Tên lửa hành trình Kalibr-NK: Câu trả lời xứng đáng cho Tomahawk
4 chiến hạm ‘bé hạt tiêu’ của Nga đã phóng tới 26 quả tên lửa hành trình KalibrNK sang Syria. Đây có thể coi là sự đáp trả với Tomahawk của Mỹ.
4 chiến hạm “hạt tiêu” Nga phóng 26 tên lửa hành trình sang Syria
Hãng truyền hình NTV dẫn nguồn từ hãng thông tấn Nga TASS cho biết, Hải quân nước này đã chính thức tham gia chiến dịch tấn công Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” ở Syria và Nga cũng lần đầu tiên sử dụng tên lửa hành trình phóng từ trên biển để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Ngày 7-10, 4 chiến hạm Nga thuộc các lớp tàu hộ vệ hạng trung và tàu hộ vệ cỡ nhỏ thuộc Hạm đội Caspian đã phóng tổng cộng 26 quả tên lửa hành trình Kalibr-NK, vượt quãng đường 1500km tấn công chính xác những mục tiêu đã định của lượng khủng bố IS ở Syria.
Chỉ 4 chiến hạm từ hạng trung trở xuống của Nga đã đã tổ chức đội hình biên đội phía tây nam biển Caspian và thể hiện uy lực tấn công cực kỳ mạnh mẽ khi phóng quả tên lửa hành trình Kalibr-K từ vùng biển này, qua lãnh thổ Iran và Iraq để tiêu diệt lực lượng khủng bố IS ở Syria.
Được biết, tên lửa được phóng đi từ tàu hộ vệ tên lửa mang tên Dagestan (số hiệu 693), thuộc Project 11.661, lớp Gepard 3.9 và các khinh hạm tên lửa dự án 21.631 (lớp Buyan-M) lần lượt mang tên và số hiệu là Grad Sviyazhsk (021), Uglich (022) và Veliki Ustyug (106).
Cuộc tấn công kết hợp của lực lượng không quân và hải quân, bao gồm 4 tàu chiến và 23 máy bay chiến đấu trong ngày 7-10 đã tiêu diệt 19 sở chỉ huy, điều hành tác chiến; 12 kho vũ khí quân sự; 71 xe tăng thiết giáp, các nhà máy và xưởng chế tạo chất nổ, vật liệu nổ tự tạo.
Khinh hạm thuộc dự án 21.631 (lớp Buyan-M) mang tên và số hiệu là Grad Sviyazhsk (021) phóng tên lửa Kalibr NK
Cuộc tấn công đã thành công mỹ mãn, tất cả các mục tiêu đều bị tiêu diệt, không ảnh hưởng gì tới các công trình dân sự.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận xét: “Thực tế chiến trường cho thấy, các chiến hạm của Hải quân Nga trên vùng biển Caspian, đã tiến hành phóng tên lửa hành trình có độ chính xác cao để tiêu diệt các mục tiêu đã định của IS, từ khoảng cách lên tới 1500km”.
Ông nhận xét, điều này cho thấy, các cơ sở công nghiệp quốc phòng đã hoạt động rất tốt để chế tạo ra các vũ khí tấn công tầm xa uy lực và có độ chính xác cao, còn lực lượng vũ trang Liên bang Nga cũng đã rèn luyện được chiến thuật và kỹ năng tác chiến thành thạo, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.
Điều đáng nói là các chiến hạm “hạt tiêu” của Nga có lượng giãn nước cao nhất là Dagestan chỉ trên dưới 2000 tấn (3 tàu còn lại vẻn vẹn 949 tấn) nhưng có khả năng tấn công tên lửa hành trình hạng nặng với mỗi tàu là 8 quả tên lửa thuộc hệ thống Kalibr NK là 3M-14T (SS-N-30A).
Tên lửa 3M-14 và 3M-14T: Sự đáp trả Tomahawk của Mỹ
Dòng tên lửa Kalibr do Viện OKB Novator ở Yekaterinburg nằm trong Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei phát triển. Đây là một họ tên lửa với nhiều biến thể dành cho quân đội Nga và khách hàng nước ngoài.
Kalibr có đầy đủ các các biến thể dành cho Lục quân (Kalibr-M) và Không quân Nga (Kalibr-A), nhưng các tên lửa này được trang bị phổ biến nhất trong Hải quân Nga. Chúng đang được sản xuất để trang bị cho tàu ngầm (Kalibr-PL) và tàu nổi (Kalibr-NK).
Trong hệ thống tên lửa Kalibr, ngoài các loại ngư lôi và tên lửa chống ngầm, phiên bản đối hạm cơ sở được định danh là 3M-54, còn phiên bản tấn công mặt đất cơ sở là 3M-14.
Từ trước đến nay, chúng ta thường biết đến phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa tấn công mặt đất này là Klub 3M-14E với tầm phóng vẻn vẹn 300km. Tuy nhiên, phiên bản tấn công mặt đất được sử dụng trong hải quân Nga đều có tầm phóng siêu xa từ 1500-2500km.
