Tên lửa mới của Triều Tiên đủ sức “thổi bay” căn cứ Mỹ
Loại tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng thử ngày 14.5 được đánh giá là phiên bản hoàn toàn mới, đủ tầm bắn cũng như sức mạnh đầu đạn hạt nhân để “xóa sổ” căn cứ Guam của Mỹ.
Tên lửa đạn đạo mới nhất Triều Tiên phóng thử ngày 14.5.
Theo Daily Star, Triều Tiên mới đây đã phóng một loại tên lửa không xác định, xuống vùng biển Nhật Bản gần lãnh thổ Nga.
Truyền thông nước này nói đây là loại tên lửa đạn đạo Hwasong-12, đạt tầm cao 2.000km và bay xa gần 800km trong lần thử nghiệm mới nhất.
Nhật Bản một lần nữa bày tỏ lo ngại về mối đe dọa tên lửa Triều Tiên. Nhưng dựa trên quỹ đạo và tầm cao của tên lửa, các chuyên gia đánh giá Mỹ mới là quốc gia nên lo ngại về loại tên lửa mới của Triều Tiên.
Chuyên gia Akit Panda của tờ The Diplomat (Nhật Bản) nhận định, loại tên lửa mới của Triều Tiên có sức mạnh nằm giữa tên lửa Musudan (Hwasong-10) và một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà nước này chưa phóng thử.
Loại tên lửa này từng xuất hiện trong cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng hồi tháng trước.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA nói, vụ phóng thử “đã kiểm tra toàn diện khả năng của tên lửa”, bao gồm “hệ thống định vị, ổn định, cấu trúc và hệ thống phóng”.
Video đang HOT
Đưa tên lửa lên tầm cao 2.000km, Triều Tiên cũng kiểm tra độ ổn định của đầu đạn trong tình trạng xấu nhất cũng như khả năng kích nổ, KCNA viết. Bình Nhưỡng nhấn mạnh đây là loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân.
Theo ông Panda, tên lửa này thực tế đã xuất hiện trong cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng ngày 15.4. Ở thời điểm đó, các chuyên gia chưa xác định được đây là loại tên lửa nào.
Chuyên gia Panda nhận định, dựa trên hình ảnh tên lửa mà Triều Tiên công bố ngày 15.5, Hwasong-12 là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng. Tên lửa này cũng có thể được coi là “phiên bản cắt giảm một nửa” của ICBM.
Tên lửa này chắc chắn được chế tạo phù hợp với các thiết bị kích nổ bom nhiệt hạch mà Triều Tiên thử nghiệm năm 2016, ông Panda phân tích.
Nếu được trang bị đầu đạn nhiệt hạch, tên lửa đủ sức thổi bay căn cứ Mỹ trên đảo Guam trong chớp nhoáng.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự David Wright cho rằng, trong cùng một khoảng thời gian, Hwasong-12 bay cao hơn và xa hơn tên lửa tầm ngắn Scud.
“Triều Tiên cố ý đưa tên lửa bay vượt độ cao cần thiết. Nếu bay trong quỹ đạo thông thường, tên lửa này sẽ có tầm bắn 4.500km, bằng một nửa ICBM”, ông Wright nói.
Nếu các thông tin trên là chính xác, tên lửa Hwasong-12 trang bị đầu đạn nhiệt hạch sẽ xóa sổ căn cứ quân sự Guam của Mỹ trong nháy mắt. Đây là nơi các máy bay ném bom chiến lược Mỹ sẽ cất cánh nếu chiến tranh với Triều Tiên nổ ra.
Triều Tiên từng nhiều lần dọa tấn công phủ đầu căn cứ Guam bằng một loại tên lửa mới. Đơn vị quân đội Triều Tiên cũng nhiều lần diễn tập tấn công căn cứ Mỹ.
