Tên lửa phòng không SM-6 diệt hạm: Kì diệu sức mạnh Mỹ
Để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng, Hải quân Mỹ có kế hoạch tích hợp thêm tính năng diệt hạm cho tên lửa phòng không SM6.
Siêu tên lửa chống hạm
Kế hoạch không tưởng của Hải quân Mỹ được tạp chí National Interest tiết lộ. Để trở thành tên lửa “hai trong một”, SM-6 phải nhận nhiệm vụ vừa phòng không vừa đối chống hạm, giúp Hải quân Mỹ mở rộng không gian hoạt động cho các tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.
Nói về kế hoạch này của Hải quân Mỹ, chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest cho biết, SM-6 từ lâu đã được nhìn nhận là một mẫu tên lửa phòng thủ và phòng không rất mạnh nhưng đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cho biết vũ khí này còn có cả năng lực chống hạm.
Để hoàn thành nhiệm vụ kép, SM-6 được tích hợp hệ thống kết nối mạng và radar dò tìm chủ động, được thiết kế để tấn công các mục tiêu ngoài tầm quan sát radar của tàu.
Khu trục hạm USS John Paul Jones (DDG-53) phóng tên lửa SM-6.
Sử dụng hệ thống tác chiến kiểm soát hỏa lực hỗn hợp của hải quân, một tàu chiến lớp Aegis có thể tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời nhờ dùng dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ máy bay cảnh báo sớm E-2D “Mắt Diều hâu” tối tân.
Phạm vi hoạt động của một radar dải tần S trên chiến hạm lớp Aegis đạt khoảng 402,3 km đối với mục tiêu bay ở độ cao 9,1 km. Trong trường hợp mục tiêu bay thấp hơn, tầm dò của radar cũng bị thu hẹp và đây chính là lúc máy bay cảnh báo sớm E-2D phát huy tác dụng. Giới phân tích cho rằng tầm bắn của tên lửa SM-6 còn có thể vượt qua phạm vi 402 km.
Máy bay E-2D có khả năng theo dõi những mục tiêu trên mặt nước và trên không, vì thế khi kết hợp với tên lửa SM-6, tổ hợp này sẽ giúp các tàu chiến Mỹ tấn công hiệu quả các tàu mặt nước đối phương từ ngoài đường chân trời bởi vận tốc của tên lửa lên tới 1.191 m/s.
Đầu đạn của SM-6 tương đối nhỏ, nhưng với khả năng đánh chặn được tên lửa đạn đạo, SM-6 hoàn toàn đủ sức tiêu diệt chiến hạm của đối phương chỉ sau một lần bắn trúng.
“Đây là một vũ khí hải đối không tuyệt vời”, ông Carter nhấn mạnh. “SM-6 là một trong những vũ khí uy lực và tiên tiến nhất của chúng tôi”. Cũng theo ông, do SM-6 là tên lửa “hai trong một” nên đây là giải pháp tiết kiệm chi phí.
Video đang HOT
Dù đầu đạn nhỏ nhưng SM-6 vẫn sẽ phát huy hiệu quả trong thực chiến nhờ tốc độ đầu đạn. Động năng từ một tên lửa tốc độ siêu thanh có thể tạo ra sức công phá rất lớn, nhất là với các tàu chiến có lớp giáp mỏng như hiện nay, chuyên gia Majumdar cho hay.
Lộ tên lửa chống hạm mới
Một chương trình vũ khí không kém táo bạo so với SM-6 của Hải quân Mỹ là việc biến “sứ giả chiến tranh” Tomahawk thành sát thủ toàn năng khi tích hợp thêm tính năng chống hạm cho dòng tên lửa này.
Nói về kế hoạch này, cựu quan chức Hải quân Mỹ, Byran McGrath phát biểu trên tạp chí National Interest rằng Washington đã không trang bị thêm bất kỳ lớp tàu chiến nào mới có thể phóng tên lửa diệt hạm từ năm 1999 đến nay.
“Không có con tàu nào trong kho của chúng tôi có thể vô hiệu hóa tàu khác bằng vũ khí sẵn có ngoài phạm vi 70 dặm (tầm bắn của tên lửa Harpoon) và không có tàu mới nào phóng được tên lửa Harpoon được bổ sung kể từ năm 1999″ – ông McGrath nhấn mạnh.
Tên lửa Tomahawk Block IV thử thành công khả năng diệt hạm.
Vì vậy, giải pháp tình thế lúc này đó là tích hợp thêm cho Tomahawk thành tên lửa hành trình tấn công kép, tức kiêm luôn vai trò diệt hạm bên cạnh chức năng tấn công trên bộ. Sau khi cải tiến, tên lửa có thể diệt hạm trong phạm vi 1.850 km.
