Tên lửa phòng không S-400 sẽ bảo vệ Thủ đô Bắc Kinh?
Tên lửa phòng không S-400 có thể được Trung Quốc triển khai để bảo vệ Bắc Kinh hoặc triển khai ở ven biển bao phủ quần đảo Senkaku tranh chấp.
Trung Quốc có thể dùng tên lửa S-400 để bảo vệ các cơ quan đầu não và triển khai tới vùng biển nước này đang tranh chấp.
Nhận định trên vừa được chuyên gia phân tích quân sự Nga Igor Korotchenko tiết lộ trên Sputnik vào hôm 13/4, ngay sau khi người đứng đầu Tập đoàn Rosoboronexport xác nhận bán hệ thống S-400 cho Trung Quốc.
Theo chuyên gia này, bằng việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 (NATO định danh là SA-21 Growler) của Nga, Bắc Kinh đã có được sự đầu tư vững chắc cho an ninh quốc gia Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa phòng không “khủng” S-400 của Nga.
“Tôi tin có hai tuyến chính để sử dụng những hệ thống tên lửa này: các tên lửa sẽ phủ khắp không phận Bắc Kinh, một trung tâm chính trị đầu não, và có thể được triển khai tới một trong những vùng biển của Trung Quốc. Bằng việc mua S-400, Trung Quốc đã có được một sự đầu tư tốt cho an ninh quốc gia”, Korotchenko nói.
Đồng thời ông Igor Korotchenko còn lưu ý, S-400 có thể phá hủy rất nhiều mục tiêu, bao gồm cả các tên lửa hành trình và các máy bay chiến đấu loại tàng hình.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) Siemon Wezeman cũng tin, hệ thống tên lửa phòng không S-400mới sẽ được triển khai xung quanh các cơ quan đầu não về chính trị và quân sự của Trung Quốc. Những nơi đang được bảo vệ bởi các hệ thống tên lửa S-300 Nga và HQ-9 do Trung Quốc sản xuất.
“S-400 có khả năng chống lại các tên lửa đạn đạo, loại vũ khí đặt ra mối đe dọa lớn đối với các mục tiêu quan trọng”, Wezeman phát biểu trên Sputnik.
Nhà nghiên cứu này còn cho biết thêm, tên lửa S-400 có tầm hoạt động xa và ổn định hơn so với hệ thống S-300. Do đó cũng có thể Bắc Kinh sẽ sử dụng chúng để bao phủ lên vùng eo biển Đài Loan và một phần không phận của Đài Loan cũng như một phần biển phía Đông hoặc Nam Trung Quốc.
Các thành phần của một tiểu đoàn tên lửa S-400.
Cùng suy nghĩ, chuyên viên nghiên cứu cao cấp Vassily Kashin tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Moscow cho hay, S-400 được Trung Quốc mua thuộc loại có phạm vi hoạt động tới 250 dặm (402,3 km), do đó cho phép Bắc Kinh tấn công các mục tiêu tận xa ngoài khơi biển phía Đông Trung Quốc.
“Những tên lửa này có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở không phận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku từ đất liền của Trung Quốc”, Kashin nói.
Nhìn nhận ở tầm vĩ mô, nhà nghiên cứu Wezeman lưu ý, việc mua các hệ thống phòng không mới và hiện đại sẽ tác động tới cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ không diễn ra một cách kịch liệt.
“Tôi hy vọng các nước trong khu vực sẽ có được một hướng nhìn tốt về một tình huống mới và quyết định đối sách với điều đó như thế nào, ít nhất là họ có thể mua được các vũ khí đối trọng lại S-400 như các máy bay chiến đấu tàng hình, các tên lửa chống radar, các tên lửa mặt đất tầm xa hoặc hệ thống tác chiến điện tử”, Wezeman dự báo.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
"Chiến tranh trên giấy" bùng nổ dữ dội giữa Trung Nhật Hàn
Bộ SGK lịch sử do Nhật Bản phát hành đang gây nhiều tranh cãi xung quanh cách gọi những quần đảo mà nước này có tranh chấp với Trung Quốc, Hàn Quốc, Sputnik đưa tin.
"Chiến tranh trên giấy" bùng nổ dữ dội giữa Trung - Nhật - Hàn.
Sách lịch sử xuất bản tại đất nước mặt trời mọc trong tuần tới dự kiến sẽ bị giới chức Hàn Quốc "soi" kĩ lưỡng, do các báo cáo từ Tokyo cho biết Nhật Bản sẽ qua những đầu sách này khẳng định chủ quyền tại quần đảo Dokdo/Takeshima mà hai nước đang tranh chấp.
Quần đảo này bao gồm hai cù lao và một tổ hợp núi đá cỡ nhỏ với tổng diện tích vào khoảng 230.000 m2. Dokdo/Takeshima nằm trên Biển Nhật Bản (Sea of Japan), cách đảo Ulleung-do của Hàn Quốc khoảng 87 km về phía đông.
Từ năm 1952, quần đảo này đã nằm dưới sự quản lý của chính phủ Hàn Quốc.
Những tranh cãi xung quanh nội dung bộ sách giáo khoa này xuất phát từ tuyên bố của Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Hakubun Shimomura hồi tháng 1/2014.
Khi đó, ông cho biết chính phủ Nhật đã và đang xem xét lại nội dung của sách giáo khoa để tiến hành cải cách, trong đó sẽ cho thêm những chi tiết đề cập đến chủ quyền của Nhật trên quần đảo Dokdo/Takeshima, nhằm phản ánh đúng chính sách của nước này.
"Takeshima là một phần của lãnh thổ Nhật Bản, dựa trên những minh chứng lịch sử và luật pháp quốc tế, đây là một sự thật không thể bác bỏ. Việc Hàn Quốc hiện đang sở hữu quần đảo này là trái với luật pháp quốc tế" - tuyên bố này cho biết.
Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc cương quyết khẳng định quần đảo Dokdo thuộc chủ quyền của mình, đồng thời nhấn mạnh "đây là sự thật không thể phủ nhận dựa trên vị trí địa lý, các yếu tố lịch sử, và luật pháp quốc tế".
Về phần mình, bộ Giáo dục Nhật Bản tuyên bố sách giáo khoa nước này sẽ gọi quần đảo Takeshima là "một phần lãnh thổ của Nhật Bản", cách gọi này cũng sẽ được áp dụng cho quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc.
Tuyên bố này đến sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi sách giáo khoa nước này cần mang một giọng điệu "yêu nước" hơn, trong sự phản ứng kịch liệt từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc.
Những đầu sách xuất bản theo động thái mới này đã được cho ra mắt vào mùa xuân năm ngoái, và lập tức bị phía Hàn Quốc phản đối. Tuần tới, chính phủ Seoul sẽ tiếp tục "săm soi" nội dung 18 đầu sách dự kiến sẽ được phía Nhật Bản phát hành.
"Chính phủ sẽ có những đáp trả thích đáng trước mọi động thái gây hấn của Nhật Bản có ảnh hưởng trực tiếp tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Hàn Quốc" - một quan chức Seoul cảnh báo.
Theo Một Thế Giới
Trực thăng Ka-52K Hải quân Nga có gì đặc biệt? Trực thăng tấn công Ka-52K của Hải quân Nga có khả năng mang tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa để diệt tàu chiến địch. Trực thăng tấn công Ka-52K của Hải quân Nga có khả năng mang tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa để diệt tàu chiến địch. Nhằm tăng cường sức mạnh tấn công đường không cho Hải...