Tên lửa hành trình Klub-S uy lực trên tàu ngầm Kilo
Klub-S được đánh giá là một trong những tổ hợp tên lửa hành trình đa năng và hiệu quả nhất thế giới hiện nay.
Quân chủng Hải quân Việt Nam sáng nay tổ chức lễ thượng cờ cấp Quốc gia hai tàu ngầm Kilo 186 Đà Nẵng và Kilo 187 Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đây là hai chiếc cuối trong số 6 tàu ngầm Kilo Đề án 636, nằm trong hợp đồng trị giá gần 2 tỷ USD Việt Nam ký kết với Nga năm 2009 nhằm xây dựng lực lượng hải quân chính quy, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Ảnh: Xuân Ngọc.
Vũ khí chủ lực của tàu ngầm Đề án 636 (NATO định danh: Kilo cải tiến) là tổ hợp tên lửa hành trình đa năng Klub-S, phiên bản xuất khẩu của hệ thống Kalibr đang được hải quân Nga biên chế, theo Bastion-Karpenko.
Klub-S bao gồm ít nhất 5 mẫu tên lửa khác nhau, trong đó mẫu 3M54E/E1 có nhiệm vụ chống hạm, 91RE1/RE2 chống tàu ngầm và 3M-14E tấn công mục tiêu mặt đất. Số lượng tên lửa đa dạng này giúp các chỉ huy tàu ngầm linh hoạt trong việc lựa chọn cấu hình vũ khí để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao.
Tên lửa diệt hạm 3M-54E có tầm bắn tối đa 220 km. Nó bay ở tốc độ cận âm hơn 1.100 km/h trong gần như toàn bộ hành trình tới mục tiêu, ở độ cao 10-15 m so với mặt biển để tránh bị radar đối phương phát hiện. Dữ liệu mục tiêu được nạp từ trước khi phóng, thông qua hệ thống trinh sát của tàu ngầm hoặc đường truyền dữ liệu (datalink) từ các tàu chiến và máy bay khác.
Khi cách mục tiêu khoảng 60 km, đầu dò radar chủ động ARGS-54E sẽ được kích hoạt để tự tìm kiếm mục tiêu dựa vào thông tin được nạp trước khi phóng và hệ thống dẫn đường quán tính. Đầu đạn sẽ tách khỏi phần thân chính của tên lửa. Động cơ nhiên liệu rắn sẽ đẩy tốc độ quả đạn lên 3.600 km/h, gấp 3 lần vận tốc âm thanh.
Ở pha cuối tiếp cận mục tiêu, tên lửa bay chỉ cách mặt nước khoảng 5 m và liên tục thay đổi quỹ đạo, khiến việc đánh chặn trở nên cực kỳ khó khăn.
Video đang HOT
Dù khối lượng phóng chỉ hơn 1,5 tấn, tên lửa 3M-54E được trang bị đầu nổ nặng tới 450 kg, đủ sức phá hủy các tàu mặt nước cỡ lớn. Kích thước nhỏ của loại đạn này giúp tàu ngầm và tàu tên lửa mang được với số lượng lớn, gây mối đe dọa cho các lực lượng hải quân có quy mô lớn hơn nhiều.
Bên cạnh mẫu 3M-54E, Nga còn trang bị phiên bản 3M-54E1 cho hệ thống Klub-S. Điểm khác biệt là tên lửa này chỉ bay ở tốc độ cận âm 990 km/h trong suốt hành trình, bù lại tầm bắn được nâng lên tới 300 km.
Phiên bản tấn công mặt đất 3M-14E được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GLONASS và dẫn đường quán tính, cùng đầu dò radar ARGS-14E có tầm hoạt động 20 km để bám bắt các mục tiêu có độ phản xạ radar lớn.
Tên lửa sử dụng hệ thống đo độ cao và khớp ảnh địa hình, cho phép nó bay bám sát địa hình để giảm thiểu khả năng bị phát hiện, khiến đối phương có ít thời gian phản ứng hơn.
