Tên lửa hành trình Nga đánh trúng khe hở phòng thủ Mỹ
Theo National Interest, dù phòng thủ Mỹ rất mạnh khi đối phó tên lửa đạn đạo nhưng trước tên lửa hành trình, lực lượng này đang có lỗ hổng lớn.
Tạp chí Mỹ dẫn nghiên cứu Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách của Mỹ cho biết, Washington đã chú ý đến việc phòng thủ chống lại tên lửa đạn đạo trong vong thơi gian lâu dai, nhưng Mỹ quên mối đe dọa nghiêm trọng khác đó là tên lửa hành trình – lĩnh vực Nga đã đạt được thành công vượt bậc trong thời gian qua.
Kết quả nghiên cứu của Mỹ cho biết thêm: “Trong vong hầu hết thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ đa tập trung vào việc triển khai vũ khí động đất và biển để chặn các tên lửa đạn đạo”.
Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đang tích cưc trữ và phát triển tên lửa hành trình mới – những vũ khí có thể dễ dàng xuyên thủng hệ thóng phòng thủ rất mong manh của Mỹ.
Chiến hạm Nga phóng tên lửa hành trình tầm xa Kalibr-NK.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn mô tả các mối đe dọa đối với các căn cứ của Mỹ, trong đó có các hệ thống tên lửa Iskander của Nga, cũng như các phức hợp siêu âm Kinzhal có kha năng tấn công các căn cứ của Mỹ ở châu Âu.
National Interest dẫn kết quả nghiên cứu thừa nhận: “Hiên nay đo la không chắc rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ có đủ kinh nghiệm và kinh phí để phát triển hệ thống cua hệ thống đáng tin cậy để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng trong các cơ sở quân sự của Mỹ trong tương lai”.
Trước khi có thừa nhận này, người đứng đầu Bộ Chỉ huy không gian Bắc Mỹ (NORAD), bà Lori Robinson đầy lo ngại khi cho rằng: “Nga đã ưu tiên phát triển các tên lửa hành trình tiên tiến có khả năng đe doạ các mục tiêu ở Bắc Mỹ mà trước đây chưa từng thấy”.
Video đang HOT
Vị lãnh đạo này cũng chỉ ra rằng, mặc dù khả năng Nga dùng tên lửa hành trình tấn công Mỹ đang ở mức thấp nhưng Lầu Năm Góc vẫn cần phải đầu tư vào các bộ cảm biến tiên tiến và hệ thống vũ khí phòng thủ nếu muốn bảo vệ “những tài sản quan trọng” của mình.
Theo bà Lori Robinson, những tên lửa này có thể được phóng đi từ cả máy bay ném bom, tàu ngầm và tàu chiến. Loại vũ khí này tạo lợi thế quân sự cho Moskva trước Bắc Mỹ mà không cần đến sức mạnh vũ khí hạt nhân.
“Nếu xu thế này tiếp diễn, NORAD sẽ đối mặt với nguy cơ không thể bảo vệ Bắc Mỹ trước các mối đe dọa tên lửa hành trình, trên không và trên biển từ Nga”, vị lãnh đạo này thừa nhận.
Lo ngại của những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ là hoàn toàn có căn cứ sau khi Nga hé lộ việc mình đang hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng đối với loại tên lửa hành trình thế hệ mới cực kỳ nguy hiểm.
Hồi tháng 9/2017, những cuộc thử nghiệm cuối cùng về loại tên lửa mới nhất này do Văn phòng Thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia – một chi nhánh của Công ty Tên lửa Chiến thuật của Nga phát triển, đã được thực hiện.
Ông Alexander Leonov, người đứng đầu NPO Mashinostroyenia cho biết loại tên lửa mới này được thiết kế cho cả 3 phiên bản trên không, trên bộ và trên biển. Hiện vẫn chưa rõ về tên, chỉ số cũng như bất kỳ đặc điểm kỹ, chiến thuật hay công nghệ nào của loại tên lửa mới này.
Theo truyền thông Nga, mặc dù tất cả vẫn còn là điều bí mật vì tên lửa mới được thử nghiệm nhưng cũng có thể đưa ra một số dự đoán về sản phẩm đó. Đây có thể là một loại tên lửa về cơ bản là mới, siêu thanh.
Dù vậy, lãnh đạo của NPO nhấn mạnh rằng, chưa cần đến vũ khí mới, hiện những tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 và Kalibr đang có trong trang bị của Quân đội Nga cũng đủ đã đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ và tạo nên mối đe dọa lớn với bất cứ mục tiêu nào của Mỹ một khi xung đột nổ ra.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Ngoại trưởng Nga tiết lộ thời điểm Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước hạt nhân INF
Ngày 25/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Mỹ sẽ chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trong vòng từ 30-45 ngày tới.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Washington Examiner
Phát biểu với kênh truyền hình Russia 24, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng viễn cảnh Mỹ rút khỏi INF cùng trở nên rõ ràng sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 23/10 tại Moskva.
