Tên lửa Nga mang theo vệ tinh mất liên lạc sau khi phóng
Vụ phóng tên lửa Proton-M của Nga vào sáng 16.5 đã thất bại khi hệ thống liên lạc từ tên lửa ngừng hoạt động.
Tên lửa Proton-M của Nga mang theo vệ tinh MexSat-1 của Mexico được phóng vào sáng 16.5, từ Trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Tuy nhiên, sự cố đã xảy ra khi hệ thống liên lạc từ xa trên tên lửa ngừng hoạt động 1 phút trước khi vệ tinh MexSat-1 bay vào quỹ đạo dự kiến.
Các chuyên gia của Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) đang tích cực làm việc để xác định điều gì đã xảy với tên lửa Proton-M và vệ tinh MexSat-1.
Video đang HOT
Tên lửa Proton-M của Nga mang theo vệ tinh MexSat-1 của Mexico được phóng sáng 16.5 từ Trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.
“Nguyên nhân của sự cố chưa được xác định, nhưng tầng thứ 3 của tên lửa đẩy đã không tách ra như dự kiến ban đầu”, một nguồn tin từ Roscosmos tiết lộ. Một nguồn tin khác cho biết, động cơ ở tầng thứ 3 ngừng hoạt động sau khi tên lửa rời khỏi bệ phóng 498 giây.
“Những dữ liệu ban đầu cho thấy rằng tầng thứ 3 và vệ tinh của Mexico có thể đã rơi xuống vùng Chita của Nga. Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga đã được thông báo về sự việc”, một nguồn tin tiết lộ với hãng tin Interfax.
Các nhà chức trách của vùng Chita cho biết không có báo cáo nào về mảnh vỡ tên lửa rơi tại khu vực này. “Nếu có thương vong hay thiệt hại, chúng đã biết vào thời điểm này”, một phát ngôn viên của Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga tại vùng Chita cho biết.
Vệ tinh liên lạc MexSat-1 của Mexico được sản xuất bởi Tập đoàn vệ tinh Boeing. Vệ tinh này dự kiến được phóng vào ngày 29.4, nhưng bị trì hoãn do Tập đoàn Boeing cần thêm thời gian để kiểm tra vệ tinh.
Theo_Dân việt
Giới chức Mỹ tranh cãi về dùng tên lửa đẩy của Nga
Đại diện Lầu năm góc và Cục khảo sát vũ trụ Mỹ lo ngại nếu không dùng tên lửa đẩy RD-180 của Nga thì trong thời gian tới, việc phóng các vệ tinh vào không gian sẽ gặp nhiều khó khăn.
Họ kiến nghị Thượng viện xem xét và cho phép được tiếp tục sử dụng các tên lửa đẩy của Nga phục vụ cho hoạt động này.
Theo Bloomberg, mới đây, ông Ashton Carter- lãnh đạo Lầu năm góc và ông James Clapper phụ trách Cục khảo sát vũ trụ cùng ký tên vào bức thư gửi các Thượng nghị sỹ bày tỏ sự lo ngại thực sự trong việc triển khai phóng các tàu vệ tinh vào không gian và đề nghị Ủy ban quốc phòng của Thượng viện xem xét lại lệnh cấm sử dụng tên lửa đẩy RD-180 đã được ngân sách duyệt chi cho năm 2015. Theo lãnh đạo hai cơ quan này, để đảm bảo việc khảo sát không gian vũ trụ không bị gián đoạn thì cần phải tiếp tục mua và sử dụng các tên lửa đẩy do LB Nga sản xuất.
Người đứng đầu Ủy ban quốc phòng của Thượng viện, Thượng nghị sỹ John McCain đã lên tiếng phản đối và chỉ trích đề nghị này. Reuters dẫn lời ông J.McCain nói: "Trong ngân sách duyệt chi cho quốc phòng năm 2015, điều 1608 không cho phép dùng hơn 300 triệu USD để trợ cấp cho Tổng thống Nga V.Putin và ngành công nghiệp quốc phòng của Nga".
Hồi cuối tháng tư vừa rồi, các quan chức Lầu năm góc đã yêu cầu Thượng viện lùi lệnh cấm này tới năm 2022. Cùng thời điểm này, tướng John Hiten- chỉ huy lực lượng quân sự vũ trụ thuộc không lực Mỹ nói tên lửa đẩy bằng nhiên liệu methane vẫn còn khá lâu nữa mới có thể đưa vào khai thác và thay thế hoàn toàn được RD-180 của Nga. Vì vậy, theo ông J.Hiten, nếu không được tiếp tục sử dụng thì việc phóng các tàu vệ tinh có thể bị gián đoạn khoảng 1 năm.
Tháng 5/2014, Ủy ban quốc phòng của Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn và duyệt chi 100 triệu USD từ ngân sách quốc phòng cho việc chế tạo các tên lửa đẩy nhằm thay thế hoàn toàn RD-180. Theo báo cáo do một nhóm chuyên gia soạn thảo dưới sự chủ trì của vị tướng không quân đã từ chức Mitch Mitchell, thiệt hại từ việc cấm sử dụng RD-180 có thể lên tới 5 tỷ USD, bởi nếu RD-180 không được dùng cũng đồng nghĩa Atlas-5 sẽ phải nằm lại trên mặt đất. Đây là một trong hai loại tên lửa đẩy chủ chốt mà quân đội Mỹ vẫn đang sử dụng.
TheoBáo Điện tử Chính phủ
Mỹ dùng UAV tìm trực thăng mất tích ở Nepal Mỹ đã huy động trực thăng quân sự và máy bay không người lái đến miền đông Nepal ngày 14.5 để tìm kiếm chiếc trực thăng mất tích ngày 12.5 khi đang chở đồ cứu trợ nạn nhân động đất. Binh sĩ Nepal nhảy khỏi một trực thăng Ân Đô để chất hàng cứu trợ lên một ngọn đồi ở thị trấn Dolkha,...