Tên lửa Patriot giả dạng thành S-400 để tiêm kích F-35 của Israel “thử lửa”
Các phi công điều khiển tiêm kích F-35I “Adir” của Israel lần đầu tiên được đối mặt với hệ thống phòng không hiện đại S-400 Nga nhờ tên lửa Patriot của Mỹ “giả dạng”.
Do thiếu vắng các hệ thống phòng không S-400 hiện đại, Israel và các nước tham gia cuộc tập trận có tên Blue Flag gồm Mỹ, Đức, Italy và Hy Lạp đã sử dụng tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ để “giả dạng” làm S-400 do Nga sản xuất, theo trang tin Breaking Defence.
Tên lửa phòng không Patriot tham gia một cuộc tập trận của quân đội Mỹ. (Ảnh: AP)
Hiện không rõ chính xác các tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ đã được cải tiến ra sao để biến thành hệ thống phòng không S-400 khi mà S-400 có tầm hoạt động lớn gấp 2 lần so với Patriot.
Cũng theo Breaking Defence, đây là “đợt thực hành tốt” cho các tiêm kích F-35I của Israel bởi các chiến đấu cơ này chưa từng có cơ hội trải nghiệm đối đầu S-400 trong thực chiến.
Video đang HOT
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất ở Trung Đông sở hữu hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga. Ngoài ra, nhiều quốc gia trong khu vực cũng đã bày tỏ mối quan tâm tới S-400 như Ả Rập thống nhất.
Bloomberg dẫn lời nguồn tin giấu tên cho hay, ngay cả một trong những đối thủ đáng gờm nhất của Israel ở Trung Đông là Iran cũng mong muốn sớm có được S-400. Tuy nhiên, theo Bloomberg, Nga đã từ chối đề xuất mua S-400 từ phía Iran để tránh làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Điều đáng nói là nhiều nguồn tin từ truyền thông Nga lại khẳng định, Moscow chưa từng từ chối bất cứ lời đề nghị mua S-400 từ phía Iran.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa tầm trung và cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất. Tầm bắn đạt 400 km, hệ thống S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tới 30 km.
Minh Thu (lược dịch)
Theo Infornet
Thổ chứng minh S-400 'vô hại' để níu kéo F-35
Khi thời hạn Mỹ chuyển giao lô F-35 đầu tiên cho Thổ sắp hết, Ankara đã cố tìm níu kéo thương vụ này.
Theo phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin, Ankara và Washington đã bắt đầu đánh giá tác động tiềm tàng của hệ thống phòng không S-400 của Nga đối với máy bay chiến đấu F-35 mới nhất của Mỹ.
"Hôm nay (ngày 15/11), chúng tôi bắt đầu làm việc nhằm xác định cơ chế (ảnh hưởng) S-400 và F-35. Quy trình này sẽ diễn ra cùng với Mỹ", ông Kalin nói trên kênh truyền hình TRT.
Để chứng minh sự "vô hại" của S-400 với NATO, ông này nhấn mạnh thêm rằng S-400 sẽ không được tích hợp vào hệ thống phòng không của NATO: "Thổ Nhĩ Kỳ không nhượng bộ và sẽ đưa S-400 vào hoạt động.
"Trước đó, họ từng nói sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt nếu chúng tôi không từ bỏ thỏa thuận về S-400. Sau đó, họ cho biết sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt vào ngày khi S-400 được bàn giao đến Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chúng tôi cũng đã vượt qua giai đoạn này.
Giờ đây, họ nói rằng biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng nếu chúng tôi đưa hệ thống phòng không này vào hoạt động. Tuy nhiên, những hệ thống này không được tích hợp vào lưới lửa phòng thủ của NATO", ông Kalin nhấn mạnh.
Mặc dù đã khá mềm mỏng và cốn chứng minh sự "vô hại" của S-400 và khối quân sự NATO nhưng vị quan chức khác của Thổ Nhĩ Kỳ - người đứng đầu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng nước này Ismail Demir hôm 16/11 đã đưa ra thông điệp khá cứng rắn rằng nước này mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga để sử dụng chứ không phải để làm cảnh.
Vị quan chức này đưa ra phát biểu trên trong một cuộc phỏng vấn với CNN Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ vài ngày sau cuộc gặp của hai Tổng thống Mỹ-Thổ tại Washington nhằm vượt qua các khác biệt giữa hai nước trong nhiều vấn đề, từ chính sách đối với Syria đến các lệnh trừng phạt của Mỹ áp lên Thổ Nhĩ Kỳ do nước này mua S-400 của Nga.
Ông Demir cho rằng thật phi lý nếu một quốc gia mua những hệ thống như vậy và chỉ để qua một bên không dùng, nói thêm rằng Ankara và Washington nên cùng giải quyết bất đồng.
Washington đưa ra cảnh báo rằng Ankara sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt liên quan đến việc mua S-400 và đơn phương loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình sản xuất máy bay chiến đấu F-35. Mỹ chưa áp lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ dù Ankara đã tiếp nhận những hệ thống S-400 đầu tiên từ tháng 7/2019.
Được biết, kế hoạch Mỹ chuyển giao lô F-35 đầu tiên cho Thổ theo ký kết trong hợp đồng ngay trong tháng 11/2019. Tuy nhiên chưa có biểu hiện nào của Mỹ cho thấy Ankara sẽ nhận được F-35 dù thời hạn đã sắp hết.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet.vn
"Rồng lửa" S-400 của Nga diễn tập tấn công ở Crimea Các đơn vị chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không S-400 "Triumph" đã tiến hành diễn tập đẩy lùi một cuộc tấn công giả định của kẻ thù, thực hiện tấn công các mục tiêu trên không của kẻ địch. Thông tin về cuộc diễn tập mới đây đã được người đứng đầu bộ phận thông tin của Hạm đội Biển...