Tên lửa DF-41 có phải là món quà cho Bắc Kinh đến từ Kiev?
Thời gian gần đây, trên mạng Internet Trung Quốc đã xuất hiện những bài viết về “món quà” lớn của Ukraine tặng cho Trung Quốc, dường như có thể giúp cho quân đội Trung Quốc không lo sợ hệ thống THAAD.
Ảnh minh họa nguồn: Youtube/ã68;4
Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho biết, trong các bài báo đó hư cấu và sự thật đan xen nhau về các công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa và những điểm giống nhau giữa tên lửa mạnh nhất R-36M2 “Voevoda”, được phát triển dưới thời Xô Viết và tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc.
Ông Kashin nói, có đủ cơ sở để cho rằng, sau sự tan rã của Liên Xô, Trung Quốc đã mua khá nhiều công nghệ chế tạo tên lửa từ xí nghiệp quốc phòng Yuzhmash và phòng thiết kế Yuzhnoe của Ukraine.
Tuy nhiên, không thể nói về bất kỳ liên hệ giữa “Voevoda” và DF-41.
R-36M2 là tên lửa khổng lồ sử dụng nhiên liệu lỏng. Với trọng lượng tên lửa khi phóng (nặng tới 211 tấn), “Voevoda” chỉ có thể được triển khai dưới hầm phóng. (Voevoda là loại tên lửa xuyên lục địa khủng khiếp mà Mỹ và NATO gọi là Satan).
Trong khi đó, DF-41 là tên lửa đạo đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế để có thể phóng từ bệ phóng đường sắt và đường bộ.
Video đang HOT
Hai hệ thống này hầu như không có điểm chung, vì thế không thể nói về những “điểm giống nhau” giữa hai loại tên lửa này.
Nếu nói về những “điểm giống nhau” với các loại tên lửa đạn đạo hiện đại khác của Trung Quốc thì phải nhắc đến một sản phẩm khác của xí nghiệp quốc phòng “Yuzhmash”, vẫn theo lời ông Kashin.
Đó là tên lửa nhiên liệu rắn có thể phóng từ bệ phóng đường sắt RT-23 “Molodets” (mà NATO gọi là Scalpel).
Giống như DF-41, “Molodets” là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy có thể mang theo tới 10 đầu đạn ở khoảng cách khá xa.
Tuy nhiên, tổ hợp này đã được thiết kế ở Liên Xô gần 30 năm trước đây, và xét theo mọi việc không phải là rất hoàn hảo. Nguyên nhân chính là bởi vì khi đó chưa có nhiên liệu rắn chất lượng cao.
RT-23 đã có trọng lượng phóng khoảng 105 tấn, đó là một vấn đề lớn khi nó được phóng từ bệ phóng đường sắt bởi tàu xe lửa vận chuyển tên lửa loại này có thể làm hư hỏng đường ray.
Các chuyên gia đã không thể thiết kế phiên bản tên lửa có thể được phóng từ bệ phóng đường bộ.
Tầm bắn xa nhất của RT-23 chỉ là 10.000 km, trong khi theo tuyên bố của Trung Quốc, tên lửa DF-41 có tầm bắn xa hơn. Vì vậy ở đây những “điểm giống nhau” chỉ là ở việc tên lửa liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn mà thôi.
Đồng thời, như được biết, Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến các công nghệ tên lửa của “Yuzhmash” và phòng thiết kế “Yuzhnoe” từ những năm 1990.
Tình trạng nghèo khổ của các chuyên gia khoa học- kỹ thuật ở nước Ukraine độc lập, cùng với nạn tham nhũng khổng lồ của các cơ quan đặc vụ Ukraine đã giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề này với giá tương đối rẻ.
Tuy nhiên, đã có một số trường hợp bắt giữ công dân Trung Quốc khi họ cố gắng mua các tài liệu kỹ thuật của “Yuzhmash”, nhưng sau đó họ được thả.
Hiện nay, mặc dù “Yuzhmash” và phòng thiết kế “Yuzhnoe” không còn hoạt động nhưng vẫn còn sở hữu nhiều tài liệu về công nghệ sản xuất tên lửa.
Tất nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển chương trình tên lửa khát khao chiếm hữu các tài liệu đó, ông Kashin kết luận.
Theo Bizlive
Nhà báo Nga nổi tiếng bị sát hại tại Ukraine
Chiếc ôtô phát nổ sau khi khởi động được vài phút khiến nhà báo nổi tiếng của Nga tử nạn.
Chiếc xe bị cháy rụi hoàn toàn sau vụ tai nạn, cảnh sát tìm thấy thiết bị nổ trong xe. Ảnh: Twitter.
Nhà báo Pavel Sheremet bị sát hại lúc 7h45 sáng nay trong vụ cài thuốc nổ vào xe ôtô tại Kiev, Sputnik dẫn nguồn tin giới chức Ukraine. Công tố viên Ukraine đã tìm thấy vật liệu nổ bên trong xe.
Chiếc xe thuộc sở hữu của ông Alyona Pritula, chủ bút tờ Ukrainskaya Pravda, nơi ông Sheremet đang làm việc. Ông Pritula không có trong xe khi tai nạn xảy ra. Theo cảnh sát Ukraine, vụ nổ xảy ra khi nạn nhân vào xe và lái đi được vài chục mét. Chiếc xe bị thiêu cháy hoàn toàn.
Nhà báo người Nga Pavel Sheremet nổi tiếng với các bài phân tích chính trị chuyên sâu về quan hệ giữa Moscow và Kiev. 5 năm qua, ông sống tại Kiev và làm việc cho tờ Pravda.
Quan hệ giữa Nga và Ukraine trở nên căng thẳng từ 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Kiev và các nước phương Tây cáo buộc Moscow hỗ trợ vũ khí cho phe ly khai ở miền đông Ukraine, điều bị Nga bác bỏ.
Văn Việt
Theo VNE
Nga thả phi công Ukraine lấy hai tù nhân Nữ phi công quân đội Ukraine Nadiya Savchenko hôm nay trở về Kiev khi hai tù nhân Nga cũng được trả tự do trong một cuộc trao đổi giữa hai nước. Nữ phi công Nadiya Savchenko nói chuyện với truyền thông tại sân bay Boryspil ở Kiev, Ukraine. Ảnh: Reuters "Một máy bay tổng thống chở người anh hùng Nadiya Savchenko của Ukraine...