Tên lửa liên lục địa DF-5A Trung Quốc khiến Mỹ hoảng sợ
Dù Trung Quốc chỉ sở hữu khoảng 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5A nhưng với Mỹ con số trên là quá nhiều đối với an ninh quốc gia nước này.
Dù Trung Quốc chỉ sở hữu khoảng 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5A nhưng với Mỹ con số trên là quá nhiều đối với an ninh quốc gia nước này.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời một nguồn tin quân sự từ chính phủ Mỹ cho hay, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành nâng cấp hệ thống động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu lỏng cũng như các hầm phóng dưới mặt đất cho tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5A.
Theo đó, sau nâng cấp DF-5A có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân hơn đủ khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Mặc dù không trực tiếp đề cập tới DF-5A trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ thuộc Thượng viện Mỹ vào hôm 9/2 nhưng Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James R Clapper lại cho biết rằng, Trung Quốc đang tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của nước này bằng cách xây dựng thêm nhiều hầm phóng tên lửa ngầm dưới mặt đất hoặc đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa di động.
Một phần của tên lửa đạn đạo DF-5B được Trung Quốc giới thiệu vào tháng 9 năm ngoái.
Video đang HOT
Tờ The Washington Times của Mỹ hôm 10/2 cũng đưa tin cho biết, chỉ trong vài tháng cuối năm 2015 Bắc Kinh đã thay thế và tái trang bị lại các đầu đạn hạt nhân đã hết niên hạn sử dụng trên ít nhất ba tên lửa đạn đạo DF-5A.
Và các đầu đạn hạt nhân mới được trang bị DF-5A nhiều khả năng là tương tự như trên biến thể tên lửa đạn đạo DF-5B được Quân đội Trung Quốc giới thiệu tại lễ duyệt binh hôm 3/9 năm ngoái. Cả DF-5B hay DF-5A đều được Trung Quốc nâng cấp để có thể chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Trong một báo cáo quân sự về Trung Quốc của Quốc hội Mỹ được công bố vào năm 2003 cho biết, Trung Quốc đang thay thế các biến thể tên lửa đạn đạo DF-5 thế hệ cũ (CSS-4 Mod 1) sang các biến thể hiện đại hơn là DF-5A (CSS-4 Mod 2) và đã có ít nhất 20 tên lửa DF-5 đã được Bắc Kinh nâng cấp lên DF-5A trong giai đoạn từ 2000 đến 2010.
Thông tin này cũng được xác nhận trong báo cáo vào năm 2009 của Trung tâm Tình báo hàng không và vũ trụ quốc gia (NASIC) thuộc Không quân Mỹ.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Những cỗ máy răn đe hạt nhân đáng sợ nhất của Nga
Tên lửa liên lục địa R-36 Satan có tầm bắn 16.000 km mang theo 10 đầu đạn hạt nhân hay RS-24 Yars có thể ẩn hiện khôn lường là 2 trong số những vũ khí răn đe mạnh nhất của Nga.
R-36M, NATO định danh SS-18 Satan, là tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới. Quỷ Satan thuộc loại tên lửa nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn. Tên lửa có trọng lượng phóng tới 209 tấn, tầm bắn tối đa tới 16.000 km. Điểm đáng sợ của R-36M là có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân độc lập. SS-18 được phóng từ các silo cố định trong lòng đất. Ảnh: Military-today
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-IV là biểu tượng thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Theo Global Security, Delta-IV là xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Nga. Mỗi tàu ngầm được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RMU Sineva. Tên lửa có tầm bắn 11.457 km, mang theo 4 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo liên lục địa di động RT-12PM2 Topol-M là một sản phẩm của Viện Công nghệ nhiệt Moscow. Topol-M thuộc loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Ống phóng lắp trên khung gầm xe chuyên dụng MZKT-79221 mang lại khả năng cơ động rất cao. Tên lửa có tầm bắn tối đa 11.000 km mang theo đầu đạn hạt nhân 800 Kt. Ảnh: RT
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack. Phi cơ được thiết kế kiểu "cánh cụp - cánh xòe" cho phép đạt tốc độ siêu âm 2.220 km/h. Vũ khí đáng sợ nhất của Tu-160 là 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55SM. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật 200 kt, tầm bắn tối đa 2.500 km. Ảnh: Obris Xem thêm: Tu-95 phóng tên lửa diệt mục tiêu
Tuy có thời gian hoạt động trên 50 năm, song Tu-95 Bear vẫn là trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân đường không của Nga. Tu-95 có thể mang theo tải trọng 15 tấn vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình Kh-55SM hoặc tên lửa hạt nhân chiến thuật Kh-20. Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa Tu-95MS lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn để kéo dài thời gian sử dụng phi cơ này đến khoảng năm 2040. Ảnh: Theaviationist Xem thêm: Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 bay lượn
Đề án 955 Borei là loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên được chế tạo dưới thời hậu Xô Viết. Người ta trang bị cho tàu rất nhiều công nghệ tối tân, như hệ thống bơm phun cho phép hoạt động êm hơn cùng hệ thống định vị thủy âm hiện đại. Vũ khí chính của tàu là 16 tên lửa liên lục địa RSM-56 Bulava, tên lửa có tầm bắn tối đa 10.000 km mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Warfare
RS-24 Yars là cỗ máy răn đe hạt nhân mới và đáng sợ nhất của Nga. Moscow phát triển vũ khí này nhằm xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở châu Âu.Tên lửa có tầm bắn 11.000 km mang theo 4-6 đầu đạn hạt nhân độc lập. Điểm đáng sợ của RS-24 là khả năng "thoắt ẩn, thoắt hiện" khiến đối phương không thể lần theo. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin
Nhằm đảm bảo cho khả năng hoạt động của hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M, các binh sĩ trẻ của sư đoàn Vệ binh Số 7 thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Nga phải thường xuyên tập luyện phóng, bảo vệ, bảo trì và kiểm tra mức độ rò rỉ phóng xạ.
Theo_Zing News
Triều Tiên trên con đường trở thành cường quốc hạt nhân Ngay từ khi Triều Tiên phóng thành công vệ tinh Kwangmyongsong-3 lên quỹ đạo năm 2012, các chuyên gia quân sự đã nhận định, tên lửa đẩy Unha-3 tương đương với một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có tầm phóng 10.000km. Triều Tiên thử thành công tên lửa đẩy vũ trụ Vào lúc 10h30 sáng ngày 7-2 (theo giờ Hà...