Interfax dẫn phát biểu của ông Lavrov nói: "Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, dù mới thông báo ý định chứ chưa đưa ra tuyên bố chính thức, song sau cuộc gặp giữa giữa Tổng thống Putin và Cố vấn Mỹ Bolton, quyết định rõ ràng đã được đưa ra. Vấn đề chính thức hóa sẽ diễn ra rất sớm hoặc trong vòng 30-45 ngày".
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cũng tuyên bố Moskva sẽ không đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF bằng mọi giá giống như trong cuộc chạy đua vũ trang trước đây.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 24/10 cho biết Moskva nhìn nhận kế hoạch của Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF là bước đi ẩn chứa mối đe dọa đối với an ninh của Nga. Ông Ryabkov nhấn mạnh Nga thấy ý định của Mỹ xây dựng năng lực cho phép trong một thời hạn ngắn, trên cơ sở công nghệ mới, nhanh chóng chế tạo các loại vũ khí vượt trội so với tên lửa Pershing 2 và các tên lửa hành trình thời thập niên 1980, vốn bị cấm bởi INF.
Điện Kremlin cho rằng đây là những nguy cơ nghiêm trọng cho an ninh của Nga. Moskva chưa biết về kế hoạch cụ thể các vũ khí mới này sẽ được triển khai ở đâu và khi nào, hay bao giờ được thử nghiệm. Tuy nhiên, không nghi ngờ rằng chúng sẽ được chế tạo và đòi hỏi Nga sẽ phải có câu trả lời về kĩ thuật quân sự. Điều này có nguy cơ khơi mào cho một vòng xoáy chạy đua vũ trang nguy hiểm.
Theo ông Ryabkov, Moskva lo ngại trước việc gần đây Mỹ đã lần lượt rút khỏi nhiều thỏa thuận quốc tế như thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu, thỏa thuận hạt nhân với Iran và một số thỏa thuận khác. Ông không loại trừ khả năng lập trường của Mỹ cũng sẽ khiến hiệp ước về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START 3 bị đổ vỡ.
Ông Ryabkov cũng cho biết Bộ Ngoại giao Nga đang chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc sớm nhất giữa tổng thống hai nước. Dự kiến, duy trì INF sẽ là một trong những chủ đề chính tại cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Paris (Pháp) ngày 11/11 tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mỹ Donad Trump.
Trước đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 23/10 khẳng định Washington sẽ chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF vào thời điểm thích hợp. Phát biểu họp báo tại thủ đô Moskva sau cuộc thảo luận với Tổng thống Putin, ông Bolton đánh giá hiệp ước INF "đã lỗi thời, bị các nước khác vi phạm và phớt lờ". Theo ông Bolton, các quốc gia khác vẫn có thể sản xuất tên lửa đạn đạo tầm trung, cũng như tên lửa hành trình, trong khi Mỹ bị trói buộc bởi hiệp ước này. Ông nhấn mạnh các nỗ lực trước đó nhằm mở rộng hiệp ước lôi kéo sự tham gia của các nước khác đã không thành công.
INF được ký năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, đánh dấu hiệp ước đầu tiên giữa Washington và Moskva về giải trừ vũ khí hạt nhân và được xem là một bước tiến lớn hạn chế chạy đua vũ trang.
Ngày 22/10, Phó phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, ông Farhan Haq cho biết Tổng Thư ký Guterres kêu gọi Mỹ và Nga giải quyết những bất đồng liên quan đến Hiệp ước INF. Phát biểu với báo giới, ông Haq nhấn mạnh: "Tổng thư ký Guterres đã nắm bắt được những bình luận của Mỹ liên quan đến hiệp ước INF. Ông hy vọng hai nước sẽ tiếp xúc với nhau để giải quyết những bất đồng". Hàng loạt quốc gia mấy ngày qua cũng bày tỏ quan ngại, phản đối quyết định của Mỹ rút khỏi hiệp định này.
Thanh Tuấn
Theo Báo Tin tức
Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc phản đối hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa cho biết, họ tin rằng một thế giới phi hạt nhân là tiến trình cần thực hiện từng bước và đều từ chối kí vào hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Nga, Anh, Trung Quốc, Mỹ và Pháp đã đưa ra tuyên bố chung vào hôm 29-10 về...