Tên lửa Mỹ hạ cánh thẳng đứng ngoạn mục sau khi phóng vệ tinh
Tên lửa Falcon 9 của công ty SpaceX, Mỹ ngày 21/12 đã có cuộc hạ cánh thành công lịch sử, sau khi đưa 11 vệ tinh vào quỹ đạo. Đây được xem như bước đột phá trong ngành hàng không vũ trụ, có thể giúp tiết kiệm hàng chục triệu USD.
Sau vụ phóng và hạ cánh thành công, tỷ phú công nghệ Elon Musk, lãnh đạo của SpaceX, đã gọi đây là “thời khắc cách mạng” cho các thiết bị không gian có thể tái sử dụng.
Tên lửa Falcon 9 hạ cánh nhẹ nhàng sau khi đưa 11 vệ tinh vào quỹ đạo (Ảnh: Space X)
Thành công này của SpaceX đến sau khi nhiệm vụ đầu tiên thất bại trong vụ tai nạn hồi tháng 6.
Sau khi rời bệ phóng và đưa 11 vệ tinh vào quỹ đạo an toàn, hệ thống đẩy của tên lửa Falcon, với chiều cao tương đương tòa nhà 15 tầng, đã hạ cánh an toàn tại Mũi Canaveral, Florida. Hệ thống này hoàn toàn nguyên vẹn và có thể sử dụng cho các đợt phóng tiếp theo.
Bước đột phá này là sự khích lệ lớn cho tham vọng của Elon Musk, trong việc giảm chi phí du lịch không gian.
“Chào mừng đã trở về, con yêu”, ông Musk chia sẻ trên Twitter sau khi tên lửa hạ cánh an toàn.
Video đang HOT
Một bức ảnh chụp chậm, ghi lại vệt sáng khi tên lửa bay lên và hạ cánh (Ảnh: Guardian)
“Đây là một thời khắc cách mạng. Chưa từng có ai đưa được một thiết bị đẩy đưa về mặt đất nguyên vẹn. Chúng tôi đã đưa được tên lửa trở về trong một nhiệm vụ đã thực sự đưa 11 vệ tinh vào quỹ đạo”, vị tỷ phú hân hoan trả lời báo giới.
Musk từng khẳng định việc đưa tên lửa quay trở lại Trái đất để tu sửa lại và thực hiện các chuyến bay tiếp theo sẽ giúp giảm mạnh chi phí vận hành của SpaceX, trong bối cảnh lĩnh vực phóng vệ tinh tư nhân đang ngày một có sự cạnh tranh cao.
Sơ đồ các giai đoạn từ khi cất cánh đến lúc hạ cánh của Falcon 9 (Ảnh: AFP)
Các nhân viên mặt đất của SpaceX đã vỡ òa sung sướng khi họ xem trực tiếp hình ảnh tên lửa cao 47,5m từ từ hạ cánh.
Hồi tháng trước, đối thủ của SpaceX là Blue Origin, được thành lập bởi tỷ phú Jeff Bezos – giám đốc điều hành tập đoàn bán lẻ Amazon – đã thực hiện một cuộc hạ cánh tương tự. Tuy nhiên thành công của SpaceX lớn hơn bởi tên lửa hạ cánh sau khi hoàn tất một vụ phóng thương mại thực sự.
Thanh Tùng
Theo Dantri/Guardian
Phóng thử tên lửa thất bại, Mỹ vẫn cần động cơ tên lửa đẩy của Nga
Sau vụ phóng thử tên lửa Falcon 9 của hãng XSpace, Tướng John Hyten của quân đội Mỹ ngày 28/6 thừa nhận Washington không thể không mua động cơ RD-180 cho các vụ phóng tàu vũ trụ, cho tới khi tự sản xuất được các động cơ có khả năng tương tự.
Hình minh họa. (Ảnh: RT)
Tuyên bố nêu trên của Tướng Hyten, Chỉ huy lực lượng không gian của quân đội Mỹ, được đưa ra trong bối cảnh có nhiều nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa Mỹ đặt câu hỏi về việc tại sao Mỹ tiếp tục phải mua động cơ tên lửa đẩy của Nga cho các vụ phóng tàu vũ trụ.
