Tên lửa cực mạnh Patriot của Mỹ bị S-400 “chiếu tướng”
Thư ký Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ không thể chấp nhận lời đề nghị mua các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ với các điều kiện như hiện nay. Theo ông Demir, các cuộc đàm phán về vấn đề này vẫn đang diễn ra.
Hệ thống Patriot của Mỹ
Phát biểu của Thư ký Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, Ankara vẫn còn vướng mắc về các điều kiện liên quan đến việc mua những hệ thống tên lửa đình đàm Patriot của Mỹ.
Trong lúc này, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ liên tục khẳng định, nước này nhất định không chấp nhận điều kiện đánh đổi hợp đồng S-400 với Nga để mua các hệ thống Patriot của Mỹ.
Trước đó, hồi tuần trước, ông Volkan Bozkir – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, từng khẳng định Ankara cần S-400 để bảo vệ cho an ninh nước này. Đồng thời, ông Bozkir cũng bày tỏ: “Đề cập đến hệ thống Patriot, nếu cơ hội đạt đến mức mà chúng tôi mong muốn, chúng tôi đã thể hiện là chúng tôi cũng có thể mua những tên lửa phòng không đó”. Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy, nếu họ thấy các điều kiện mà Mỹ đưa ra có thể chấp nhận được thì nước này mới xúc tiến kế hoạch mua Patriot của Mỹ.
Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không tầm xa được nhiều “ông lớn” về quân sự trên thế giới ưa chuộng. Hệ thống tên lửa này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và độ cao để chống lại các tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và các loại máy bay tiên tiến khác.
Tầm bắn của Patriot nằm trong khoảng từ 70 – 160 km, trần bắn cao nhất lên đến 24km và có thể hạ gục các mục tiêu di chuyển với tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh), tương đương gần 6.200 km/h. Sở hữu hệ thống radar theo dõi giai đoạn để đánh chặn mục tiêu có hiệu suất cao cùng với những tên lửa thông minh, Patriot có khả năng cùng một lúc nhận biết hơn 100 mục tiêu khác nhau, liên tục theo sát được tối đa 8 mục tiêu.
Patriot sử dụng nhiều loại tên lửa dẫn đường khác nhau như Standard, ASOJ/SOJC, PAC-2, PAC-2 GEM, GEM/C, GEM/T và PAC-3. Các tên lửa này được phóng đi và thu thập thông tin của mục tiêu gửi về trạm radar mặt đất. Từ đó các sĩ quan điều khiển sẽ tính toán và vạch hướng tấn công gửi trở lại cho các tên lửa thực hiện. Những thế hệ tên lửa dẫn đường của Patriot đã được cải tiến rất nhiều từ khi ra đời với những mục đích sử dụng cũng được thay thế. Thế hệ mới nhất của các tên lửa dẫn đường là PAC-3, với nhiều cải tiến về kĩ thuật cũng như hình dáng để đối phó với các tên lửa chiến thuật và máy bay ngày càng hiện đại, tinh vi hơn.
Video đang HOT
Patriot được xem là phiên bản tương đương với hệ thống phòng không đình đám S-300 và S-400 của Nga.
Cũng trong bài phát biểu trên đài truyền hình NTV, ông Ismail Demir tiết lộ, hai chiếc chiến đấu cơ F-35 của tập đoàn Lockheed Martin sẽ được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng tới.
Trước đó, giới chức Mỹ nhiều lần cảnh báo rằng, nếu Ankara tiếp tục thúc đẩy kế hoạch mua các hệ thống S-400 của Nga, Mỹ có thể sẽ ngừng việc bàn giao những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, có vẻ như Mỹ không có ý định thực hiện lời đe dọa này.
Chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ, tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường; F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay.
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm – gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo XHTT
Mỹ mua hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel
Quân đội Mỹ cho biết sẽ mua một số hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel, đây có thể là một sự thừa nhận hệ thống phòng thủ tên lửa tầm thấp của Washington không hiệu quả.
Hôm 6/2, quân đội Mỹ tuyên bố sẽ mua hệ thống đánh chặn Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel để bảo vệ binh sĩ tại các khu vực chiến sự, nhằm đáp ứng nhu cầu ngắn hạn về phòng thủ gián tiếp, Business Insider cho biết.
