Tên lửa hành trình Tomahawk: Lịch sử hơn 30 năm thống trị thế giới
Tên lửa hành trình Tomahawk lại tái xuất trong cuộc tấn công chống ISIS của Hoa Kỳ. Mặc dù đã hơn “30 tuổi” nhưng nó vẫn chứng minh được sức mạnh của mình.
Ngày 22 tháng 9, Mỹ và các đồng minh đã khởi động các cuộc không kích nhằm vào tổ chức cực đoan “Nhà nước Hồi giáo” (IS) ở Syria. Sự kiện này đã đánh dấu việc Hoa Kỳ chính thức mở màn chiến lược chung chống lại IS.
Trong cuộc không kích, sát thủ nổi tiếng của quân đội Mỹ – tên lửa hành trình Tomahawk đã tái xuất, một lần nữa đảm nhiệm vai trò “tiên phong”. Tổng cộng đã có 47 tên lửa được phóng đi và đều bắn trúng mục tiêu, gây thương vong nặng nề cho lực lượng vũ trang IS, khiến thế giới lại đổ dồn sự chú ý vào tên lửa hành trình kinh điển này.
Từ những năm 1980, khi loại tên lửa mang mã số BGM-109, định danh là Tomahawk được trang bị trong quân đội Mỹ cho đến nay, nó đã trở thành vũ khí quân sự tất yếu được sử dụng trong chiến tranh cục bộ. Tại sao quân đội Mỹ lại xem trọng loại tên lửa này đến vậy?
Tomahawk nổi tiếng với khả năng tiêu diệt quân địch ở cự ly hàng nghìn dặm. Đây là một loại vũ khí tấn công thọc sâu từ vòng ngoài hỏa lực phòng thủ của địch do Hoa Kỳ phát triển, với tầm bắn hiệu quả lên đến 2.500 km, có thể phóng đi từ các hệ thống phóng mặt đất, chiến hạm mặt nước hoặc tàu ngầm hạt nhân.
Tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk là vũ khí tấn công hữu hiệu của Mỹ
Ngoài khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất ra, tên lửa hành trình này có thể tấn công cả tàu chiến, là tên lửa “phóng ngoài vùng phòng không”có uy lực nhất của quân đội Mỹ. Trong các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ, tấn công chính xác mục tiêu quan trọng ở cự ly hàng nghìn dặm chính là “vai diễn” sở trường của Tomahawk.
Tomahawk cũng nổi tiếng là một sát thủ vô hình. Toàn thân tên lửa được bao phủ bởi một lớp hấp thụ sóng radar, có tính năng như một chiếc áo tàng hình. Tiết diện phản xạ sóng radar của nó tương đối nhỏ, chỉ bằng 0,1% diện tích phản xạ hữu hiệu radar của máy bay ném bom B-52H, nên trở thành “vô hình” trước các radar tìm kiếm của đối phương.
Hơn nữa, động cơ của Tomahawk cho phép tên lửa này có khả năng kiểm soát luồng khí phụt để có thể tự điều chỉnh độ cao và tốc độ khi bay, thậm chí nó có thể bay rất thấp và linh hoạt như một máy bay, cùng với kích thước nhỏ gọn nên nó rất khó bị phát hiện bởi các radar mặt đất.
Video đang HOT
Tomahawk vẫn còn giữ được “phong độ” vì liên tục được cải tiến về mọi mặt từ phương thức dẫn đường đến hệ thống đạn dược, hệ thống kiểm soát, hệ thống động cơ….
Từ khi ra mắt đến nay, các thành viên của “gia đình Tomahawk” không ngừng lớn mạnh, và đã phát triển thành 7 loại biến thể như tên lửa tấn công mặt đất mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa tấn công mặt đất đầu đạn thông thường, tên lửa chống hạm…
Một quả tên lửa Tomahawk Block IV phóng từ tàu khu trục DDG-63 USS Stethem lớp Arleigh Burke trong một vụ phóng thử, được hộ tống bởi 1 chiếc tiêm kích F-14 Tomcat của hải quân Mỹ
Đặc biệt, mới nhất là tên lửa “Tomahawk chiến thuật” (BGM-109E Block IV) có thể thay đổi mục tiêu tấn công trong khi bay, cũng có thể bay duy trì trong thời gian dài, để chờ đợi lệnh tấn công “mục tiêu giá trị cao”. Ngoài ra, Block IV cũng thông minh hơn, có thể gửi dữ liệu về trạng thái bay và tình hình tấn công chính xác của mình về sở chỉ huy.
