Tên lửa S-300PMU-1 của Iran thừa sức khiến Israel chết khiếp
Dẫu cho không có S-300PMU-2, mà thay vào đó là nhận tên lửa phòng không S-300PMU-1, Iran vẫn khiến cho Israel, Mỹ phải lo sợ.
Theo truyền thông Nga, hôm 11/4 Iran đã nhận được tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1
đầu tiên từ công ty Rosoboronexport (Nga). Đáng lưu ý, trước đó phía Nga từng công bố sẽ chuyển giao 4 tiểu đoàn S-300PMU-2 hiện đại hơn. Tuy nhiên, sau đó lại có tin phía Iran chỉ yêu cầu loại S-300PMU-1 vốn có tính kém hơn một chút so với S-300PMU-2.
Dẫu vậy, sức mạnh của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 vẫn sẽ khiến cho lực lượng Không quân Israel phải dè chừng, không những thế ngay cả Không quân Mỹ cũng phải rất cẩn trọng nếu như trong trường hợp các quốc gia này muốn thực hiện các cuộc tập kích đường không quy mô. Ảnh: Tiêm kích hạng nặng F-15E của Israel.
S-300PMU-1 (NATO định danh là SA-2A Gargoyle) được giới thiệu lần đầu năm 1992, thiết kế cho nhiệm vụ chống lại các cuộc tập kích đường không với khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu khí động bao gồm cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Một tổ hợp S-300PMU-1 gồm rất nhiều thành phần, nhưng tựu chung lại chúng có 4-5 thành phần chính gồm: 6-12 xe phóng tự hành (TEL); đài điều khiển hỏa lực 30N6E; đài thám sát mọi độ cao 96L6E; hệ thống chỉ huy và giám sát 83M6E với đài radar 64N6E. Tuy nhiên, chỉ cần xe phóng cùng hai đài 30N6E và 96L6E là tổ hợp đã có thể tác chiến. Các đài bổ trợ khác cho phép tăng tầm quan sát đường không cũng như tăng khả năng điều khiển thêm tên lửa.
Bệ phóng tự hành (4 đạn mỗi bệ) có thể sử dụng nhiều khung gầm khác nhau như MAZ-543, BAZ-64022 hay KRAZ-260. Tuy nhiên, hiện không rõ Iran đã mua khung gầm nào. Với tổ hợp S-300PMU-1 của Việt Nam, chúng ta đã lựa chọn khung gầm MAZ-543.
Video đang HOT
Phiên bản S-300PMU-1 được giới thiệu năm 1992 trang bị thêm đạn tên lửa cỡ lớn 48N6 có khả năng phòng thủ tên lửa. Loại đạn này đạt tầm bắn lên tới 150km, tốc độ bay 2.000m/s, lắp đầu nổ nặng khoảng 150kg, dần đường kiểu TVM.
Ngoài ra, S-300PMU-1 có thể sử dụng các loại đạn cỡ nhỏ hơn như 5V55R đạt tầm bắn khoảng 75km hoặc 5V55KD đạt tầm bắn 90km, sử dụng đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 có khả năng bắn hạ các mục tiêu từ độ cao có khả năng bắn hạ mục tiêu khí động ở cự ly 5-150km với độ cao đánh chặn từ 10-27km, mục tiêu đạn đạo ở cự ly 40km nhưng không rõ độ cao bắn hạ. Tổ hợp có khả năng dẫn đường 12 tên lửa bắn chặn 6 mục tiêu cùng lúc.
Đài điều khiển 30N6E sử dụng công nghệ anten mạng pha làm nhiệm vụ phát hiện, bám bắt, xử lý mục tiêu hoàn toàn tự động. Radar được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số tốc độ cao cho phép phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu cao hơn.
Đài 30N6E có có phạm vi phát hiện mục tiêu 200-300km, theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn đạn tên lửa hạ 6 mục tiêu cùng lúc.
Đài thám sát mọi độ cao 96L6E có khả năng phát hiện đến 300 mục tiêu cùng lúc, cự ly tác chiến đến 300km.
Ưu điểm của 96L6E là khả năng bắt thấp và rất thấp, đây là tính năng quan trọng trong việc phát hiện tên lửa đường đạn chiến thuật – chiến dịch. Trong chế độ bắt thấp, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 30 – 1.200 m/s.
Đài nhìn vòng 64N6E Big Bird là radar giám sát tầm xa cung cấp 3 tham số, dùng để phát hiện và theo dõi mục tiêu trong môi trường lộn xộn, có gây nhiễu mạnh. Radar 64N6E có khả năng phát hiện đồng thời 200 mục tiêu ở cự ly 300 km. Tuy nhiên, không rõ liệu Iran có mua loại radar này không vì thực tế S-300PMU-1 hoạt động tốt với hai đài chính 30N6E và 96L6E.
Việc Iran có trong tay các tổ hợp tên lửa S-300PMU-1 giúp quốc gia này tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ không phận đối phó với vũ khí tiên tiến chính xác cao của Mỹ-Israel và đồng minh. Nó cũng khiến cho các thế lực thù địch phải cân nhắc kỹ lưỡng trước bất kỳ quyết định tấn công nào tới nước Cộng hòa Hồi giáo.
Theo_Kiến Thức
Nga thử nghiệm robot phòng không vũ trụ
Nga đang tiến hành thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không vũ trụ có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động.
Nga đi trước thời đại
Thông tin này được đích thân Tổng công trình sư Tổ hợp Almaz-Antey, Pavel Sozinov cho biết. Hiện nay, tổ hợp này đang phát triển một vài dự án liên quan tới lĩnh vực trên.