Hệ thống Iron Dome do công nghiệp quốc phòng Israel chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 2011. Mỹ đã đóng góp 429 triệu USD cho quá trình phát triển. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, Iron Dome đã đánh chặn thành công 1.200 đạn pháo, cối, rocket các loại.
Các cuộc tấn công liên tục và lẻ tẻ của lực lượng Hezbollah ở Lebanon và các lực lượng liên kết với Iran ở Syria đã biến Israel trở thành mục tiêu của các loại đạn pháo, cối, rocket không điều khiển và vũ khí tự chế khác.
Iron Dome được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi có thể phát hiện, theo dõi và đánh chặn mục tiêu một cách đáng tin cậy. Khác với những hệ thống phòng thủ khác, Iron Dome có thể đưa ra đánh giá liệu tên lửa đánh chặn có đánh trúng mục tiêu hay không, nhờ đó tiết kiệm được quả tên lửa trị giá 100.000 USD.
Hệ thống Iron Dome giúp bảo vệ các thành phố của Israel trước cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường của phiến quân. Ảnh: Jpost.
Hệ thống vẫn có sai số khi đánh chặn, nhưng các quan chức Mỹ và Israel đánh giá Iron Dome có tỷ lệ thành công tới 90% khi triển khai hoạt động tại Dải Gaza, một trong những nơi thường xuyên bị tấn công bởi đạn cối, rocket và đạn pháo nhiều nhất trên thế giới.
Iron Dome được giới phân tích đánh giá là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả nhất thế giới. Trong khi Mỹ, Nga và Trung Quốc đầu tư mạnh vào các hệ thống phòng không cao cấp để bắn hạ máy bay tàng hình trong cuộc chiến tranh công nghệ cao, không quốc gia nào thực sự đánh chặn nhiều tên lửa, cối và đạn pháo như Israel.
Giới phân tích nhận xét, việc quân đội Mỹ mua hệ thống Iron Dome để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, trong khi đánh giá lại các lựa chọn với vũ khí trong nước.
"Iron Dome sẽ được đánh giá và thử nghiệm như các hệ thống sẵn có để bảo vệ binh sĩ Mỹ trước mối đe dọa từ hỏa lực gián tiếp và trên không. Quân đội Mỹ sẽ đánh giá nhiều tùy chọn trong dài hạn", tuyên bố cho biết.
Iron Dome sẽ giúp Mỹ đánh giá lại những thiếu sót trong hệ thống phòng thủ tên lửa của họ. Ảnh: Jpost.
Quân đội Mỹ thường triển khai hệ thống phòng không Patriot để bảo vệ các cơ sở đóng quân ở trong và ngoài nước. Hệ thống Patriot từng đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo Scud của Iraq trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, dù một số quan chức đã hạ thấp tỷ lệ thành công trong một tiết lộ gần đây.
Tuy nhiên, hệ thống này được đánh giá là không hiệu quả, đặc biệt là khi được chuyển giao cho khách hàng nước ngoài. Đơn cử là trường hợp của Saudi Arabia, hệ thống Patriot mà Mỹ bán cho nước này đã thất bại trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo do phiến quân Houthi bắn vào.
Saudi Arabia đang xem xét mua hệ thống phòng không tối tân S-400 Triumf của Nga. Thổ Nhĩ Kỹ cũng lên kế hoạch mua S-400 dẫn đến những phản đối từ Mỹ.
Giới phân tích nhận định bằng cách mua hệ thống Iron Dome của Israel với thành tích đánh chặn cực kỳ ấn tượng có thể giúp Mỹ nhận ra hệ thống Patriot không tốt như ca ngợi, từ đó thừa nhận những thiếu sót trong phòng thủ tên lửa.
Theo Zing.vn
Mục tiêu thực sự của Mỹ khi dọa không bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ Mục tiêu của Washington không phải là đối phó thương vụ mua bán hệ thống lá chắn tên lửa S-400 của Nga và Ankara mà là ngăn chặn chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở sông Euphrates, tướng về hưu Thổ Nhĩ Kỳ Fahri Erenel cho hay. Mỹ đang lợi dụng việc Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 của Nga...