Tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới mà Việt Nam sắp mua
Tờ báo “ Asian Age” trích nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết, Việt Nam sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên nhập khẩu tên lửa BrahMos. Như vậy Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới có thể sở hữu tên lửa tối tân này.
BrahMos là loại tên lửa hành trình tàng hình siêu thanh được sản xuất bởi hai nước Nga và Ấn Độ.
Trọng lượng BrahMos khoảng 3000 kg, chiều dài là 8,4 m với đường kính 0,6 m, chúng lớn hơn so với tên lửa Tomahawk (trọng lượng, 1300 kg, dài 6,2 m, đường kính 0,52 m) của Mỹ.
BrahMos có thể phóng từ tàu nổi, máy bay, tàu ngầm, thậm chí là từ các bệ phóng di động trên mặt đất. Nếu Việt Nam mua được tên lửa này thì Su-30MK có thể sẽ được trang bị. BrahMos là tên lửa hành trình có vận tốc nhanh nhất so với tất cả các loại tên lửa hành trình hiện tại trên thế giới. Vận tốc của nó gấp 3 lần vận tốc âm thanh, tức là vào khoàng 3600 km/ giờ, gấp tới 4 lần vận tốc của tên lửa hành trình Tomahawk hiện đại nhất của Mỹ.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia quân sự, BrahMos là loại tên lửa hành trình được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont của Nga, có tầm bắn 300 km, và đầu đạn 300kg. Với vận tốc nhanh như vậy, nên sức hủy diệt của đầu đạn là rất khủng khiếp.
Đặc biệt, BrahMos có khả năng bay theo quỹ đạo thay đổi, trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu, chúng hạ thấp độ cao chỉ còn 10m. Với khả năng này, BrahMos gần như vô hình với Radar của đối phương.
Trong giai đoạn đầu, khi khởi động BrahMos sử dụng nhiên liệu rắn để tăng tốc lên vận tốc siêu thanh rồi tiếp đó sử dụng nhiên liệu lỏng để duy trì quỹ đạo bay và tiếp cận mục tiêu. BrahMos sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh trong hệ thống GLONASS của Nga, làm tăng đáng kể độ chính xác của tên lửa.
Ngoài ra, hiện nay Ấn Độ và Nga đang nghiên cứa và phát triển phiên bản nâng cấp của BrahMos, phiên bản mới có thể đạt vận tốc lên tới 7 lần vận tốc âm thanh, tức là gấp hơn 2 lần vận tốc của BrahMos hiện nay.
Nếu sự thật Ấn Độ đồng ý bán tên lửa này cho Việt Nam, thì sức mạnh của Hải Quân Việt Nam tăng lên đáng kể.
Theo Phunutoday
Ấn Độ chi hơn 6 tỷ USD cho hệ thống siêu chỉ huy
Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa gửi tới 14 đối tác trong nước của họ, một đơn hàng đặc biệt: xây dựng hệ thống Chỉ huy chiến đấu kỹ thuật số hợp nhất (BMS), theo tin từ tờ Redstar.
Hệ thống Chỉ huy chiến đấu kỹ thuật số hợp nhất được thiết kế với mục đích liên kết một số hệ thống thông tin của Lục quân Ấn Độ.
Theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, hệ thống BMS sẽ đảm bảo sự kết nối giữa hệ thống Chỉ huy xử lý Thông tin và Hỗ trợ cho việc ra mệnh lệnh (CIDSS-vốn được sử dụng để vẽ ra bức tranh chiến trường) và hệ thống Hỗ trợ chiến đấu (BSS-được dùng để chỉ huy pháo binh), cũng như hệ thống Kiểm soát và Bảo đảm thông tin phòng không (ADCRS).
Ấn Độ không ngừng hiện đại hóa Quân đội trong những năm gần đây..
Nhờ hệ thống Chỉ huy chiến đấu kỹ thuật số hợp nhất này, các đơn vị chiến đấu, thậm chí là từng người lính sẽ được hợp nhất vào một mạng lưới. Vị trí của họ và thông tin về những nhiệm vụ đã hoàn thành, sẽ được BMS xử lý trong chế độ thời gian thực và được hiển thị trên bức tranh chiến trường.
Hệ thống BMS cũng cho phép đơn giản hóa và tăng tốc việc ra quyết định, cũng như truyền mệnh lệnh từ chỉ huy cấp trên tới cấp dưới.
Giá thành của hợp đồng xây dựng Hệ thống chỉ huy chiến đấu kỹ thuật số hợp nhất này khoảng 6,3 tỷ USD.
Theo Tiền Phong
Chiến đấu cơ F16 của Mỹ cất cánh không cần người lái Hãng Boeing hôm qua vừa tiết lộ họ đã "hồi sinh" một số chiến đấu cơ F16 vốn đã không còn được không quân Mỹ sử dụng thành các máy bay không người lái. Chiến đấu cơ F-16 bay qua vịnh Mexico không có phi công trên khoang Boeing cho biết một chiếc F-16, sản phẩm của hãng Lockheed Martin, đã có chuyến...