Phát biểu trên tờ Daily Beast tuần này, Thượng nghị sỹ John McCain đặt câu hỏi: "Tại sao chúng ta vẫn phải phụ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy của Nga, trong khi quan hệ song phương đang có nhiều vấn đề như hiện nay?"
Đây không phải là lần đầu tiên có nghị sỹ Mỹ đặt câu hỏi về thương vụ hợp tác giữa nước này với Nga trong lĩnh vực không gian vũ trụ. Tuy nhiên, Tướng Hyten ngay sau đó đã có ngay câu trả lời cho Thượng nghị sỹ McCain.
Phát biểu trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, Tướng Hyten thừa nhận: "Nếu không có động cơ tên lửa đẩy RD-180... chúng ta sẽ đối diện với nguy cơ bị giới hạn khả năng tiến vào không gian. Từ đó, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này của Mỹ sẽ bị cạnh tranh".
Hiện nay Quốc hội Mỹ đã có kế hoạch thay đổi động cơ tên lửa đẩy của Nga bằng loại động cơ khác do các tập đoàn trong nước sản xuất vào năm 2019. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng điều này khó có thể trở thành hiện thực, đặc biệt là sau vụ phóng thất bại mới đây của hãng Space X.
Chưa đầy 3 phút sau khi rời bệ phóng, tên lửa Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Dragon của Tập đoàn thám hiểm công nghệ không gian Space X đã nổ tung tại một sân bay vũ trụ ở Florida, Mỹ, AP đưa tin.
Theo Tướng Hyten, hai loại động cơ tên lửa đẩy sản xuất trong nước sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2022 nếu quá trình thử nghiệm diễn ra suôn sẻ.
Mỹ đang có 9 động cơ tên lửa đẩy RD-180, song Tướng Hyten thừa nhận nước này cần thêm các động cơ để phục vụ các chương trình về không gian vũ trụ. Ông cho rằng Mỹ cần tiếp tục thực hiện thỏa thuận đã ký năm 2012 với Nga về việc mua thêm động cơ RD-180, trong khi chờ các tập đoàn của Mỹ có thêm thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện động cơ tên lửa đẩy của nước này.
Tướng Hyten cho biết thêm Bộ Quốc phòng Mỹ và NASA đang phụ thuộc nhiều vào các chương trình của Liên minh Phóng tên lửa Mỹ, vốn là liên minh kết hợp giữa tập đoàn Lockheed Martin và Boeing, để sản xuất động cơ tên lửa đẩy.
Tuy nhiên, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn này, ông Tony Bruno cũng đã bày tỏ quan ngại như Tướng Hyten. "Nếu các quy định hiện nay không được sửa đổi, Mỹ sẽ bị giới hạn các chương trình không gian và khả năng cạnh tranh của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng từ các đối thủ", ông Bruno chia sẻ.
Trong khi đó, ông Jeffrey Thornburg, quan chức cấp cao của tập đoàn Space X, thừa nhận việc Mỹ phải sử dụng động cơ tên lửa đẩy của Nga là một việc không đáng hoan nghênh.
"Giới chức cấp cao Nga từng đôi lần ám chỉ tới việc một ngày nào đó sẽ chấm dứt thỏa thuận bán động cơ tên lửa đẩy RD-180 cho Mỹ. Do đó chúng ta cần phải thay đổi", ông Jeffrey Thornburg bày tỏ quan ngại trên tạp chí National Defense.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ Sputnik
Mỹ: Tên lửa Falcon 9 nổ tung sau 3 phút rời bệ phóng Chưa đầy 3 phút sau khi rời bệ phóng, tên lửa Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Dragon của Tập đoàn thám hiểm công nghệ không gian Space X đã nổ tung tại một sân bay vũ trụ ở Florida, Mỹ. Theo Sputnik, vào 10h21 ngày 27/6 (giờ địa phương), tên lửa đẩy SpaceX Falcon 9 đã phát nổ ở phút thứ...