Đây là tổ hợp vũ khí hoàn toàn mới với nhiều công nghệ ưu việt. Hướng phát triển ưu tiên của tổ hợp vũ khí dạng robot mới là khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Ông P. Sozinov tiết lộ: "Những đối thủ tiềm năng của nước Nga đang phát triển nhiều phương tiện tấn công tiên tiến, trong đó có cả khả năng tấn công từ vũ trụ. Chính vì thế, việc phát triển hệ thống phòng không-vũ trụ toàn diện là cần thiết".
Tổng công trình sư này nhấn mạnh, Nga đang theo đuổi việc phát triển một nền tảng vũ khí phòng không-vũ trụ hợp nhất để từ đó phát triển các biến thể nâng cấp đối phó với các mỗi nguy cơ khác nhau trong tương lai.
Hiện chưa rõ dòng vũ khí tự động hóa nói trên có phải là một phiên bản của tổ hợp S-500 Almaz-Antey đang phát triển hay không? Được biết, Viện nghiên cứu tự động hóa Moscow đang phát triển phần mềm điều khiển mới cho các tổ hợp vũ khí phòng không tiên tiến do Tổ hợp Almaz-Antey phát triển.
Nga đang âm thầm thử nghiệm hệ thống robot phòng không. Ảnh minh họa.
Trong đó, có các phần mềm điều khiển tự động hóa dành cho các đài điều khiển Universal-1E, Baikal-1ME, Fundament-E giúp giảm thiểu thao tác của kíp điều khiển và nâng cao khả năng tác chiến của hệ thống phòng không hợp nhất. Toàn bộ tổ hợp vũ khí phòng không mới đều được đặt trên khung gầm xe việt dã để tăng tính cơ động và sống sót trong tác chiến.
Mỹ đuối sức
Không chỉ phát triển hệ thống phòng không vũ trụ robot, việc Nga lần đầu tiên sử dụng các robot quân sự trong thực chiến của mình tại Syria và đạt được những thành công một lần nữa chứng tỏ cho Mỹ và đồng minh thấy được sức mạnh toàn diện về quốc phòng của Mosvka.
Các chuyên gia cho rằng sự hiện diện của robot Nga trên chiến trường sẽ thay đổi cục diện chiến tranh, tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt với Mỹ, nước vốn được mệnh danh là đất nước của các robot quân sự.
Trái ngược với việc sử dụng robot cho các nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu (chụp ảnh do thám, đảm bảo hậu cần quân nhu) như Mỹ từng làm, lần đầu tiên một hệ thống phức hợp robot hóa hoàn chỉnh của quân đội Nga đã trực tiếp tham chiến. Điều này đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử quân sự thế giới, nó sẽ làm thay đổi chiến thuật và tư duy chiến lược, đồng thời kéo theo đó sẽ là một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Thực tế thì từ lâu, Nhà Trắng đã chiếm ưu thế và giành quyền chủ động trong việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng các mô hình robot quân sự vào chiến đấu như robot chiến trường PackBot, Robot cứu thương Bear, "Chiến binh" robot chó, đặc biệt là hệ thống máy bay không người lái (UAV) có sức hủy diệt và độ chính xác cao.
Theo báo cáo gần đây của cơ quan nghiên cứu thuộc quốc hội Mỹ, khoảng 31% số máy bay quân sự của Washington là UAV và những cỗ máy biết bay này thực sự đang làm thay đổi cách tiến hành chiến tranh trên thế giới.
Con số trên cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc về số lượng UAV trong vòng 10 năm qua khi loại máy bay tự lái này chỉ chiếm 5% tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ vào năm 2005.
Trong khi đó, dù ngành nghiên cứu và phát triển robot quân sự của Nga chỉ mới xuất hiện một vài năm trở lại đây nhưng quá trình đầu tư và nỗ lực cải tiến của Moskva đã đạt được những tín hiệu tích cực, trở thành nguy cơ đe dọa đối với Nhà Trắng.
Mới đây trong diễn đàn thảo luận về vấn đề an ninh quốc gia tại Washington, Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ - ông Robert Work - đã nhận định rằng Nga đang đầu tư rất mạnh để xây dựng một quân đội robot chiến đấu của riêng mình với những tính năng vượt trội, điều này sẽ tạo ra rất nhiều áp lực cho Lầu Năm Góc nếu muốn theo đuổi hướng đi này.
"Tổng tham mưu quân đội Nga - tướng Valery Vasilevich Gerasimov - đã phát biểu rằng lực lượng quân sự của họ đã sẵn sàng cho những cuộc chiến sử dụng robot. Và trong tương lai rất nhiều đơn vị sẽ chuyển sang sử dụng robot chiến đấu hoàn toàn thay vì con người như trước kia", ông Robert Work lo ngại.
Rõ ràng với sự đầu tư một cách bài bản và nghiêm túc, Moskva đang chứng minh cho Mỹ và phương Tây thấy sức mạnh và tiềm năng quốc phòng toàn diện của mình. Những hệ thống robot quân sự mà Moskva dự kiến sản xuất trong tương lai sẽ trở thành đối trọng với Washington.
Theo_Báo Đất Việt
Mảnh vỡ được tìm thấy ở Mozambique có khả năng là của MH-370 "Mảnh vỡ vừa được tìm thấy ở Mozambique, phía đông nam châu Phi hôm 2-3 có khả năng cao là một phần của chiếc máy bay Boeing 777 đã mất tích hồi tháng 3-2014, tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn điều gì"- Reuters dẫn lời Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Malaysia, Liow Tiong Lai. Một nhóm chuyên gia...