Tên lửa ICBM Triều Tiên sánh ngang Mỹ
Ngay khi Triều Tiên công bố hình ảnh những vũ khí tối tân trong lễ duyệt binh rạng sáng 10/10, phương Tây đã có nhận định khác nhau về sự kiện này.
Cuộc duyệt binh có sự góp mặt của loạt đơn vị đặc nhiệm, được trang bị các loại vũ khí trang bị hiện đại. Nội dung duyệt binh trên không chứng kiến sự góp mặt của tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-25, những chiến đấu cơ hiện đại nhất trong biên chế Triều Tiên.
Mỗi máy bay đều được gắn dàn đèn rực rỡ bên ngoài, điều chưa từng được thực hiện, và thả nhiều đèn chiếu sáng bầu trời thủ đô Bình Nhưỡng. Các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Triều Tiên trong cuộc duyệt binh dường như cũng được nâng cấp, trang bị giáp mới có nhiều góc cạnh hơn.
Tên lửa ICBM Hwasong của Triều Tiên.
Các tên lửa chống tăng dẫn đường được gắn hai bên tháp pháo, gọn hơn nhiều so với thiết kế gắn trên nóc tháp pháo trước đây. Tất cả vũ khí được Triều Tiên bắn thử trong giai đoạn 2019-2020 đều xuất hiện trong lễ duyệt binh, trong đó có hệ thống pháo phản lực siêu lớn với tầm bắn 400 km.
Đáng chú nhất trong lễ duyệt binh là sự xuất hiện của những xe chở các hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-12, Hwasong-15 và Hwasong-16 mang trên xe phóng di động 11 trục 22 bánh dài 23 mét, dài hơn xe mang Hwasong-15 có 9 trục 18 bánh dài 21mét tới 2 mét.
Ngay khi hình ảnh này được công bố, tờ Defense News cho biết, một số quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ bày tỏ thất vọng trước việc Triều Tiên phô diễn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới và kêu gọi Triều Tiên đàm phán để thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tuyên bố rằng họ đang phân tích nội dung cuộc duyệt binh của Triều Tiên và tham khảo ý kiến các đồng minh trong khu vực.
Nhìn nhận về mặt kỹ thuật, nhà khoa học Mỹ David Wright cho biết việc Triều Tiên thiết kế tên lửa Hwasong-16 dài hơn có thể nhằm hai mục tiêu: tăng tầm bắn của tên lửa và có khả năng mang thêm nhiều đầu đạn.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên.
Căn cứ vào hình ảnh được công bố, David Wright cho rằng Hwasong-16 là tên lửa đạn đạo liên lục địa 3 tầng, 3 giai đoạn phóng. Mỗi tầng là một động cơ riêng biệt và nhiên liệu đẩy, cho phép nó có lực đẩy và tầm bắn lớn hơn.
Điều làm nên sự đặc biệt của Hwasong-16 là chúng được thiết kế với hệ thống động cơ gimbaled. Điều này có nghĩa là các ống xả của động cơ có thể được sử dụng để chuyển hướng trong khi giữ tên lửa trong quỹ đạo ổn định. Tính năng này của tên lửa giúp Triều Tiên có khả năng tấn công mục tiêu rất chính xác.
Điều này có nghĩa là Triều Tiên không chỉ có khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, mà còn có thể làm chủ được công nghệ tái nhập tầng khí quyển và tấn công chính xác bất cứ mục tiêu nào trên Trái đất mà họ muốn nhắm tới.
Chuyên gia David Wright thừa nhận, những khả năng này đã đưa Triều Tiên vượt qua cả Ấn Độ, Pakistan và Iran, gia nhập câu lạc bộ các cường quốc thế giới trong lĩnh vực chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa, bao gồm: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Israel.
Ảnh: Chiêm ngưỡng hàng loạt vũ khí hoành tráng trong lễ duyệt binh Triều Tiên
Hôm 10/10, Triều Tiên tổ chức cuộc duyệt binh quy mô lớn mừng 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động, trong đó có sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí hiện đại.
Cuộc duyệt binh quy mô lớn diễn ra trên quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng rạng sáng 10/10 là một phần trong lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng tổ chức duyệt binh trong ba năm qua.
Trong cuộc duyệt binh ngày 10/10, Triều Tiên cũng ra mắt tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mới, được đặt tên là Pukguksong-4.
Cuộc duyệt binh có sự góp mặt của nhiều đơn vị đặc nhiệm, được trang bị các loại vũ khí trang bị hiện đại.
4 xe chở các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) diễu hành qua lễ đài. Các chuyên gia nhận định đây là biến thể Pukguksong-3 có tầm bắn 2.000 km, nhưng trên vỏ tên lửa lại có dòng chữ "4A".
Toàn bộ các loại vũ khí được Triều Tiên bắn thử trong giai đoạn 2019-2020 đều xuất hiện trong lễ duyệt binh, trong đó có hệ thống pháo phản lực siêu lớn với tầm bắn 400 km, đủ sức đe dọa phần lớn căn cứ Mỹ và Hàn Quốc.
Triều Tiên được cho là có 3 loại ICBM gồm: Hwasong-13, Hwasong-14 và Hwasong-15 đồng thời Bình Nhưỡng cũng đã tìm cách phát triển một ICBM đa đầu đạn có thể bay xa hơn và khó bị đánh chặn hơn.
Điểm nhấn của buổi lễ là sự xuất hiện của 4 xe chở kiêm bệ phóng (TEL) mang mẫu ICBM mới, có kích thước lớn hơn và dường như được phát triển từ dòng Hwasong-15. Mỗi TEL có 11 trục, nhiều hơn mọi loại xe chở tên lửa đạn đạo trước đó của Bình Nhưỡng.
Tại lễ duyệt binh, nhiều loại vũ khí mới của Triều Tiên lần đầu lộ diện.
Đồng thời các hệ thống vũ khí mang đầy tính biểu tượng của Triều Tiên cũng "góp mặt"
Sự kiện này là dịp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể truyền tải thông điệp đến người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế.
Trong bài phát biểu của mình, ông Kim Jong-un xúc động, cảm ơn quân đội đã làm việc chăm chỉ để ứng phó với thiên tai và ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19.
Ông Kim Jong-un cũng khẳng định Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục xây dựng "khả năng răn đe để tự phòng vệ", cho biết sẵn sàng huy động lực lượng quân sự mạnh nhất nếu Triều Tiên bị đe dọa, thêm rằng sức mạnh quân đội Triều Tiên không nhằm vào quốc gia nào.
Lần gần đây nhất Triều Tiên thực hiện một cuộc duyệt binh trực tiếp vào tháng 4/2017, đánh dấu kỷ niệm 105 năm ngày sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng đã trình diễn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới và các loại vũ khí đa dạng, đồng thời lãnh đạo nước này cũng có bài phát biểu cảnh báo chiến tranh nếu Mỹ có hành động quân sự.
Mỹ kêu gọi Triều Tiên tiếp tục đàm phán phi hạt nhân Quan chức Mỹ tỏ ý thất vọng khi Triều Tiên khoe tên lửa đạn đạo tầm xa, cho biết Washington muốn Bình Nhưỡng duy trì đàm phán phi hạt nhân. "Thật thất vọng khi thấy Triều Tiên tiếp tục ưu tiên chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, thay vì hướng tới tương lai tươi sáng cho người dân. Mỹ kêu...