Tên lửa mới của Nga sẽ khiến Mỹ “choáng váng”?
Nga sẽ cho phép các chuyên gia quân sự của Mỹ “mục sở thị” nguyên mẫu của tên lửa đạn đạo liên lục địa mới RS-26 trong khuôn khổ Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START-3).
Đó là thông tin vừa được Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga đưa ra hôm qua (20/4) trong một tài liệu được đăng tải trên trang web riêng.
“Cần đảm bảo cuộc “trưng bày” nguyên mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-26 mới cho Mỹ tại cơ sở sản xuất ICBM – nhà máy chế tạo Votkinsk”, tài liệu cho biết.
Theo Cơ quan Vũ trụ Liên bang (Roscosmos), công việc này sẽ được thực hiện bởi Trung tâm Điều hành Cơ sở Hạ tầng Vũ trụ tại Mặt đất, công ty đã chiến thắng thầu trong dự án chế tạo tên lửa này. Cơ quan Vũ trụ Liên bang đầu tư cho dự án này hơn 11 tỷ rúp.
Theo hãng tin Itar-Tass, các chuyên gia của trung tâm sẽ “tổ chức một chuyến viếng thăm cho một nhóm thanh tra Mỹ cùng với các chuyên gia người Nga, để tìm hiểu tên lửa RS-26 nguyên mẫu. Được biết, công tác tổ chức bao gồm ăn ở, giao thông đi lại, thông tin liên lạc, quà lưu niệm cùng với các chi phí phát sinh cho y tế hoặc các dịch vụ khác.
Hệ thống tên lửa mới nhất của Nga – RS-26 sẽ sớm gia nhập vào bộ máy phòng thủ hùng mạnh của cường quốc Châu Âu này. RS-26 được ví là “sát thủ diệt tên lửa” và nó được cho là sở hữu nhiều “tính năng khủng”, vượt xa sức mạnh của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Trước đó, Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga – Trung tướng Sergey Karakayev từng cho biết, sát thủ diệt tên lửa RS-26 của Nga sẽ được đưa vào biên chế trong quân đội trước năm 2016.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang tiếp tục thúc đẩy chương trình thử nghiệm hệ thống tên lửa RS-26 và dự kiến sẽ kết thúc tiến trình này vào năm 2015. RS-26 sẽ được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất trong năm 2016″, ông Karakayev đã tiết lộ như vậy với hãng tin RIA Novosti.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 2015 này.
Cho đến thời điểm hiện tại, có rất ít thông tin được lộ ra bên ngoài về loại tên lửa RS-26 mới nhất của Nga bởi hệ thống này được phát triển một cách bí mật.
Tuy nhiên, theo truyền thông Nga, RS-26 đã trải qua 3 cuộc phóng thử nghiệm thành công. Tên lửa RS-26, được phát triển từ tên lửa đạn đạo RS-24 Yars, có thể mang 3-4 đầu đạn hạt nhân dẫn đường độc lập với sức công phá 150-300 kiloton mỗi đầu đạn và tầm bắn không dưới 11.000km.
RS-26 được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay cho phép nó chính xác hơn nhiều so với các tên lửa đạn đạo hiện nay của Nga. Người ta tin rằng, RS-26 có khả năng đột phá những hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi nhất thế giới.
Tên lửa mới được trang bị trên khung gầm xe chuyên dụng MZKT-27291, chiếc xe có 6 trục có khả năng cơ động rất cao. Xe có một mái che đặc biệt để giấu tên lửa bên trong giúp ngụy trang tốt hơn. Thiết kế xe chuyên dụng MZKT-27291 tương tự như xe MAZ-547 trước đây được sử dụng cho tên lửa đạn đạo tầm trung RSD-10 Pioner.
