 2 đạn tên lửa/ mục tiêu. Tổ hợp có khả năng tự động theo dõi và bám bắt trong điều kiện thời tiết bất lợi hay trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Các mục tiêu nguy hiểm nhất sẽ được sàng lọc để người điều khiển lựa chọn. Khi lệnh khai hỏa được gửi đến xe phóng, 92N6E sẽ tự động tính toán các tham số để dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt mục tiêu. Ảnh: Xe điều khiển hệ thống radar 92N6E.
Ngoài ra, trong quá trình tác chiến, S-400 cũng có thể kết hợp với radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E với tầm trinh sát 300 km và có khả năng phát hiện đồng thời 100 mục tiêu.
96L6E có ưu điểm là kết hợp cả tính năng bắt thấp và bắt cao của 2 loại radar trên trong cùng một thiết kế. Ưu điểm vượt trội của 96L6E là khả năng bắt thấp và rất thấp, đây là tính năng quan trọng trong việc phát hiện tên lửa đường đạn chiến thuật – chiến dịch. Trong chế độ bắt thấp, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 30 – 1.200 m/s. Bên cạnh đó, 96L6E còn có chế độ chuyên tìm kiếm ở độ cao thấp với khả năng bao quát 3600 trong vòng 6 giây, góc phương vị từ -3 – 1,50. Ở chế độ này, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 50 – 2.800 m/s.
Biên chế một tiểu đoàn S-400 có khoảng 12 xe phóng tự hành 5P85TE2 hoặc 5P85SE2 đặt trên khung gầm xe vận tải hạng nặng BAZ-64022.
Mỗi xe phóng kết cấu bốn ống phóng tên lửa khai hỏa theo kiểu “phóng lạnh” – tên lửa rời bệ phóng bằng liều phóng phụ, ở độ cao ổn định ngoài ống phóng mới kích hoạt động cơ chính.
Xe phóng tự hành có thể mang theo nhiều đạn tên lửa hơn với điều kiện đó là biến thể tên lửa nhỏ và tầm bắn ngắn như 9M96E (tầm bắn 40km, trần bắn 20km) hoặc 9M96E2 (tầm bắn 120km, trần bắn 35km). Mỗi xe phóng mang tối đa tới 16 đạn 9M96.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 có thể bắn nhiều loại đạn gồm: 40N6 (tầm bắn 400km, lắp đầu dẫn radar chủ động); 48N6DM (tầm bắn 250km, đầu dẫn radar bán chủ động); 48N6E3 (tầm bắn 250km); 48N6E2 (tầm bắn 200km): 9M96E2 (tầm bắn 120km, trần bắn 5m tới 30km); 9M96E (tầm bắn 40km, trần bắn 20km); 9M96E (tầm bắn 120km, có thể hạ tên lửa đạn đạo).
Một tiểu đoàn tên lửa S-400 có thể theo dõi 100 mục tiêu ở phạm vi 400 – 600 km, khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này. Thời gian triển khai hệ thống chỉ mất 5 phút, thời gian chuyển trạng thái hành quân sang chiến đấu mất 3 phút, thời gian có thể hoạt động trước mỗi lần đại tu 10.000 giờ.
Có thể nói, với khả năng tác chiến “cực khủng” như vậy, mọi loại máy bay gần như không có khả năng sống sót khi S-400 tham chiến. Tầm bắn xa cực đại 400km khiến cho một phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ nằm trọn trong phạm vi bắn của S-400, điều này sẽ khiến Không quân Thổ Nhĩ Kỳ như “cá nằm trong rọ”.