Tên lửa 3M-14, theo định danh của Bộ Quốc phòng Nga (DOD) là SS-N-30A. Đây là một biến thể tấn công mặt đất dẫn đường quán tính triển khai cho các tàu ngầm Nga, có tầm phóng và tính năng ngang ngửa với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.
Nó có chiều dài cơ bản là 6,2 m (20 ft), với đầu đạn nặng 450 kg (990 lb), phạm vi tấn công là 1,500-2,500 km (930-1,550 mi), tốc độ hành trình cận âm Mach 0,8.
Tên lửa 3M-14T cũng có định danh DOD là SS-N-30A, được triển khai cho các tàu mặt nước với hệ thống phóng thẳng đứng (VLS), với lực đẩy véc-tơ tăng áp. Chiều dài cơ bản của nó là 8,9 m (29 ft), các tham số khác cũng tương tự như 3M-14.
Trong tương lai Nga sẽ xây dựng khả năng tấn công tên lửa hành trình rất mạnh để tạo đối trọng với Mỹ
Phiên bản xuất khẩu 3M-14E được Bộ Quốc phòng Nga định danh là SS-N-30B, được phóng từ tàu ngầm. Chiều dài cơ bản của nó là 6,2 m (20 ft), với 450 kg (990 lb) đầu đạn. Phạm vi tấn công là 300km (190 mi), với tốc độ tương tự như tên lửa nguyên bản.
Hiện Mỹ đang triển khai tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk trên 2 loại tàu mặt nước là tuần dương hạm lớp Ticonderoga (với số lượng tối đa là 26 quả) và các khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke, với số lượng tối đa là 56 quả.
Tuy số lượng tên lửa hành trình mà chiến hạm Mỹ mang được là rất lớn, nhưng các tuần dương hạm và khu trục hạm Aegis của Mỹ đều có lượng giãn nước siêu lớn, khoảng trên dưới 10.000 tấn, trong khi các chiến hạm Nga chỉ chưa tới 1000 tấn cũng có thể mang được tới 8 quả.
Do thiếu kinh phí, Nga đang từ bỏ các thiết kế hạng nặng, chuyển sang đóng các tàu hộ vệ hạng trung và cỡ nhỏ có khả năng mang theo tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr-NK 3M-14T. Hiện Nga đã có gần 10 tàu được trang bị khả năng này.
Nga đang ồ ạt triển khai Kalibr-NK trên các tàu cỡ nhỏ, con số này sẽ có thể tăng lên tới vài chục chiếc trong thời gian chỉ khoảng 5 năm nữa. Nga sẽ xây dựng được khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình rất mạnh, nhưng theo một đường lối khác hẳn Mỹ.
Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
Tàu khu trục Trung Quốc 'bám đuôi' chiến hạm Mỹ ở Trường Sa
Chiến hạm USS Forth Worth trong lúc tuần tra tại vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa đã bị tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc bám theo, theo Mạng Quân sự Sina.
Theo tin tức trên trang mạng Want China Times, tàu USS Forth Worth (LCS-3) của Mỹ vừa hoàn thành chuyến tuần tra kéo dài 7 ngày tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth của Mỹ hiện đang neo tại Singapore.
Trong quá trình tuần tra, USS Fort Worth đã bị tàu khu trục tên lửa Yancheng (Type 054A) của Trung Quốc bám theo sau. Khi phát hiện tàu Yancheng đang bám đuổi, USS Fort Worth đã ra tín hiệu nhắc nhở tàu Trung Quốc rằng tàu của Mỹ đang hoạt động tại vùng biển quốc tế.
Tuy nhiên, tàu Yancheng phớt lờ thông báo của Mỹ và tiếp tục theo dõi chặt chẽ USS Fort Worth cho tới khi tàu rời khỏi khu vực. Đây cũng là lần đầu tiên một tàu tác chiến cận bờ thực hiện nhiệm vụ ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa.
Tàu chiến Mỹ mang theo máy bay không người lái MQ-8B và trực thăng MH-60. Tuy nhiên, USS Fort Worth chỉ là tàu tác chiến cận bờ và không có hỏa lực đủ mạnh để tấn công tàu khu trục tên lửa như Yancheng.
Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện các sứ mệnh tuần tra trên Biển Đông theo kế hoạch đã định. Trang mạng Quân sự Sina cho rằng, những sự cố tương tự có thể sẽ còn xảy ra trong tương lai.
Trong diễn biến liên quan ngày 13/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng phản đối tuyên bố của Mỹ, rằng sẽ điều tàu chiến, máy bay đến khu vực 12 hải lý ở gần các bãi đá mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ sắp điều chiến hạm tới Biển Đông thách thức Trung Quốc Mỹ có thể sắp triển khai tàu chiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu khu trục Lassen của Mỹ (trái), tàu frigate Supreme của hải quân Singapore (giữa) và tàu tác chiến ven biển Fort Worth hồi tháng 7 đi qua Biển...