RS-26 có khả năng sống sót rất cao nhờ vào khả năng cơ động, nó rất khó khăn để phát hiện sự di chuyển hoặc khai hỏa. Khi ở trạng thái báo động cao, tên lửa RS-26 có thể di chuyển rời xa các căn cứ và hoạt động tại các khu vực rừng núi. Xe phóng có phạm vi hoạt động tới 500km cho phép tên lửa hoạt động mà không bị phát hiện trên một khu vực tương đương với một quốc gia nhỏ ở châu Âu. Điểm ưu việt của tên lửa RS-26 là mỗi đầu đạn của nó bay theo quỹ đạo mà đối thủ không đoán trước được với tốc độ vượt âm. Vì thế, đối phương không thể vô hiệu hóa đầu đạn đó bằng bất cứ thứ vũ khí gì, cả vũ khí có triển vọng nhất.
RS-26 dài khoảng 12m và chủ yếu trang bị trên bệ phóng di động. Tên lửa đạn đạo RS-26 được trang bị đầu đạn tân tiến nhất, hoàn toàn mới và có khả năng tự phân tách (MIRV).
Trong quá trình triển khai phóng thông thường, xe phóng sẽ được sự hỗ trợ của xe kiểm soát tín hiệu, xe hậu cần cũng như một số xe quân sự khác để đảm bảo an ninh cho tên lửa. Trong các tình huống khẩn cấp, xe mang phóng có thể hoạt động độc lập mà không cần sự hỗ trợ.
Theo Phó Thủ tướng Nga, ông Dmitry Rogozin, RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa. Bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó. Sau khi đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay với vận tốc siêu cao của nó sẽ trở nên không thể xác định được.
“Sẽ chẳng có hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân nào hiện nay của Mỹ cũng như trong tương lai sắp tới có khả năng ngăn chặn tên lửa RS-26 khỏi việc bắn thẳng vào mục tiêu”, ông Rogozin nhấn mạnh.
Một nguồn thông tin trong Bộ tổng Tham mưu của quân đội Nga cho biết, các đơn vị đầu tiên được trang bị RS-26 sẽ nằm tại Siberia.
Bằng cách giảm khối lượng tên lửa từ 120 tấn xuống còn 80 tấn, Nga tin rằng họ đang thực hiện đúng theo cam kết của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giữa Nga và Mỹ khi phát triển loại tên lửa này.
Theo Vnmedia
Tên lửa đạn đạo RS-26 Nga sắp sản xuất loạt?
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 có thể được Quân đội Nga biên chế trong năm nay cũng như sản xuất hàng loạt.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 có thể được Quân đội Nga biên chế trong năm nay cũng như sản xuất hàng loạt.
Sau thành công lần thử nghiệm vào giữa tháng 3/2015, tên lửa đạn đạo liên lục địa mới RS-26 Nga có thể sớm được sản xuất hàng loạt năm nay.
"Vào nửa cuối năm 2015, tên lửa RS-26 sẽ được đưa vào phục vụ và bắt đầu được sản xuất một loạt vào cuối năm hoặc đầu năm tới", một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết trên TASS ngày 15/4.
Ảnh minh họa.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh vốn được phát triển dựa trên RS-24 Yars. Loại tên lửa mới này được hy vọng đưa vào tác chiến trong năm 2015.
Trước đó, nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu trưởng của Nga cho hay, Sư đoàn Irkutsk thuộc Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ là đơn vị đầu tiên nhận các hệ thống tên lửa đạn đạo cơ động RS-26 để thay thế các hệ thống Topol.
Tuy nhiên những thông tin trên hiện vẫn chưa được xác nhận một cách chính thức.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Mỹ gọi, Nga chưa đáp lời Ngày 27/3, lần thứ 2 Mỹ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman-III chỉ trong vòng 1 tuần, một động thái chưa từng có tiền lệ. Thông tin về vụ phòng này được trang quân sự Defense-Aerospace dẫn nguồn từ Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết, theo đó vụ phóng lần 2 này được thực hiện tại căn...