Tên lửa phòng không S-300 của Iran chưa dọa được Mỹ, Israel
Dù duyệt binh rầm rộ với các thành phần khí tổ hợp tên lửa phòng không S-300, nhưng hiện Iran chưa thể tác chiến với vũ khí tối tân này.
Theo tạp chí quân sự Jane’s, sau một thời gian chờ đợi cuối cùng Iran cũng sở hữu được các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 từ Nga vào giữa tháng 4 năm nay. Ngay lập tức nó đã thu hút được sự chú ý của các nhà phân tích quân sự lẫn các quốc gia đang trong tình trạng đối địch với Tehran.
Sau khi tiếp nhận đơn vị S-300 đầu tiên, Iran đã tổ chức một lễ duyệt binh quy mô vào hôm 17/4 tại Tehran nhằm phô diễn sức mạnh quân sự của nước này. Theo thông tin ban đầu tổ hợp S-300 Iran mới được Nga chuyển giao là biến thể S-300PMU2 (cũng có nguồn nói là S-300PMU1), tuy nhiên tổ hợp tên lửa này vẫn chưa hoàn chỉnh.
Theo đánh giá hiện tại Iran vẫn chưa sẵn sàng đưa S-300PMU2 vào hoạt động.
Ngoài ra, Iran còn cho trưng bày công khai một đài radar giám sát 64N6 thuộc tổ hợp S-300PMU2 kéo dài tới 6 ngày sau lễ duyệt binh. Thông thường hệ thống radar này được đặt trên khung gầm đặc chủng MAZ-7410 thì ở biến thể 64N6 của Iran lại được đặt trên một khung gầm xe đầu kéo dân sự.
Video đang HOT
Trong lễ duyệt binh của Iran vào hôm 17/4 không thấy sự xuất hiện của hệ thống radar điều khiển hỏa lực 30N6 hay các xe phóng di động thuộc S-300PMU2. Điều này chứng tỏ các đơn vị tên lửa phòng không S-300 của Iran vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu.
Hệ thống radar giám sát 64N6 của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 của Iran.
Tuy nhiên Iran lại giới thiệu tổ hợp tác chiến điện tử 1L222M Avtobaza-M (ELINT) có thể được tích hợp cùng với S-300PMU2. Avtobaza-M được thiết kế để phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay của đối phương thông qua các tín hiệu radar và các thiết bị liên lạc vô tuyến được trang bị trên máy bay với tầm hoạt động lên đến 400km.
Theo nhiều nguồn tin quân sự cho biết, Nga đã chuyển giao các tổ hợp tác chiến điện tử Avtobaza-M cho Iran từ năm 2011. Bên cạnh đó từ năm 2012 phe đối lập Syria cũng từng khẳng định Iran cũng đã sử dụng Avtobaza-M để theo dõi và nghe lén các thiết bị liên lạc vô tuyến của lực lượng này.
Các cuộc duyệt binh trước đây của Iran cùng từng khoe các tổ hợp radar giám sát thế hệ mới do Nga sản xuất như Nebo-SVU được giới thiệu có thể phát hiện cả máy bay tàng hình và radar cảnh giới tầm thấp Kasta-2E2.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Nga cử siêu trực thăng "Cá sấu" và "Thợ săn đêm" đến Syria
Trực thăng tác chiến tối tân nhất của Nga là Kamov Ka-52 Alligator và Mil Mi-28N Night Hunter được cho là đã xuất hiện ở ngoại ô căn cứ Hmeymim của Nga ở Syria.
Trực thăng "Cá sấu" Kamov Ka-52 Hokum-B (Nguồn: Sputnik)
Theo hãng tin Sputnik, trong một video do các thành viên của kênh truyền hình Syria quay lại cho thấy trực thăng tác chiến tối tân nhất của Nga là Kamov Ka-52 Alligator (cá sấu) và "thợ săn đêm" Mil Mi-28N đã có mặt tại căn cứ Hmeymim, trụ sở hoạt động chính của lực lượng không gian vũ trụ Nga ở Syria.
Theo Sputnik, tuy đoạn video chỉ kéo dài vài giây nhưng có thể dễ dàng nhận ra đó là trực thăng Ka-52 nhờ vào thiết kế riêng biệt của nó.
Trực thăng Kamov Ka-52, cùng với các phiên bản khác là trực thăng tấn công Ka-50 Black Shark (cá mập đen) thường được quân đội Nga cho sử dụng để hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm. Còn Mil Mi-28 có thiết kế của một trực thăng vũ trang hạng nặng chính của quân đội Nga.
Đây là sự xác nhận đầu tiên về sự xuất hiện các loại trực thăng tối tân của Nga ở Syria khi chiến dịch không kích xóa sổ IS của Nga vẫn đang tiếp diễn ở Syria.
Ngọc Như
Theo PLO
Tổng thống Nga tuyên bố không triển khai binh sĩ tác chiến ở Syria Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27/9 cho biết nước này hiện không có kế hoạch triển khai binh sĩ tác chiến tại Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TTXVN Trong cuộc phỏng vấn với các hãng truyền hình Mỹ được ghi hình trước cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Putin nói rằng mục tiêu của sự hiện diện...