Tên lửa mới của Triều Tiên là mô hình ?
Các chuyên gia Đức Markus Schiller và Robert H.Schmucker cho rằng những tên lửa đạn đạo mà CHDCND Triều Tiên phô diễn trong đợt diễu binh ngày 15.4 chỉ là mô hình, theo Yonhap ngày 24.4.
Tên lửa tại lễ diễu binh ở Bình Nhưỡng ngày 15.4 – Ảnh: Reuters
Hai chuyên gia nói rõ: “Thoạt nhìn, những tên lửa này dường như có khả năng bao phủ phạm vi lên tới 10.000 km, nhưng khi quan sát kỹ hơn thì có thể thấy chúng chỉ là mô hình. Hiện không có bằng chứng cho thấy Triều Tiên có tên lửa đạn đạo liên lục địa thực sự”. Tuy nhiên, đây cũng có thể là động thái “dìm hàng” đối phương của truyền thông Hàn Quốc và phương Tây giữa lúc nhiều bên suy đoán rằng CHDCND Triều Tiên sắp thử hạt nhân lần thứ ba, có thể trong hôm nay 25.4. Bình Nhưỡng chưa có phản ứng về thông tin trên.
Cũng trong hôm qua, AFP dẫn lời một cảnh sát Hàn Quốc cho hay nước này vừa tăng cường an ninh xung quanh các đài truyền hình và trụ sở báo chí sau lời cảnh báo của miền Bắc. Ngày 23.4, quân đội CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ “biến Seoul thành tro bụi”, cáo buộc Tổng thống Lee Myung-bak và báo chí Hàn Quốc phỉ báng lãnh đạo Bình Nhưỡng cũng như xuyên tạc quan điểm của công chúng ở miền Nam về miền Bắc.
Theo Thanh Niên
Triều Tiên "hé lộ tên lửa mới tại cuộc diễu binh"
Triều Tiên hôm nay đã hé lộ tên lửa mà giới phân tích cho rằng có vẻ như là loại mới tại cuộc diễu binh nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà lãnh đạo sáng lập Kim Nhật Thành tại Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Xe quân sự chở tên lửa được cho là loại mới trong cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng vào ngày hôm nay 15/4.
Tên lửa có vẻ như mới gia nhập vào kho vũ khí của Triều Tiên, đẩy lo ngại của cộng đồng quốc tế về khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của nước này tăng cao.
Tên lửa được trình làng tại lễ diễu binh diễn ra sau 2 ngày Triều Tiên phóng hỏng tên lửa mà theo nước này là nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Tuy nhiên, một số nước phương Tây cho rằng vụ phóng là bình phong của một vụ thử tên lửa tầm xa.
Giới phân tích quân sự tại Nhật và Hàn Quốc cho rằng tên lửa trình làng trong cuộc diễu binh ngày hôm nay có vẻ như là loại mới và có thể lớn hơn loại tên lửa từng được hé lộ trước đây.
Nhưng họ cho biết sẽ cần phải xem xét thêm để xác định đó có phải là tên lửa đạn đạo liên lục địa, ICBM, mà Triều Tiên được cho là đã phát triển được một thời gian.
Rất nhiều người Triều Tiên tại cuộc diễu binh cũng cho biết đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy tên lửa mới này. Thiết kế chính xác của nó hiện chưa được giới chức quân sự xác nhận.
Giới phân tích quân sự cho rằng đây có thể là tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc tên lửa đạn đạo tầm trung.
"Nó có vẻ như là bản mô phỏng và có vẻ giống như là tên lửa ICBM, nhưng rất khó có thể nói gì vào thời điểm này", Isaku Okabe, một chuyên gia quân sự độc lập của Nhật cho biết.
Sohn Young-hwan, nhà khoa học tên lửa của Hàn Quốc, người đứng đầu Viện phân tích công nghệ và quản lý tư nhân ở Seoul, cho biết đó có vẻ như là tên lửa đạn đạo tầm trung, chứ không phải là ICBM.
Giới phân tích đã nghi ngờ trong suốt nhiều tháng qua rằng Triều Tiên đang phát triển tên lửa lớn hơn và mạnh hơn tên lửa Unha-3, tên lửa đã bị phóng hỏng vào hôm thứ sáu vừa qua.
Tên lửa họ nghi ngờ Triều Tiên đang phát triển được đồn thổi là có lực đẩy mạnh hơn, với tầm xa tối đa lên tới hơn 10.000km. Như vậy về mặt lý thuyết nó có thể vươn tới lục địa của Mỹ, mặc dù vụ phóng thất bại hôm thứ sáu vừa qua cho thấy Bình Nhưỡng vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể tiến hành được một cuộc tấn công bằng ICBM một cách hiệu quả.
Nick Hansen, thuộc Trung tâm hợp tác và an ninh quốc tế tại đại học Standord, cho biết trên trang web 38 North rằng hình ảnh mà các phóng viên chụp được khi được thăm khu phóng mới của Triều Tiên đã củng cố thông tin cho rằng Triều Tiên có ý định phát triển tên lửa lớn hơn. Lý do bởi dàn tên lửa được sử dụng hôm thứ sáu lớn hơn rất nhiều so với loại dàn mà tên lửa Unha-3 yêu cầu.
Trước kia, Triều Tiên cũng thường dùng các cuộc diễu binh để hé lộ tên lửa của mình.
Trong cuộc diễu binh năm 2010, Triều Tiên đã cho thế giới lần đầu tiên được thấy tên lửa đạn đạo di động với tầm xa ước tính từ 3.000-4.000km. Những tên lửa như thế thường đặc biệt gây lo ngại bởi chúng rất khó xác định được vị trí nên cũng rất khó bị phá hủy so với tên lửa có vị trí cố định, như tên lửa Unha-3.
Và với tầm xa 4.000km nó có thể đưa các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam, Hàn Quốc và Nhật Bản trong tầm ngắm.
Theo Dân Trí
Triều Tiên sẽ diễu binh quy mô lớn vào ngày 15/4 Hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn các nguồn tin ngoại giao ngày 4/4 cho biết CHDCND Triều Tiên có kế hoạch tổ chức cuộc diễu binh quy mô lớn vào ngày 15/4, chứ không phải ngày 25/4 như dự kiến ban đầu, có lẽ do trùng thời điểm diễn ra vụ phóng tên lửa đã được lên kế hoạch của nước này....