Tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ
Tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên được phóng vào quỹ đạo hôm 12.12 – Ảnh: AFP
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 23.12 cho biết tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên có tầm bắn 10.000 km, có thể bay đến nước Mỹ.
“Dựa trên phân tích và các thí nghiệm mô phỏng của chúng tôi, tên lửa này có tầm bắn trên 10.000 km, và mang theo đầu đạn 500 – 600 kg”, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc giấu tên cho AFP biết.
Theo dự đoán các chuyên gia quốc phòng Hàn Quốc, với tầm bắn 10.000 km, tên lửa này có thể bay đến các mục tiêu ở châu Á, đông Âu, miền tây châu Phi, và khu vực vùng biển miền tây của Mỹ.
Video đang HOT
Dự đoán này được đưa ra dựa vào những mảnh vỡ tên lửa Unha-3 mà phía Hàn Quốc thu thập được sau vụ phóng tên lửa hôm 12.12.
Triều Tiên lâu nay khẳng định các chương trình tên lửa của mình nhằm mục tiêu nghiên cứu khoa học, nhưng Mỹ và Hàn Quốc cáo buộc Bình Nhưỡng đang chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Trong khi đó, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA ngày 22.12 đưa tin lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong-un vừa ra lệnh cho các nhà khoa học nước này tăng cường nghiên cứu việc phóng vệ tinh và tên lửa đẩy với công suất mạnh hơn.
Theo TNO
Hàn Quốc công bố ảnh mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm nay công bố hình ảnh mảnh vỡ tên lửa Unha-3 mà nước này mới vớt được và cho biết sẽ không trả lại mảnh vỡ tên lửa cho Bình Nhưỡng.
Các quan chức Hàn Quốc quan sát mảnh vỡ tên lửa mới vớt được. Ảnh: Global Times
Đài phát thanh Quốc tế Hàn Quốc cho hay nước này trục vớt thành công mảnh vỡ của tầng thứ nhất của tên lửa Unha-3 mà Triều Tiên phóng đi hôm 12/12. Công việc trục vớt bắt đầu từ 13h ngày hôm qua và vớt được lúc 0h26 sáng nay tại vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên, ở độ sâu 80 m.
Mảnh vỡ của tên lửa dài 7,6 m, đường kính 2,4 m, trên mặt mảnh vỡ còn chữ "ha" trong từ Unha. Quân đội Hàn Quốc quyết định đưa mảnh vỡ đến hạm đội số 2 của quân khu Pyeongtaek để các nhà khoa học nước này phân tích và nghiên cứu.
Theo Global Times, trong vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 4, Hàn Quốc cũng cố gắng trục vớt tên lửa của Bình Nhưỡng, tuy nhiên tên lửa phát nổ chỉ 2 phút sau khi cất cánh và vỡ thành nhiều mảnh, nên Hàn Quốc không thu được kết quả nào đáng kể.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng thể hiện quan điểm rằng Triều Tiên phóng tên lửa là vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc, nên dù Triều Tiên có yêu cầu trả lại mảnh vỡ, Seoul cũng sẽ không đồng ý.
Triều Tiên phóng tên lửa lúc 9h49 sáng 12/12, với tầng thứ nhất và thứ hai rơi xuống khu vực phía tây và tây nam bán đảo Triều Tiên, tầng thứ ba rơi xuống địa điểm cách bờ biển Philippines 300 km về phía đông, trước khi vệ tinh được đưa vào quỹ đạo trên vũ trụ. Mỹ và các nước đồng minh cho rằng Bình Nhưỡng đang cố gắng thử tên lửa đạn đạo tầm xa, trong khi nước này khẳng định vụ phóng tên lửa chỉ nhằm mục đích hòa bình là đưa vệ tinh vào quỹ đạo.
Mảnh vỡ tầng thứ nhất của tên lửa Un-ha 3. Ảnh: Global Times
Theo VNE
Triều Tiên trở thành nước thứ 8 sở hữu tên lửa liên lục địa Các nước phương Tây đều cho rằng, các vụ thử vệ tinh của Triều Tiên chỉ là cái cớ để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, điều này hoàn toàn hợp logic. Trên thực tế, tên lửa đẩy vệ tinh và tên lửa liên lục địa đều có kết cấu và nguyên lý như nhau, các tên lửa liên lục...