Tên lửa hành trình Trung Quốc – vũ khí đáng ngại nhất của tàu chiến Mỹ
Mỹ cho rằng thứ vũ khí đáng ngại nhất với các nhóm tàu sân bay của nước này chính là nhiều loại tên lửa hành trình rất cơ động của Trung Quốc.
Mối đe dọa ngày càng tăng liên quan đến tên lửa hành trình của Trung Quốc
Thông tin trên được đưa ra trong bản báo cáo có tựa đề “Đánh giá tham vọng tên lửa hành trình của Trung Quốc” của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về Quân đội Trung Quốc, thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Mỹ. Báo cáo do ba tác giả Dennis M. Gormley, Andrew S. Erickson và Jingdong Yuan thực hiện.
“Một yếu tố quan trọng trong khoản đầu tư của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cho năng lực chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD) là việc phát triển và điều động một số lượng lớn các tên lửa hành trình chống hạm có tính chính xác cao (ASCM) cùng tên lửa hành trình đối đất (LACM) trên các bệ phóng từ mặt đất , trên không và trên biển”, báo cáo nhấn mạnh.
Báo cáo cho rằng việc gia tăng các tên lửa hành trình, bệ phóng và hệ thống C4ISR của Trung Quốc đang tạo ra những thách thức mới trong quốc phòng và công cuộc chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, đối với Mỹ và các đối tác trong khu vực.
C4ISR (Command, Control, Communications, Computers, Intelligence, Surveillance and Reconnaissance) là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, điện toán, tình báo, giám sát và trinh sát. Hệ thống này có khả năng phòng thủ trước sự tấn công trong tác chiến điện tử, đồng thời chi viện trực tiếp, duy trì hiện đại hóa hệ thống vũ khí và các loại tên lửa của PLA.
Trong báo cáo, các tác giả còn cảnh báo về hàng loạt lợi thế mà tên lửa hành trình mang lại cho PLA. Ví dụ, tên lửa hành trình có thể được phóng từ đất liền, trên biển, hoặc bệ phóng trên không. Hơn nữa, vì có kích thước gọn, đòi hỏi tối thiểu thiết bị hỗ trợ, chúng có tính cơ động cao, do đó giảm thiểu nguy cơ bị tiêu diệt. Ngoài ra, tên lửa hành trình còn có tín hiệu hồng ngoại thấp, giúp chúng tránh sự định vị của các hệ thống phòng thủ tên lửa.
“Tốc độ có thể đạt tới siêu thanh, khả năng tránh radar và tầm bay rất thấp là những thách thức đối với các hệ thống phòng không, giám sát theo dõi. Những yếu tố này giúp nó có nhiều khả năng xâm nhập thành công vào hệ thống phòng thủ”, báo cáo viết.
Video đang HOT
Hơn nữa, tên lửa hành trình còn có chi phí sản xuất thấp, vì vậy Trung Quốc có thể sở hữu một số lượng lớn loại vũ khí này. Điều này rất quan trọng bởi nó giúp PLA có thể phóng đi lượng tên lửa áp đảo hẳn số hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và các đồng minh hiện có.
Báo cáo nhấn mạnh Bắc Kinh tin rằng các tên lửa hành trình mang lại lợi ích lớn gấp 9 lần về chi phí so với việc phòng thủ, ứng phó với chúng. Do đó, PLA có thể sẽ khai thác yếu tố số lượng hơn là chất lượng, hoàn toàn đối lập với cơ cấu sức mạnh mà quân đội Mỹ vạch ra trong tương lai.
“Bằng cách bắn hàng loạt, có thể phối hợp cùng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình có khả năng tiêu diệt các hệ thống phòng thủ khi bắn tập trung vào một mục tiêu cụ thể trong thời gian ngắn”, báo cáo lưu ý.
Dù DF-21D, loại tên lửa đạn đạo chống hạm được PLA gọi là “sát thủ diệt tàu sân bay” được nhiều người quan tâm trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu quốc phòng Mỹ cho rằng các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM) của Trung Quốc mới chính là mối đe dọa lớn nhất với các hạm đội hàng không mẫu hạm (CSG) của Mỹ.
Tên lửa hành trình chống hạm có một lợi thế quan trọng so với DF-21D ở chỗ chúng có thể được sử dụng với số lượng lớn và dường như có khả năng sống sót cao hơn cả lúc trước và sau khi phóng.
Báo cáo nhấn mạnh rằng ngoài việc có được những tên lửa hành trình phức tạp hơn, Trung Quốc còn đang mua sắm ngày càng đa dạng các loại tên lửa cùng với hệ thống bệ phóng. Điều này cũng hoàn toàn ngược với kế hoạch mà quân đội Mỹ, đặc biệt là hải quân, thực hiện trong những năm gần đây và trong tương lai nhãn tiền.
