Tên lửa Iskander-M của Nga có cần GPS của Mỹ?
Theo trang rbase.newfactoria.ru, trong cuộc chiến 5 ngày năm 2008, Nga dùng tên lửa IskanderM tấn công Gruzia nhưng tên lửa đã bắn chệch mục tiệu do Mỹ cắt hệ thống GPS.
Nguồn tin này cho biết, trong cuộc chiến này, Nga đã đưa 4 tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander-M của đơn vị huấn luyện tại Kapustin Yar để tấn công vào các căn cứ của Quân đội Gruzia. Tuy nhiên, tên lửa đã bắn trúng vào nhà dân thay vì các mục tiêu quân sự của đối phương.
Sự cố này theo lý giải của hãng Reuters lý giải là do Nga không có hệ thống dẫn đường vệ tinh hoàn chỉnh, phải dựa hoàn toàn vào GPS của Mỹ, nhưng lại bị Mỹ vô hiệu hóa nên tên lửa chỉ còn cách bay theo quán tính như phương thức áp dụng trong thời kỳ thập niên 1960.
Phần còn lại của tên lửa Iskander-M trong nhà dân.
Tuy nhiên, theo phân tích của một số chiến lược gia quốc phòng, việc Mỹ cắt hay không đối với hệ thống GPS không hề ảnh hưởng gì đến hoạt động của tên lửa Iskander-M bởi tên lửa đạn đạo này được dẫn đường bằng hệ thống GLONASS của riêng người Nga.
Theo phân tích này, việc Iskander-M – loại tên lửa được coi là chính xác nhất thế giới bắn chệch mục tiêu là xác suất có thể xảy ra không chỉ đối với Iskander-M mà nó còn có thể xảy ra với bất kỳ vũ khí nào trên thế giới.
Video đang HOT
Ngay với cả với “sứ giả chiến tranh” Tomahawk của Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991), cụ thể là trrong chiến dịch Bão táp sa mạc, có 297 tên lửa đã được sử dụng. Trong đó, 282 tên lửa phóng thành công, 9 tên lửa bị “xịt” không thể rời ống phóng, 6 tên lửa bị rơi xuống nước ngay sau khi rời ống phóng.
Trong khi đó, kể từ khi đưa vào trang bị trong quân đội Nga (năm 2006) đến nay, lần bắn hỏng duy nhất của Iskander-M được ghi nhận là trong cuộc chiến 5 ngày với Gruzia và đến nay tên lửa này vẫn có độ chính xác nhất thế giới khi chỉ có CEP là 2 mét.
Để đạt được độ chính xác trên, phần lớn Iskander-M dựa vào hệ thống GLONASS của Nga. GLONASS viết tắt của cụm từ Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu trong tiếng Nga.
Hệ thống này được bắt đầu xây dựng từ thời Liên Xô và hiện được Nga tiếp tục phát triển. Nền tảng của hệ thống này là 24 vệ tinh đang hoạt động đầy đủ cùng 19 trạm mặt đất (16 trạm trên lãnh thổ Nga, 2 trạm tại Bắc Cực và 1 trạm tại Brazil).
Trong thời gian tới, Nga dự kiến sẽ tăng số trạm mặt đất trên lãnh thổ mình lên 54, đồng thời bố trí thêm các trạm mặt đất ở nước ngoài nhằm nâng cao độ chính xác cho GLONASS. Các nước nằm trong kế hoạch đặt trạm GLONASS có Việt Nam, Cuba, Australia và thêm 2 trạm nữa ở Brazil.
Về nguyên tắc hoạt động, GLONASS cũng tương tự như hệ thống GPS của Mỹ song các vệ tinh của Nga có độ ổn định hơn. Tuy nhiên, các vệ tinh của Nga lại có tuổi thọ ngắn hơn so với vệ tinh của Mỹ
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Tọa độ chính xác của giàn khoan Hải Dương 981
Phía Trung Quốc hôm 21/1 cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 có kế hoạch tác nghiệp ở khu vực vùng chống lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ gần một tháng.
Phía Trung Quốc hôm 21/1 cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 có kế hoạch tác nghiệp ở khu vực vùng chống lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ gần một tháng.
Cục Hải sự Trung Quốc ngày 20/1 đưa ra cảnh báo cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 có kế hoạch tác nghiệp hơn một tháng tại khu vực chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Cục này thông báo trong khoảng thời gian từ ngày 20/1 đến ngày 10/3, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tác nghiệp tại mỏ Lăng Thuỷ 25-2-1, có tọa độ 170618N/1100225E.
Giàn khoan Hải Dương 981
Được biết, từ ngày 16/1 giàn khoan Hải Dương-981 bắt đầu di chuyển xuống đến vị trí cách đường trung tuyến giả định (giữa hai đường cơ sở Việt Nam-Trung Quốc) khoảng 21,4 hải lý về phía đông. Hoạt động này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Việt Nam.
Ngày 19/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: "Đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định."
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này; đồng thời Việt Nam bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan" - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 18/1, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ quan ngại của Việt Nam về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến vị trí nêu trên.
Hải Nam (Theo msa.gov.cn)
Theo_Kiến Thức
Ngoại trưởng Abkhazia loại trừ khả năng trở thành một phần Gruzia Sau cuộc chiến tranh tàn phá mà Gruzia đã gây ra cho Abkhazia nước này không muốn sống chung với Gruzia như một quốc gia. Quân đội Abkhazia. Báo RBTH của Nga ngày 10/1 dẫn lời Bộ trưởng ngoại giao Abkhazia cho biết nước này tuyên bố loại trừ bất cứ hình thức hợp nhất nào trong đó biến Abkhazia trở thành một...