Tên lửa quân ly khai tung sóng xung kích phá hủy xe bọc thép Ukraine
Tờ Autoconsulting mới đây cho biết, trong trận chiến vừa qua tại Donbass, 2 xe bọc thép mới của Ukraine loại BTR-4E dù được trang bị lớp giáp mới và được tăng cường bảo vệ bởi lồng thép xung quanh nhưng đã bị quân ly khai dùng tên lửa đầu đạn nhiệt áp có sóng xung kích mạnh bắn phá.
Qua phân tích, các chuyên gia quân sự Ukraine cho rằng, 2 xe chiến đấu mới BTR-4E ở trạm kiểm soát 32 bị tấn công ở trên, trong đó có 1 chiếc bị phá hủy hoàn toàn, rõ ràng đã trúng một cú đánh mạnh bởi tên lửa song lại có những dấu hiệu bất thường.
Tên lửa Kornet có khả năng phát sóng xung kích với sức đánh lan rộng khi mang đầu đạn nhiệt áp. Ảnh: Armyrecognition
Bài viết trên Autoconsulting cho rằng, các tay súng của ly khai có thể đã sử dụng một loại tên lửa có hệ thống dẫn đường và sức công phá mạnh mới có thể xuyên qua nhiều lớp bảo vệ để phá hủy được xe BTR-4E mới.
Trước đó, theo Autoconsulting, nhiều hình ảnh đã chứng tỏ sự xuất hiện của loại tên lửa chống tăng (ATGM) Kornet. Điều đáng chú ý, Kornet có nhiều phiên bản khác nhau, trong đó có cả loại có đầu đạn nhiệt áp (thermobaric).
Cụ thể loại tên lửa Kornet 9M133F (9M133F-1) có đầu đạn nổ nhiệt áp dù có kích thước tương tự với tên lửa đầu đạn nhiệt, nhưng nó lại có bán kính tàn phá lớn do có thể phát ra sóng xu kích và sức nóng của các mảnh đạn nổ lớn, khiến sự bùng nổ của đầu đạn được mở rộng hơn cả về chiều không gian và thời gian so với chất nổ thông thường.
Chính những làn sóng xung kích nổ như vậy đã thay đổi quá trình biến đổi nổ của oxy trong không khí, tạo ra làn sóng tàn phá lan qua cả các chướng ngại vật, hào sâu, các lỗ hổng, gây nguy hại cho con người và mạng lưới bảo vệ phương tiện, thiết bị vũ khí.
Video đang HOT
Xe bọc thép mới BTR-4E dù được tăng lớp giáp và lồng thép bảo vệ vẫn bị vũ khí phe ly khai xuyên cháy. Ảnh: Autoconsulting
Kinh ngạc hơn, trong khu vực đầu đạn nhiệt áp được kích nổ, gần như toàn bộ oxy trong không khí bị đốt cháy, nâng nhiệt độ xung quanh lên tới 800-850 độ C. Loại đầu đạn nhiệt áp 9M133F (9M133F-1) của tên lửa có sức công phá tương đương với 10 kg chất nổ TNT, đồng thời các hiệu ứng nổ và gây cháy cao đối với các mục tiêu không kém gì so với đầu đạn FFS cỡ 152 mm.
Được biết, BTR-4E, theo Armyrecognition, là một xe bọc thép chở quân loại bánh lốp 88, mới được ra đời năm 2014, do Cục thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov (KMDB) của Ukraine thiết kế, đã tăng cường thêm lớp giáp bảo vệ. Loại giáp mới này được cho là có thể gia tăng sự bảo vệ cho phi đoàn của xe chống lại các mối đe dọa của những loại vũ khí hiện đại mới trên chiến trường.
Về vũ khí BTR-4E có trang bị tương tự như xe bọc thép BTR-4 với vũ khí chính là súng 30 mm, tên lửa chống tăng loại Konkurs hay Baryer, súng máy 7,62 mm, có tốc độ đường đất tối đa 110 km/h, lội nước 10 km/h, phạm vi tác chiến 690 km và có thể chở từ 7-9 binh sĩ với kíp lái 3 người.
Trong khi đó tên lửa Kornet phiên bản đầu đạn nhiệt áp 9M133F (9M133F-1) có thể được trang bị hệ thống dẫn đường bằng chùm tia laser, có trọng lượng 29 kg gồm cả ống phóng, có khả năng bắn phá mục tiêu ở phạm vi từ 100 m-5,5 km.
Theo Dân Việt
Nước Nga đã mệt mỏi vì "cuộc chơi" Ukraine
Hòa bình còn lâu mới trở lại với Ukraine nhưng ít nhất, súng đã bớt nổ và những "tiếng bấc ném đi, tiếng chì ném lại" giữa Nga và EU đã tắt. Các chuyên gia cho rằng, đó là vì nước Nga đã mệt mỏi.
Tổng thống Nga V.Putin (trái) và Phó Thủ tướng Dmitri Kozak
Thực tế thì cả Nga và EU đều đã mệt và có lẽ chính vì đó mà sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu hồi cuối tuần qua, không có biện pháp trừng phạt mới nào được đưa ra nhằm vào nước Nga.