Tuy nhiên trên thực tế, ngay từ tháng 5/2015, Công ty Raytheon đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng đánh mục tiêu di động của tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk Block IV. Để có khả năng này, Raytheon trang bị cho phiên bản Block IV đầu tự dẫn.
Trong quá trình thử nghiệm, máy bay mang -39 đã mô phỏng bay tên lửa hành trình với đầu tự dẫn cải tiến của Tomahawk Block IV lắp trên máy bay. Nó được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động.
Theo_Báo Đất Việt
Sức mạnh phiên bản đặc biệt hệ thống Tor
Theo TASS, hãng sản xuất thiết bị quân sự Almaz - Antey đang phát triển phiên bản đặc biệt của hệ thống phòng không Tor để hoạt động tại Bắc Cực.
Almaz - Antey cho biết trong một thông báo: "Các công việc nghiên cứu và phát triển trong dự án tạo ra một phiên bản dành riêng cho môi trường Bắc Cực của hệ thống phòng không tầm ngắn Tor đã được bắt đầu. Đây là công việc được tiến hành dưới hợp đồng được kí kết với Bộ Quốc phòng Nga".
Theo những thông tin ban đầu được tiết lộ, để làm ấm cabin của của hệ thống Tor khi hoạt động tại Bắc Cực, công nghệ được áp dụng trong các tàu vũ trụ sẽ được đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, để tránh nhiên liệu bị tác động trong điều kiện khắc nghiệt tại Bắc Cực khiến hệ thống có thể khó hoạt động, một loại vật liệu đặc biệt cũng sẽ được nhà sản xuất sử dụng.
Theo giới thiệu từ phía Nga, Tor (NATO định danh là SA-15 Gauntlet) là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp được trang bị cho cấp sư đoàn bộ binh cơ giới hoặc quân binh chủng hợp thành có thể hạ mục tiêu ở độ cao thấp - trung trong mọi điều kiện thời tiết.
Tor có thể tiêu diệt chiến đấu cơ, trực thăng, tên lửa hành trình, bom, bom liệng, máy bay không người lái... Trong đó, biến thể Tor-M2U đưa vào phục vụ từ năm 2008, được nâng cao khả năng tác chiến đánh địch trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh.
Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U bao gồm nhiều thành phần: xe chiến đấu 9A331; xe tiếp đạn 9T244; xe cẩu 9T245; xe bảo trì 9V887; xe tải 9F399 và một số thành phần khác.
Xe chiến đấu 9A331 sử dụng khung gầm bánh xích GM-5955 có thể hành quân với tốc độ tối đa 65km/h, cự ly hành trình 500km. Ngoài khung gầm bánh xích, các tổ hợp Tor-M2U của Nga hiện nay thiết kế theo kết cấu module cho phép tích hợp trên khung gầm xe bánh lốp.
Trên xe chiến đấu 9A331 được tích hợp cabin lái đặt ở phía trước và tháp pháo đặt ở trung tâm chứa các hộp đạn tên lửa. Phía trước và sau tháp trung tâm trang bị các hệ thống radar trinh sát, dẫn bắn. Theo một số nguồn tin rò rỉ, tổ hợp Tor-M2U có thể theo dõi cùng lúc đến 40 mục tiêu, tự động đánh giá mức độ nguy hiểm của từng loại lên phương án đánh chặn. Đài radar có thể dẫn bắn cùng lúc vào 4 mục tiêu với số lượng đạn tên lửa không giới hạn.
Tổ hợp tên lửa Tor-M2U được trang bị 12 đạn không đối đất 9M331 đặt thẳng đứng trong các hộp phóng làm bằng hợp kim nhôm. Đạn tên lửa mang đầu nổ phá mảnh và ngòi nổ cận tiếp xúc chủ động cho phép hạ mục tiêu di chuyển ở tốc độ 700m/s, trần bay tối đa 6km, trong phạm vi 12km.
Đặc biệt, Tor-M2U có khả năng bắn loạt ngắn 3 quả đạn chỉ trong 5 giây. Tên lửa 9M331 được thiết kế đăc biêt đê chông lai cac muc tiêu co kha năng thao diễn va tiêt diên phan xa tin hiêu radar nhỏ (ví dụ như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình, bom lượn thông minh).
Khả năng tác chiến cực mạnh kết hợp với tính năng "vừa đi vừa bắn" khiến tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U vốn đã nguy hiểm, nay càng nguy hiểm hơn.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ khen tàu ngầm Nga để tự đề cao mình Hải quân Mỹ vừa hết lời khen ngợi sự tiến bộ và sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Nga và cho rằng chỉ Mỹ mới đủ sức đối phó. Thông tin này được tạp chí National Interest (Mỹ) cho biết hoạt động của tàu ngầm Nga tại phía Bắc Đại Tây Dương đã tăng trở lại mức như ở thời Chiến tranh...