Tuy nhiên, việc sử dụng tên lửa hành trình có hiệu quả đòi hỏi những lý thuyết và tổ chức phức tạp. Ngoài ra, nó còn cần những năng lực phức tạp của C4ISR. Dù Trung Quốc đang có những bước tiến lớn trong lĩnh vực này, tác giả cũng nhấn mạnh rằng hệ thống radar tầm xa (OTH) vẫn còn là một thử thách đối với PLA. Bản thân radar OTH vẫn còn dễ bị tấn công và có thể sớm bị loại bỏ hoặc trở nên vô dụng trong một cuộc xung đột. Hơn nữa, chính các tàu của Trung Quốc cũng không được bảo vệ trước các tên lửa hành trình diệt hạm.
Theo Xahoi
Có khả năng chiến tranh giữa TQ và đồng minh của Mỹ ở biển Đông
Một cuộc xung đột vũ trang giữa TQ và các đồng minh châu Á của Mỹ là có thể xảy ra, một chuyên gia phân tích an ninh người Úc bình luận.
Tàu ngầm và chiếm hạm Trung Quốc tập trận ngoài khơi cảng Thanh Đảo - Ảnh: Reuters
Trung Quốc có thể sẽ sẵn sàng chịu rủi ro về mặt tài chính vì nước này đang cố gắng thống trị vùng biển đang có tranh chấp với các nước láng giềng và thách thức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, tờ The Philippines Star dẫn lời Giáo sư Alan Dupont, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Trường Đại học New South Wales (Úc), bình luận.
"Đừng quên rằng ngay cả quan hệ giao thương chặt chẽ giữa Anh và Đức hồi đầu thế kỷ 20 đã không ngăn được họ đánh nhau vào năm 1914", Giáo sư Dupont nhận định, hàm ý muốn đề cập đến Thế chiến thứ nhất.
Ông cũng dẫn nghiên cứu mới đây của Georgetown, một trong những trường đại học uy tín nhất nước Mỹ, cho rằng các quốc gia Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản sẽ chấp nhận chịu thiệt hại về kinh tế, chứ không để mất cái họ gọi là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
"Sẽ là sai lầm nếu cho rằng mức độ sâu đậm của các mối quan hệ thương mại là một sự đảm bảo hay là biểu hiện của hòa bình", giáo sư Dupont nói.
Chẳng hạn, đối với Philippines, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của đảo quốc này, lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật, theo ông Dupont. Trung Quốc cũng là nước đứng thứ 9 về nguồn đầu tư nước ngoài và thứ 4 về lượng du khách đến Philippines.
Ông Micah Zenko, một nhà phân tích tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR), được tạp chí Foreign Policy (Mỹ) trích dẫn nhận định rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không là điều "được tính toán từ trước", nhưng có thể đến từ nhiều căng thẳng chồng chất.
"Mỹ có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến giành chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang góp mặt, đặc biệt là kể từ khi Washington ký hiệp ước phòng thủ song phương với Nhật và Philippines", chuyên gia này cảnh báo.
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đang di chuyển gần đảo Guam - Ảnh: Hải quân Mỹ
Zenko nói các nước liên quan chỉ có thể tránh chiến tranh nếu họ đưa ra được những giải thích về hành động của mình tại các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
"Tình trạng thiếu hụt tài nguyên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hành động quân sự đơn phương của Trung Quốc", giáo sư Dupoint nói.
"Trong khoảng hơn 2 thập niên qua, Trung Quốc đã biến đổi từ một nước xuất khẩu sang nhập khẩu hơn 55% lượng dầu trong nước. Ngay cả trữ lượng than khổng lồ của Trung Quốc cũng không đáp ứng nổi nhu cầu nội địa", ông Dupont cho biết thêm.
Hạm đội 7 của Mỹ hiện đang có mặt ở Eo biển Malacca và tại phần lớn khu vực phía tây Thái Bình Dương, cũng là vùng mà Bắc Kinh đang nhòm ngó, theo ông Dupont.
Ông cho rằng tranh chấp giữa Trung Quốc và đồng minh lâu năm Philippines của Mỹ sẽ cho Washington một cơ hội để "tái củng cố mạng lưới đồng minh" trong khu vực.
Theo Xahoi
Nếu bỏ lệnh cấm, vũ khí nào của Mỹ sẽ sớm có mặt ở Việt Nam? Theo ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thì hiện tại không có lý do gì để Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết: Ngày 27/5 đoàn nghị sỹ Hoa Kỳ do...