Tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga “chấp” 5-7 tên lửa đánh chặn Mỹ
Ngày 2-4, một Đại tướng nghỉ hưu Nga cho biết, Mỹ sẽ phải cần từ 5 đến 7 tên lửa đánh chặn triển khai trên đất liền (GBI) để đánh chặn một tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga.
“Từ các cuộc tiếp xúc của tôi với giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, tôi được biết rằng Mỹ sẽ phải cần từ 5 đến 7 tên lửa đánh chặn để tấn công một tên lửa Topol-M”, Đại tướng nghỉ hưu Viktor Yesin, cựu Tham mưu trưởng các Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (giai đoạn 1994-1996), cho biết tại một cuộc hội thảo ở Moscow.
Tuy nhiên, ông không nói rõ bản chất của các cuộc tiếp xúc của ông, với người đứng đầu Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ hoặc ông đã nhận được thông tin đó từ khi nào.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga
Ông Yesin cho biết, Mỹ đã triển khai 30 tên lửa GBI, 26 quả tại Alaska và 4 tại California. Theo ông, hiệu quả của các tên lửa đánh chặn này của Mỹ “có phần nào đó hạn chế”. Ông còn cho biết thêm là các cuộc đàm phán phòng thủ tên lửa với Mỹ chắc chắn sẽ không đem lại kết quả tích cực.
Hồi giữa tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã công bố kế hoạch hủy bỏ giai đoạn cuối, của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu và thay vào đó số tên lửa đánh chặn này sẽ được triển khai tại Alaska.
Sự thay đổi của Mỹ đối với chương trình này được cho là nhằm đối phó với những hành động của Triều Tiên, nước trong ngày 2-4 đã tuyên bố họ sẽ tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Yongbyon đã ngừng hoạt động từ năm 2007.
Theo ANTD
Mỹ triển khai radar chống lại 5.500 tên lửa đạn đạo của các nước khác
Ngày 19.3, Tập đoàn Raytheon cho biết họ đã bàn giao cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ hệ thống radar mảng pha X-band cơ động mới để phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo.
Ngày 19.3, Tập đoàn Raytheon cho biết họ đã bàn giao cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ hệ thống radar mảng pha X-band cơ động mới để phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo.
Đây là radar AN/YPY-2 thứ 8 mà Raytheon cung cấp cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ để hỗ trợ các tư lệnh chiến trường Mỹ phát hiện sớm các mối đe dọa tên lửa. Radar là một bộ phận không thể tách rời của Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMDS).
Radar phòng thủ tên lửa AN/TPY-2 của Tập đoàn Raytheon
"Việc bàn giao radar AN/TPY-2 giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các hệ thống radar có thể giúp bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh đối phó với hơn 5.500 tên lửa đạn đạo mà Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ ước tính không thuộc sự kiểm soát của Mỹ, NATO, Nga hay Trung Quốc," ông Dave Gulla, phó chủ tịch Hệ thống cảm ứng tích hợp toàn cầu thuộc bộ phận kinh doanh Hệ thống phòng thủ tích hợp của Raytheon cho biết.
"AN/TPY-2 đã được chứng minh là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của đất nước chúng ta và đến nay đã thực hiện một cách hoàn hảo mọi cuộc thử nghiệm chống lại tất cả các loại tên lửa đạn đạo và trong các tình huống tấn công".
AN/TPY-2 là một hệ thống radar có độ phân giải cao có khả năng phát hiện từ xa, theo dõi và phân biệt chính xác tất cả các loại tên lửa đạn đạo, từ tên lửa tầm ngắn đến tên lửa đạn đạo liên lục địa. Mỹ đã triển khai các hệ thống radar này tại Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản.
Theo ANTD
Mỹ, Trung cùng thử đánh chặn tên lửa Mỹ vừa phóng thành công tên lửa đánh chặn từ bờ biển California, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố tiến hành một cuộc đánh chặn tên lửa. Cuộc phóng tên lửa đánh chặn hôm 26/1 của Mỹ. Ảnh: MDA Tên lửa đánh chặn triển khai từ mặt đất được phóng đi từ căn cứ không quân Vanderberg chiều 26/1, và đã thực...