Mẫu 3M-14 nội địa của Nga có tầm bắn 2.000 đến 2.500 km, trong khi phiên bản xuất khẩu chỉ có tầm bắn tối đa 300 km theo quy định của Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR).
91RE1 và 91RE2 là tên lửa mang đầu đạn ngư lôi có điều khiển, tương tự mẫu RPK-2 Vyuga hay Metel của Nga và ASROC của Mỹ. Tên lửa được phóng tới vị trí nghi có tàu ngầm đối phương, sau đó tách đầu đạn để ngư lôi tự tìm kiếm mục tiêu. Mẫu tên lửa này có tầm bắn 50 km, bị giới hạn về khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương bằng hệ thống định vị thủy âm (sonar).
Tên lửa 91RE1 có tốc độ tối đa 2.900 km/h, ngư lôi được trang bị đầu nổ 76 kg, đủ sức đánh thủng và phá hủy lớp vỏ tàu ngầm đối phương.
Tên lửa của hệ thống Klub-S có thể được phóng từ bệ phóng thẳng đứng hoặc ống phóng lôi cỡ 533 mm. Quả đạn nằm trong vỏ bọc cho tới khi rời mặt nước, khi đó vỏ bảo vệ được tách rời và động cơ đẩy sẽ được kích hoạt, tên lửa bắt đầu quá trình bay tới mục tiêu.
Tử Quỳnh
Ảnh: Vitaly V. Kuzmin
Theo VNE
Nga lại phóng Kalibr gây kinh ngạc để bán vũ khí?
Nga tiếp tục phóng tên lửa hành trình Kalibr vào các mục tiêu khủng bố ở Dara'a, thử nghiệm hơn 160 vũ khí trên thực địa.
Ngày 24/2, các chiến hạm hải quân Nga phía đông Địa Trung Hải đã tiến hành cuộc tập kích bằng tên lửa hành trình Kalibr vào các vị trí tập trung quân của lực lượng Hayyat Tahrir al-Sham và Lữ đoàn Mặt trận phía Nam thuộc tổ chức Quân đội Syria tự do (FSA), trong quận Daraa al-Bilad thuộc thành phố Daraa.
Cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr được thực hiện theo yêu cầu của Quân đội Syria.
Nga tấn công khủng bố bằng tên lửa hành trình "Thần chết" Kalibr.
Theo tin từ phóng viên chiến trường Al-Masdar News Ibrahim Joudeh, quân đội Syria yêu cầu hỏa lực yểm trợ của Hải quân Nga nhằm phá hủy một số mục tiêu quan trọng của lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến, trả đũa cho vụ đánh bom tự sát, tấn công vào trạm kiểm soát Al-Sanfor trong quận Al-Manshiyah ngày 23/2.
Dẫu vậy, phương thức tác chiến bằng tên lửa hành trình từ con tàu ngoài khơi Địa Trung Hải này không thể được coi là hiệu quả. Điều này là do binh lực của lực lượng Hồi giáo cực đoan tương đối đông, lại phân tán tản mát trong các nhà dân và các địa điểm trú quân không xác định. Phương tiện tấn công chủ yếu là xe vận tải hoặc ô tô dân sự, rất khó xác định mục tiêu trong các khu phố dân thường.
Hiện nay, Bộ Tư lệnh quân đội Syria tại thành phố Dara'a đang thực hiện ý đồ chiến thuật tiêu diệt, tiêu hao sinh lực đối phương bằng hỏa lực không quân và pháo binh chiến trường, ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm năng của lực lượng Hồi giáo cực đoan đánh vào chiến tuyến của quân đội Syria.
Bởi vậy, quyết định sử dụng tên lửa hành trình trong thời điểm này ở Dara'a của Hải quân Nga ít được coi là đòn đánh quyết liệt của lực lượng Nga tại Syria mà thiên về... quảng cáo vũ khí của Nga nhiều hơn (?)
