Tên lửa Nga tung hỏa lực, phá hủy mục tiêu kẻ thù
Thủy thủ đoàn của hai tàu tên lửa Dagestan và Tatarstan thuộc đội tàu Caspian của Nga trong cuộc tập trận đã tấn công kẻ thù giả định với hệ thống tên lửa Kalibr-NK có độ chính xác cao. Đó là thông tin được Người phát ngôn của Quân khu miền Nam – ông Vadim Astafyev đưa ra hôm qua (7/10).
Theo lời ông, chiến sĩ hải quân của các tàu đã thực hiện cuộc tấn công tên lửa với vũ khí chính xác vào các mục tiêu ven biển từ tổ hợp Kalibr-NK. Tên lửa đánh trúng các mục tiêu ven biển, trong khoảng cách bay 100 hải lý (180 km).
“Trong quá trình tập trận song phương của chỉ huy và tập thể chiến sĩ (KShU) dưới sự lãnh đạo chung của Đại tướng Alexandr Dvornikov, chỉ huy Quân khu Nam, hai tàu tên lửa Dagestan và Tatarstan hoàn thành nhiệm vụ đánh trúng các mục tiêu quan trọng của đối phương trên đảo Chechen”, ông Astafyev nói.
Được biệt, có gần 7.000 quân nhân và hơn 2,5 nghìn thiết bị quân sự tham gia cuộc tập trận, trong đó có khoảng 20 máy bay và hơn 60 trực thăng.
Tên lửa hành trình Kalibr đã gây tiếng vang khắp thế giới sau khi nó thể hiện sức mạnh gây kinh ngạc của mình bằng việc đánh trúng vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở phạm vi cách xa 930 dặm (tương đương gần 1500km) trong một cuộc tấn công vào tháng 10/2015. Tên lửa mới của Nga “vượt xa sức mạnh so với những tên lửa Tomahawks” nổi danh của Mỹ. Một số chuyên gia quân sự thậm chí còn ca ngợi tên lửa Kalibr của Nga là loại tên lửa tối tân nhất thế giới hiện giờ.
Tên lửa Kalibr lần đầu tiên khoe sức mạnh với tàu ngầm lớp Kilo vào vào tháng 12/2015. Khi đó, Nga đã lần đầu tiên hủy diệt các mục tiêu của IS bằng những tên lửa hành trình mạnh nhất thế giới Kalibr được phóng đi cũng từ một loại tàu ngầm cũng được đánh giá là tốt nhất thế giới ở biển Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Các tên lửa họ Kalibr có một nguồn gốc phát triển chung là tên lửa hành trình chiến lược KS-122, của hệ thống S-10 Granat, có tầm phóng xa hơn 2.500 km, có khả năng mang 1 đầu đạn hạt nhân 100kt do Viện OKB Novator phát triển, được biên chế cho Hải quân Liên Xô năm 1984.
Tên lửa Kalibr cũng do Viện OKB Novator ở Yekaterinburg (nằm trong Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei) phát triển. Đây là một họ tên lửa với nhiều phiên bản dành cho quân đội Nga và khách hàng nước ngoài và có 2 biến thể khác nhau là tấn công đối hạm và đối đất.
Kalibr có đầy đủ các các phiên bản dành cho Lục quân (Kalibr-M) và Không quân Nga (Kalibr-A), nhưng các tên lửa này được trang bị phổ biến nhất trong Hải quân Nga. Chúng đang được sản xuất để trang bị cho tàu ngầm (Kalibr-PL) và tàu nổi (Kalibr-NK).
Trong hệ thống tên lửa Kalibr, ngoài các loại ngư lôi và tên lửa chống ngầm, phiên bản đối hạm cơ sở được định danh là 3M-54, còn phiên bản tấn công mặt đất cơ sở là 3M-14.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Chỉ cần Mỹ "động thủ" với Nga, thế giới cận kề hiểm nguy mới
Một nhà phân tích cảnh báo, bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm loại bỏ các hệ thống tên lửa hành trình của Nga có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn giữa hai cường quốc hạt nhân.
Đại sứ của Washington tại NATO Kay Bailey Hutchison. Ảnh: Reuters.
"Đây là một tình huống cực đoan có thể dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ ba" - học giả người Mỹ James Petras chia sẻ với Press TV hôm 2.10. Bình luận được đưa ra sau khi đại sứ của Washington tại NATO cảnh báo Nga cần phải ngừng phát triển hệ thống tên lửa hành trình bị cấm hoặc Mỹ sẽ tìm cách "xóa sổ" trước khi nó đi vào hoạt động.
"Vào thời điểm đó, chúng tôi sẽ xem xét khả năng loại bỏ một tên lửa (của Nga) có thể tấn công bất kỳ quốc gia nào của chúng tôi" - bà Kay Bailey Hutchison phát biểu trong một cuộc họp báo tại Brussels.
Washington cáo buộc Mátxcơva đang vi phạm một hiệp ước ký từ thời Chiến tranh Lạnh và phát triển một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất. Với tên lửa này, Nga có thể phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào Châu Âu trong thời gian ngắn. Trong khi đó, phía Nga đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ sự vi phạm nào như cáo buộc của Mỹ.
Chuyên gia James Petras chỉ ra, nếu các hệ thống tên lửa của Nga bị Israel tấn công, Nga sẽ trả đũa tối thiểu bằng cách bắn hạ các máy bay của Israel xâm nhập vào Syria.
Điều đó có thể khiến Israel phải trả đũa xa hơn, buộc Nga phải ném bom các bệ phóng tên lửa của Israel - ông lưu ý.
"Nếu Nga trả đũa sự gây hấn của Israel, Mỹ sẽ tuyên bố can thiệp thay mặt Israel" - ông nói.
"Điều này sẽ dẫn đến một cuộc xung đột liên quan tới Mỹ và Nga. Và việc này có thể dẫn tới một cuộc đối đầu hạt nhân lan rộng khắp Trung Đông" - chuyên gia người Mỹ cảnh báo.
Trước đó, Bộ ngoại giao Nga tuyên bố, Mátxcơva xem tuyên bố của bà Hutchison là động thái nguy hiểm.
"Dường như những người đưa ra tuyên bố như vậy không nhận thức được mức độ trách nhiệm của họ cũng như sự nguy hiểm của những lời lẽ gây hấn" - Tass dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Zakharova.
Các cáo buộc về hệ thống tên lửa của Nga có khả năng làm căng thẳng hơn nữa mối quan hệ giữa Washington và Mátxcơva vốn đã ở mức thấp bởi nhiều vấn đề trong đó có Ukraina, Syria và cáo buộc Nga can thiệp các cuộc bầu cử Mỹ.
H.LIÊN
Theo LĐO
Vì sao Nga liên tiếp tập trận phòng không, không quân quy mô lớn? Việc Nga liên tiếp tập trận phòng không-không quân quy mô lớn trong bối cảnh Mỹ và đồng minh sẵn sàng khai hỏa Syria bất cứ khi nào và việc trinh sát cơ điện tử Il-20 của Nga bị bắn hạ là động thái hết sức đáng chú ý. Lãnh đạo bộ phận báo chí thuộc Quân khu miền Nam của Nga, ông...