Có thể thấy rằng, tính năng của Tomahawk ngày càng được nâng cao hơn, chi phí chế tạo lại ngày càng giảm xuống (“Tomahawk chiến thuật” có giá chỉ bằng 1/3 mức giá 1,4 triệu USD của các phiên bản khác). Nhờ đó, tên lửa hành trình này đã làm tròn nhiệm vụ trở thành vũ khí chiến thuật-chiến lược thông thường chủ yếu của quân đội Hoa Kỳ.
Mặc dù Tomahawk đã được mãi dũa qua bao thăng trầm, thu được nhiều thành công nhưng cũng không tránh khỏi có nhiều sơ hở. Tên lửa hành trình Tomahawk có tốc độ cận âm (tốc độ dưới âm thanh), tốc độ bay chỉ đạt 800km/h, hơn nữa độ cao bay cũng khá thấp, mặc dù khó bị radar phát hiện, nhưng lại dễ bị hỏa lực phòng không mặt đất bắn hạ.
Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, đã có 288 tên lửa Tomahawk được bắn đi, trong đó, 6 quả bắn thất bại, 29 quả bị chặn bởi quân đội Iraq, tỷ lệ đánh chặn đạt 10%. Còn năm 1993 khi Tomahawk tấn công vào các căn cứ hạt nhân của Iraq, tỷ lệ bị đánh chặn thành công đã đạt đến 18%.
So với các vũ khí tác chiến khác, mặc dù được tôn là “quân chủ lực” tác chiến của quân đội Mỹ suốt hai thế kỷ, nhưng vì Tomahawk phải kèm theo động cơ, hệ thống điều khiển và phụ tải nhiên liệu… nên kích thước đầu đạn bị hạn chế. Vì vậy tên lửa hành trình Tomahawk không đạt được hiệu quả tốt khi tấn công mục tiêu bê tông cốt thép, thậm chí còn thua xa cả bom thông thường.
Mặc dù đã hơn “30 tuổi”, Tomahawk vẫn còn có nhiều triển vọng phát triển
Ngoài ra, phương thức dẫn đường và hệ thống điều khiển cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến độ tấn công chính xác của Tomahawk, còn không bằng các loại vũ khí ra đời sau như bom dẫn đường lazer, hơn nữa còn dễ bị trục trặc máy móc gây ảnh hưởng đến thời cơ chiến đấu.
Gần đây, có nhiều tin đồn rằng Tomahawk đã về hưu, nhưng từ những biểu hiện vượt trội của nó khi tấn công IS có thể thấy rằng, Tomahawk vẫn đứng vững trong loạt thiết bị quân đội Hoa Kỳ hơn 30 năm qua, thậm chí còn ngày càng được coi trọng, và có nhiều triển vọng phát triển.
Tomahawk trong thời gian ngắn tới vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong “tác chiến ngoài vùng phòng không”, thực hiện mục tiêu hạn chế tối đa thương vong cho binh lính của quân đội Hoa Kỳ.
Tất nhiên, cũng sẽ đến lúc thế hệ trước phải nhường bước cho thế hệ sau, việc Tomahawk rút khỏi võ đài lịch sử là xu thế tất yếu của sự phát triển vũ khí hiện đại, nhưng các tư duy chiến lược như tác chiến ngoài vùng phòng không, khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn thấy (BVR) mà loại tên lửa này đem lại, có ý nghĩa quan trọng và lâu dài đối với sự phát triển vũ khí và phát triển khoa học kỹ thuật quân sự trong tương lai.
Theo An Ninh Thủ Đô
Siêu chiến hạm tự hành của Mỹ
USS Zumwalt được cho là tàu chiến đầu tiên trên thế giới có thể tự chuẩn bị tham chiến, hầu như không cần sự can thiệp của con người.
Tàu khu trục USS Zumwalt đầu tiên của hải quân Mỹ - Ảnh: U.S Navy
Khi tổ chức lễ đặt tên cho chiếc đầu tiên của lớp tàu Zumwalt trong tháng 4, hải quân Mỹ cũng chính thức trình làng tàu khu trục tự hành đầu tiên trên thế giới và là tàu khu trục lớn nhất trong lịch sử nước này.
