Tên lửa RS-28 Sarmat là đồ giả?
Việc công bố hình ảnh mới nhất của tên lửa đạn đạo liên lục địa mới “Sarmat” đã dẫn đến cuộc tranh cãi trên phương tiện truyền thông phương Tây.
Tờ The Daily Mail cho rằng, họ lo ngại khả năng tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể phá huỷ Anh và Xứ Wales. Trong khi đó tờ The New York Post đã gọi tên lửa này là “Nguỵ trang của ma quỷ”, chúng có thể dễ dàng tiến đến New York. Còn tờ The Daily Star công bố bản đồ bờ biển phía Đông Hoa Kỳ, nếu mục tiêu của loại tên lửa này là khu vực này có thể chết hàng triệu con người và phá hủy hoàn toàn thành phố.
Tuy nhiên cũng có người hoài nghi về khả năng của loại tên lửa này.
Ví dụ, ông Igor Sutyagin, người bị giam giữ ở Nga gần 11 năm vì tội làm gián điệp và hiện nay là thành viên của Viện Hoàng gia Anh chuyên nghiên cứu về Quốc phòng.
Theo ông, trung tâm nghiên cứu, sản xuất tên lửa quốc gia mang tên Makeeva là giả mạo.
Video đang HOT
Tên lửa có sức mạnh hơn hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản
“Các chi tiết của tên lửa trong thiết kế không hợp lý. Tôi nghi ngờ rằng, tên lửa này chỉ tồn tại như một đống sắt”, chuyên gia đã chuẩn đoán qua một bức ảnh.
Và ông giải thích thêm rằng, “Nga muốn cho cả thế giới biết họ là một quốc gia lớn hùng mạnh. Họ có thể mang đến mối đe dọa tiềm tàng cho các quốc gia khác, đừng coi thường họ”.
Nhận định này cũng hoàn toàn giống với những phân tích trong các bài báo về “Sarmat”, được phương tiện truyền thông phương Tây gọi là “Satan-2″.
Nhớ rằng, loại tên lửa mới được tạo ra để thay thế cho tổ hợp “Voivode” (NATO gọi là “Satan”). Còn chuyên gia phân tích quân sự Nga, Alexander Perendzhiev cho rằng, Nga không có ý định phô trương hoặc chứng minh cho bất cứ ai.
“Phương Tây đang tập trung sự chú ý vào các Lực lượng vũ trang của chúng tôi. Hiện nay họ đang tập trung phân tích các mối đe dọa từ phía chúng tôi”.
Chuyên gia Nga thẳng thắn cho rằng, “người Nga không cần chứng minh với bất cứ mục đích gì, hãy để cho mọi người thấy chúng ta có và không có gì. Hãy để cho họ tranh luận và tìm hiểu. Chúng ta cần làm việc và tạo ra những sản phẩm để tăng cường an ninh của đất nước và sẵn sàng chống lại các mối đe dọa trong bất cứ trường hợp nào”.
Trước đó hôm 23/10 cục thiết kế Makeeva (Nga) đã lần đầu công bố bức ảnh tên lửa RS-28 Sarmat, loại vũ khí chiến lược có thể tấn công từ khoảng cách 16 000 km.
Loại tên lửa này của Nga được đánh giá là thách thức mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây và Mỹ.
Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tên lửa tầm xa, tiến sĩ Paul Craig cho rằng, loại tên lửa này khi ra mắt sẽ có sức mạnh tương đương với hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản năm 1945.
Theo Đất Việt
Nga khoe tên lửa mạnh gấp 3.000 lần bom hạt nhân Mỹ
Đầu đạn nhiệt hạch của tên lửa RS-28 "Sarmat" Nga có sức nổ tương đương 50 triệu tấn TNT, gấp 3.330 lần quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima.
Hình mẫu tên lửa RS-28 "Sarmat". Ảnh: Viện thiết kế Makeyev.
Nga hé lộ hình ảnh đầu tiên của tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nhiệt hạch RS-28 "Sarmat" vào ngày 24/10, RT đưa tin. Đây là sản phẩm của Viện thiết kế tên lửa Makeyev, dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2018.
Đại diện nhà sản xuất cho biết tên lửa RS-28 sẽ phục vụ nhiệm vụ răn đe hạt nhân. Động cơ đẩy PDU-99 của tên lửa được thử nghiệm hồi tháng 8, còn đầu đạn siêu thanh đã hoàn tất việc bắn thử hồi đầu năm.
Tên lửa Sarmat sẽ thay thế cho phiên bản RS-36M (NATO định danh là SS-18 Satan). Mỗi quả tên lửa nặng ít nhất 100 tấn, có thể mang 10-16 đầu đạn và mồi bẫy với tổng khối lượng 10 tấn. Sức nổ tối đa của RS-28 "Sarmat" tương đương với 50 triệu tấn TNT, gấp 3.330 lần quả bom hạt nhân được Mỹ ném xuống Hiroshima.
RS-28 được trang bị động cơ nhiên liệu lỏng, có tốc độ tối đa 24.500 km/h (gấp 20 lần tốc độ âm thanh), tầm bắn trên 10.000 km. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với định vị vệ tinh GLONASS.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Hệ thống trả đũa hạt nhân không cần con người can thiệp của Nga Hệ thống Perimeter có thể tự động ra lệnh phóng tên lửa hạt nhân trả đũa trong trường hợp nước Nga bị tấn công phủ đầu và các lãnh đạo cấp cao đều thiệt mạng. Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga. Ảnh: Wikicommons Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thiết kế một hệ thống chỉ...