Chuyên gia Wright đánh giá, tên lửa Musudan thông thường của Triều Tiên chỉ có tầm bắn 3.000km trong khi căn cứ Guam cách Bình Nhưỡng 3.400km. “Đó chính là lý do Triều Tiên cần đến loại tên lửa Hwasong-12″.
Theo Danviet
Tên lửa 'Gió Đông' của TQ thổi bay tiền đồn Mỹ?
Tên lửa &'Gió Đông' của TQ thổi bay tiền đồn Mỹ?
Tags: Trung Quốc, Đảo Guam, &'Gió Đông', Bắc Kinh, Tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, cuộc duyệt binh, hệ thống, vũ khí, tiền đồn, thổi bay, tầm bắn, đầu đạn, loại, quân
Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất>>
Đảo Guam của Mỹ đang nằm trong tầm uy hiếp của loại tên lửa, máy bay ném bom tối tân của Trung Quốc.
Bí ẩn chuyên cơ "ngày tận thế" của Tổng thống Mỹ
Đằng sau sức mạnh quân sự Nga
Tóc của Tổng thống Mỹ đáng giá bao nhiêu tiền?
Thực tế này cho thấy, Trung Quốc đang tiếp tục các nỗ lực để vô hiệu hóa khả năng Mỹ chi viện cho các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tên lửa DF-26 IRBM.
Theo Jordan Wilson, tác giả báo cáo trên, nếu muốn ngăn sự can thiệp của Washington, Bắc Kinh có thể khai hỏa các tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), các tên lửa hành trình tấn công trên bộ (LACM), các tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM), cùng các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM). Khi đó, đảo Guam &'nguy to'.
Trong một kịch bản tấn công như vậy, mọi chú ý đều tập trung vào loại tên lửa mới của Trung Quốc là DF-26 IRBM. Tên lửa DF-26 IRBM (Đông Phong) xuất hiện lần đầu trong một cuộc duyệt binh tháng 9/2015 tại Bắc Kinh, nhưng đã được biết tới từ năm 2014.
Loại tên lửa này độc nhất vô nhị ở chỗ, DF-26 có phiên bản chống hạm với đầu đạn thường, nhắm tấn công các tàu trên biển, chẳng hạn như tàu sân bay hoặc tàu khu trục, khiến các tàu sân bay quanh đảo Guam nằm trọn trong tầm bắn.
Tầm bắn các tên lửa DF-21D, DF-16 và DF-26 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Stratfor. Chuyển ngữ: VietNamNet
Nhiều nguồn tin Trung Quốc tự tin khẳng định rằng, DF-26 lòa loại tên lửa tầm trung tối tân nhất trên thế giới. Đáng chú ý, Nga và Mỹ không thể phát triển lớp tên lửa này do các hạn chế trong Hiệp ước Lực lượng Tên lửa Tầm trung, ký kết từ năm 1987.
Loại tên lửa duy nhất trên thế giới có thể đọ được DF-26 là Agni V của Ấn Độ. Các nguồn tin từ Trung Quốc cũng nói rằng, DF-26 siêu việt hơn Agni V.
DF-26 là tên lửa hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nguồn tin khác ước tính tầm bắn tối đa của tên lửa là hơn 5.000km. DF-26 có thể mang theo lượng chất nổ 1.200 - 1.800kg. Tên lửa này có vẻ như sử dụng hệ thống vệ tinh dẫn đường sản xuất trong nước là BeiDou. Độ chính xác của tên lửa này được cho là dưới 100m, thậm chí là dưới 10m.
Theo_VietNamNet
Triều Tiên tuyên bố tên lửa vừa bắn mang được hạt nhân Tên lửa Triều Tiên đạt độ cao 2.000 km, hoàn toàn đủ khả năng công phá và gây thiệt hại nặng cho căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam. KCNA khẳng định tên lửa mới gắn được đầu đạn hạt nhân. Ngày 15.5, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) phát đi thông báo mới nhất, khẳng định tên lửa...