Có "bộ não" riêng
Bloomberg dẫn lời Wade Knudson, người chịu trách nhiệm dự án Zumwalt của Tập đoàn quân sự Raytheon, tự hào "khoe" rằng USS Zumwalt được trang bị hệ thống tự động hoàn hảo tới mức gần như là "một bộ não riêng biệt". Theo ông Knudson, nhờ hệ thống này, khi phát hiện đối thủ, tàu có thể tự kích hoạt trạng thái chuẩn bị tham chiến như bật pháo lên, đưa tên lửa vào ống phóng hay khóa mục tiêu mà không cần bất cứ động tác nào từ các binh sĩ. Ông Knudson đưa ra một ví dụ cụ thể khác là trong trường hợp hỏa hoạn, con tàu sẽ khởi động hệ thống dập lửa và phong tỏa khu vực bị cháy; sau khi dập lửa xong sẽ tự động thoát nước để các thủy thủ xem xét hiện trường, điều tra nguyên nhân.
Dĩ nhiên, tàu khu trục thế hệ mới của Mỹ vẫn cần thủy thủ đoàn nhưng khả năng tự động của nó giúp giảm nhân sự xuống còn khoảng 150 người, bằng phân nửa nhân lực cần có hiện nay trên các tàu chiến cùng cỡ (độ choán nước 15.000 tấn). Thậm chí, trong trường hợp cần thiết, chỉ cần 40 người vẫn đủ khả năng vận hành tàu.
Ngoài ra, theo Bloomberg, USS Zumwalt còn được trang bị hệ thống TSCE cho phép thuyền trưởng có thể điều khiển tàu từ bất kỳ vị trí nào bằng cách nhập mật mã vào các thiết bị kết nối lắp đặt rải rác trên thân tàu. "Thuyền trưởng nắm quyền chỉ huy ở bất cứ điểm nào trên tàu chứ không cần phải chạy hộc tốc cả trăm mét và leo lên nhiều tầng để đến được đài chỉ huy trong trường hợp khẩn cấp", ông Knudson cho hay. Tuy nhiên, tờ New York Daily News dẫn lời một số chuyên gia lo ngại về việc mật mã lọt vào tay tin tặc và con tàu sẽ bị chiếm quyền điều khiển. Đáp lại, ông Knudson khẳng định mật mã được bảo vệ vô cùng kỹ lưỡng, ngoài ra một mình thuyền trưởng không thể phát lệnh khai hỏa vũ khí.
Mục tiêu Thái Bình Dương
USS Zumwalt dài hơn 180 m, độ choán nước 15.000 tấn và có chi phí phát triển, chế tạo lên tới 5 tỉ USD. Ngoài khả năng tự hoạt động nói trên, khả năng tàng hình tối tân, động cơ đẩy bằng điện, hình dạng có phần kỳ lạ giúp tàu chạy cực êm, hầu như không để lại đường rẽ nước và có thể ẩn thân trước các hệ thống theo dõi. Theo Bloomberg, USS Zumwalt chỉ là một dấu chấm nhỏ xíu trên màn hình radar, chỉ to hơn tàu cá dân sự một chút dù thực tế nó lớn gấp 40% so với tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
Dự kiến tàu được trang bị khoảng 80 tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa đối hạm, pháo 155 mm và cả súng dùng từ trường và dòng điện để bắn với tốc độ gấp vài lần vận tốc âm thanh.
Tuy không chỉ đích danh nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Tham mưu trưởng hải quân Mỹ Jonathan W.Greenert nhiều lần hé lộ rằng USS Zumwalt sẽ đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của nước này tại châu Á - Thái Bình Dương. "Với khả năng tàng hình cùng hệ thống định vị sóng âm, sức tấn công đáng kinh ngạc và cần ít nhân lực vận hành - đây là tương lai của chúng ta. Điều này cũng rất phù hợp với chính sách tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương", AP dẫn lời Đô đốc Greenert nói trong một lần thăm nơi đóng tàu USS Zumwalt và các con tàu cùng lớp khác tại bang Maine.
Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của lớp tàu Zumwalt hiện nay là chi phí quá đắt trong khi Lầu Năm Góc đang phải cắt giảm chi tiêu. Vì thế mà Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo mục tiêu trước mắt là sở hữu 3 tàu loại này thay vì 32 chiếc như ý định ban đầu, theo Bloomberg.
Thụy Miên
Theo TNO
Mỹ trình diễn phóng máy bay không người lái từ tàu ngầm Dường như vẫn chưa hài lòng với các vụ không kích từ các máy bay không người lái thông thường, hải quân Mỹ mới đây đã trình diễn khả năng triển khai máy bay không người lái từ tàu ngầm, với chi phí phát triển được khẳng định rất kinh tế. Hệ thống máy bay không người lái XFC đã được phóng theo...