Về phần mình, dù trước đó đã rất mạnh miệng khẳng định sẽ có những biện pháp trả đũa đích đáng đối với EU nhưng rốt cuộc, người Nga đã không làm gì cả.
Phát biểu tại một phiên họp chính phủ Nga hồi cuối tháng 9 vừa qua, cả 2 Phó thủ tướng Arkadi Dvorkovich và ông Dmitri Kozak đều đã thẳng thắn thừa nhận sự mệt mỏi của Nga liên quan đến các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh EU.
Cùng với đó, giới chuyên gia trong nước cũng cho rằng Nga áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu thực phẩm từ EU và Mỹ là một bước đi sai lầm nên Kremlin sẽ không áp dụng lại một lần nữa.
Một số nhà phân tích trung lập thì khẳng định, việc Nga dừng leo thang căng thẳng một phần là do các sáng kiến hòa bình ở miền Đông Ukraine đã đạt được thành công bước đầu.
Hẳn nhiều người còn nhớ, ngay sau khi EU và Mỹ quyết định thông qua gói trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga, Bộ Ngoại giao nước này đã ra tuyên bố các biện pháp này sẽ nhận được sự đáp trả đích đáng từ phía điện Kremlin. Đồng thời, trợ lý của Tổng thống, ông Andrei Belousov cũng cho biết làn sóng đáp trả thứ hai của Nga sẽ bao gồm cả việc cấm nhập khẩu ô tô, đồ may mặc, các sản phẩm đồ gỗ và nhiều loại dịch vụ tài chính...
Tiếp sau đó, Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế Nga còn loan tin rằng, việc trả đũa có thể sẽ bao gồm những sản phẩm như tủ lạnh hay hóa dầu. Còn Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev còn đe dọa sẽ cấm cả những chuyến bay của phương Tây qua không phận Nga.
Tuy nhiên, đến nay các quan chức Nga vẫn khá im ắng, thậm chí một số người còn bóng gió rằng các biện pháp phản đòn tiếp theo sẽ không được đưa ra. Trong chính phủ Nga, việc soạn thảo những biện pháp trả đũa đã không còn được ưu tiên bàn bạc mà thay vào đó là những cuộc họp nhằm thích ứng với tình hình mới.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời ông Dmitri Kozak cho biết, Nga quyết định không lao vào trò chơi ném tuyết với Mỹ và EU nữa vì các biện pháp này không mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế. Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định cách thức trả đũa bằng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm mà ông Putin áp dụng từ ngày 6/8 đã không đạt được mục đích đề ra.
Sau lệnh cấm này, thị trường Nga lập tức thiếu hụt đến 20% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa thì hậu quả đối với phương Tây là không nhiều khi lượng hàng xuất khẩu của Nga chỉ chiếm khoảng 1%.
Phó thủ tướng Nga Arkadi Dvorkovich
Chuyên gia Alexay Arbatov - Viện nghiên cứu kinh tế - nhấn mạnh, Nga cần xem lại quyết định hành chính đã gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường và giá cả leo thang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân.
Thêm vào đó, nước Nga gần như không tìm ra biện pháp đáp trả nào có thể gây ra nguy hiểm cho đối thủ mà lại vẫn an toàn cho họ. Ví dụ như kế hoạch cấm các hãng hàng không phương Tây bay qua không phận Nga có thể khiến nước này mất đi hàng tỷ USD tiền cho thuê bầu trời. Thêm vào đó, nếu Mỹ và EU cũng áp dụng biện pháp đáp trả tương tự thì hãng hàng không lớn nhất của Nga là Aeroflot có nguy cơ phá sản.
Các chuyên gia cho rằng, Nga không nên tiếp tục cuộc chơi "choảng nhau" với đối thủ không cân sức.
Bên cạnh đó, có một số ý kiến khác lại cho rằng, nguyên nhân chính của việc Nga ngừng trả đũa là vì họ thấy Kiev đã gần "cùng đường", đã chịu xuống thang và biết điều hơn. Trong khi đó, các tiến bộ trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị - ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến Nga... hài lòng hơn.
Ở phía bên kia chiến tuyến, EU và Mỹ không phải là không cảm nhận được sự vô bổ mà có hại của cuộc chơi này. Sau những ngày tháng "hung hăng", phương Tây cũng dịu giọng và họ hiểu rằng, ngôn ngữ mang nặng tính đe dọa sẽ chẳng thể khiến Nga chùn tay chút nào.
Theo Infonet
Tổng thống Mỹ cáo buộc Nga cản trở bầu cử ở Đông Ukraine Theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 27/10 đã hoan nghênh cuộc bầu cử quốc hội "thành công" của Ukraine, với thắng lợi lớn thuộc về những người ủng hộ Phương Tây, đồng thời chỉ trích Nga cản trở cử tri đi bỏ phiếu tại miền Đông Ukraine. Cử tri đi bầu cử tại Ukraine (Nguồn: AFP) Tuyên bố của Tổng thống...