Theo_Kiến Thức
Báo Ấn Độ: Hoả lực bắn loạt của TQ mạnh hơn BM-30 Smerch của Nga
Hệ thống hỏa lực phóng loạt mới của Trung Quốc có tầm bắn tối đa 150km, trong khi, hệ thống hỏa lực phóng loạt BM-30 "Smerch"của Nga chỉ có tầm bắn tối đa 90km
Ngày 17/8, báo Economictimes (Ấn Độ) đưa tin, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tuyên bô các hệ thống hỏa lực phóng loạt của Trung Quốc có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 150km, vượt trội các hệ thống tương tự của Mỹ và Nga về mức độ tự động hóa và sức mạnh hỏa lực, có thể nhấn chìm trận địa của đối phương bằng những "cơn bão lửa và kim loại".
Hệ thống hỏa lực phóng loạt 122mm Type 9 của Trung Quốc
Theo tờ China Daily, Phó Chính ủy Tiểu đoàn Tên lửa - Pháo binh, ông Wang khẳng định: "Sức mạnh hỏa lực của mỗi hệ thống phóng trong biên chế của tiểu đoàn chúng tôi tương đương với sức mạnh của cả tiểu đoàn pháo thông thường.
Mỗi loạt phóng tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu trên diện rộng có kích thước lớn hơn một vài sân bóng, mỗi bệ phóng có thể bắn hơn 100 tên lửa trong vòng một vài phút".
Ông Wang bổ sung: "Nhờ nỗ lực luyện tập chăm chỉ, chúng tôi có thể tự hào về độ chính xác bắn khi sử dụng tên lửa lớp &'đất đối đất'. Do đó, không có bất kỳ đối thủ nào có thể chống đỡ nổi các đòn tấn công của chúng tôi".
Hệ thống hỏa lực phóng loạt BM-30 "Smerch"của Nga
Lần đầu tiên hệ thống hỏa lực phóng loạt tầm xa của Trung Quốc được "trình làng" trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 2009.
Hệ thống hỏa lực phóng loạt mới được coi như vũ khí yểm trợ hỏa lực cho các loại vũ khí tấn công của PLA, gồm các tên lửa chiến thuật và hệ thống pháo truyền thống.
Theo tiết lộ của chỉ huy tiểu đoàn, hệ thống hỏa lực phóng loạt mới có tầm bắn tối đa 150km, trong khi, theo China Daily, hệ thống hỏa lực phóng loạt BM-30 "Smerch"của Nga chỉ có tầm bắn tối đa 90km, còn hệ thống M270 của Mỹ khoảng 70km.
Hệ thống M270 của Mỹ
Đại tá Yang Guobin, Lữ đoàn trưởng Tên lửa - Pháo binh tự tin nói: "So với các hệ thống hỏa lực phóng loạt mà nước ngoài đang sử dụng, hệ thống của chúng tôi tốt hơn nhiều về mức độ tự động hóa, phần mềm điều khiển và sức mạnh hỏa lực. Có thể nói sằng phẳng rằng, đây là loại vũ khí kiềm chế chiến thuật tốt nhất của Lục quân Trung Quốc".
Theo Đại tá Yang Guobin, năm 2009, khi mới đưa vào trang bị cho tiểu đoàn hệ thống mới để thay thế các hệ thống phóng hỏa lực loạt truyền thống đòi hỏi kỹ năng điều khiển tương đối phức tạp, do đó các trắc thủ điều khiển hệ thống này phải học bắt đầu từ con số không.
Để sử dụng hệ thống vũ khí mới trong các tình huống tác chiến khác nhau, chẳng hạn như ở các vùng ven biển, trên cao nguyên hoặc ở các khu vực miền núi, tiểu đoàn cần phải soạn thảo 12 kế hoạch sử dụng tác chiến và một số sơ đồ điểm hỏa.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Nga: Tên lửa phòng không Buk-M3 sẽ vượt trội S-300 Với tầm bắn 70km và tỷ lệ bắn hạ thành công mục tiêu cực cao, tên lửa phòng không Buk-M3 đang nổi lên như ngôi sao mới của Quân đội Nga. Với tầm bắn 70km và tỷ lệ bắn hạ thành công mục tiêu cực cao, tên lửa phòng không Buk-M3 đang nổi lên như ngôi sao mới của Quân đội Nga. Hãng...