Những lần tấn công bằng tên lửa hành trình trước đó vào cuối tháng 10/2015 và tháng 8/2016, Nga đã làm nhiều quốc gia ngạc nhiên tới sững sờ.
Cách sử dụng tên lửa hành trình cũng được thay đổi trong các đợt tấn công để xác định tính hiệu quả. Đợt tấn công đầu từ tháng 10/2015 bắt đầu từ biển Caspian, Hải quân Nga đã phóng tên lửa theo quỹ đạo hành trình sát với mặt nước biển.
Đến đợt tấn công tháng 8/2016, tên lửa Kalibr đã thực hiện đường bay trên độ cao vài km nhằm tránh gây tổn thương cho tuyến đường vận tải thương mại nhộn nhịp trên Địa Trung Hải.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu phát biểu trước Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) ngày 23/2 đã thông báo về các hoạt động của quân đội Nga trong quá trình hỗ trợ Syria chống khủng bố.
Theo đó, quân đội Nga đã thử 162 loại vũ khí tối tân tại Syria. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị, trong khi chỉ có khoảng 10 hệ thống vũ khí không đạt kết quả như mong muốn.
Trong số các thiết bị được thử nghiệm tại Syria có chiến đấu cơ Su-30SM, Su-34, trực thăng Mi-28N, Ka-52, tên lửa hành trình Kalibr và các loại vũ khí khác.
Theo Bộ trưởng Shoigu, trong số 162 vũ khí được thử nghiệm, 10 vũ khí bị phát hiện lỗi. Những lỗi này trước đó chưa lộ ra trong các cuộc thử nghiệm tại bãi thử. Bộ đã ngừng mua chúng và yêu cầu các nhà sản xuất sửa lỗi.
Không lực Nga đã thực hiện 18.800 lần xuất kích, 71.000 cuộc không kích trong chiến dịch. Các máy bay Nga đã tấn công hàng trăm trại huấn luyện của phiến quân, kho vũ khí, các xe quân sự, pháo.
Tuyên bố nêu trên của Bộ trưởng Shoigu được đưa ra sau khi Nga khẳng định sẽ đưa tới Syria những loại vũ khí hiện đại để hỗ trợ quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ông Aleksandr Golts, chuyên gia phân tích tại Viện Kennan ở Thủ đô Washington (Mỹ) cho rằng: thử nghiệm các loại vũ khí chỉ là một kết quả khác thu được từ quá trình triển khai các lực lượng Nga tại Syria. Theo ông, chiến đấu là cách kiểm tra năng lực tốt nhất đối với bất cứ quân đội nào trên thế giới.
Ông Dmitry Gorenburg, chuyên gia phân tích quân sự tại Viện nghiên cứu CNA ở thành phố Arlington của Mỹ, cho rằng kết quả mà Nga thu lại được tại Syria cho thấy các lực lượng chủ lực của nước này đủ khả năng tác chiến ở nước ngoài.
Chuyên gia Gorenburg nói: "Nếu nhìn theo tiêu chuẩn của Mỹ, hoạt động triển khai quân tới Syria của Nga chỉ là một hoạt động nhỏ. Nhưng với các chuyên gia, đó là một hoạt động cho thấy sức mạnh của các lực lượng Nga. Ví dụ như, với việc phóng tên lửa từ tuần dương hạm, Nga cho thấy họ đủ khả năng bắn tới mọi mục tiêu ở châu Âu".
Đất Việt
Theo Dantri
Tu-95MS đánh Raqqa: Đi trước Mỹ một bước? Không phải ngẫu nhiên Nga điều oanh tạc cơ Tu-95MS đến Raqqa trong khi các cường kích khác vẫn đủ sức thực hiện nhiệm vụ tại chiến trường này. Theo Sputnik, mới đây không quân Nga đã đưa nhiều máy bay ném bom chiến lược từng qua thử nghiệm Tupolev Tu-95, được trang bị Raduga Kh-101 - một trong những loại tên lửa...