Tên Elon Musk, Bill Gates bị lợi dụng để lừa đảo Bitcoin
Kẻ lừa đảo đã kiếm hơn 2 triệu USD bằng cách thêm tên của Elon Musk vào địa chỉ tùy chỉnh ( Vanity Address) của Bitcoin để đánh lừa người dùng.
Theo phát hiện của công ty an ninh mạng Adaptiv, kẻ gian sử dụng tên Elon Musk và Vanity Address – địa chỉ ví Bitcoin kết hợp với một từ tùy chỉnh – để gửi đến cho mục tiêu, chẳng hạn “1 MuskPsV7BnuvMuHGWmmXUyXKjxp3vLZX6″ hay “1 ELonMUsKZzpVr5Xok8abiXhhqGbdrnK5C”, để tăng độ tin cậy.
Danh sách các địa chỉ ví Bitcoin chứa tên Elon Musk.
Justin Lister, Giám đốc điều hành của Adaptiv, cho biết, họ đã thu thập được 66 địa chỉ nhờ vào sự trợ giúp của BitcoinAbuse – website nơi người dùng báo cáo các địa chỉ Bitcoin bị lạm dụng, bị tấn công ransomware, tống tiền, tội phạm mạng và lừa đảo trực tuyến.
Thống kê sau đó của Lister cho thấy, 66 địa chỉ này đã nhận được hơn 201 Bitcoin kể từ khi được tạo cuối tháng 4/2020. Sau khi được công bố, Lister nhận thêm địa chỉ thứ 67 gửi thêm 13,9 Bitcoin, nâng tổng số tiền ảo bị đánh cắp lên 214 Bitcoin.
Dựa vào tỷ giá hiện tại, 214 Bitcoin tương đương với hơn 2 triệu USD. “Đây là một khoản tiền rất lớn, nhất là khi việc thực hiện lừa đảo chỉ diễn ra thời gian ngắn”, Lister đánh giá.
Video đang HOT
Tên gọi của Elon Musk bị dùng cho mục đích lừa đảo.
Theo Lister, các địa chỉ thu thập trên BitcoinAbuse khá minh bạch, được người dùng mô tả chi tiết. Thống kê cho thấy, hầu hết các vụ lừa đảo được thực hiện qua luồng video trực tiếp trên YouTube.
“Hacker đã tấn công vào các tài khoản YouTube có lượng người đăng ký lớn, người nổi tiếng hoặc thương hiệu đáng tin cậy, sau đó livestream để dụ dỗ mục tiêu”, Lister giải thích. “Trong video trực tiếp này, kẻ xấu hứa những ai cung cấp Bitcoin sẽ nhận gấp đôi lợi nhuận trong thời gian ngắn kèm phần quà giá trị. Do các tài khoản có độ tin cậy cao, không ít người đã làm theo”.
Chuyên gia của Adativ cũng cho biết, ngoài tên của Elon Musk, kẻ xấu còn sử dụng tên của Bill Gates, Mark Zuckerberg thương hiệu SpaceX, máy chơi game Play Station 5, các tờ báo lớn như Euronews hay thậm chí cả Liên Hợp quốc để tăng độ tin cậy. Tần suất lừa đảo ngày một tăng sau khi tên lửa SpaceX được phóng lên vũ trụ hồi tháng trước.
Một số kênh dùng hình ảnh và tên Bill Gates để lừa đảo Bitcoin, nhận được hàng nghìn lượt xem.
Bên cạnh YouTube, việc lừa đảo tiền ảo còn được ghi nhận trên Twitter, Facebook, Instagram và gần đây là TikTok. Thủ đoạn của kẻ xấu vẫn là hack các tài khoản nổi tiếng và phát livestream để dụ dỗ “con mồi”.
Đây không phải là vụ lừa đảo tặng tiền ảo đầu tiên. Tháng 2/2018, trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện thông tin “5.000 BTC và 10.000 ETH được phân phát cho mọi người”. Để tham dự, người chơi phải quét QR Code và phải gửi trước một lượng tiền ảo. Số tiền càng lớn, mức trúng càng nhiều, nếu “nhanh tay” sẽ nhận một chiếc Tesla Model 3. Website này sau đó bị phát hiện là lừa đảo.
Lừa đảo lợi dụng tính năng chuyển hướng trang web của Google Search
Một chiến dịch lừa đảo mới lợi dụng tính năng chuyển hướng địa chỉ trang web của Google Search dễ dàng qua mặt người dùng.
Người dùng sẽ không hề nghi ngờ khi bấm vào các đường dẫn có tên miền của Google. Các nhà nghiên cứu bảo mật đã bắt gặp các URL lừa đảo có vẻ đáng tin cậy và trỏ đến Google.
Tuy nhiên khi phân tích các URL này sẽ cho thấy tin tặc đã nối thêm các tham số tự động chuyển hướng mở HTTP của Google Search. Bằng cách này, những kẻ lừa đảo cố gắng chuyển hướng người dùng đến các trang web lừa đảo, độc hại.
Trong bài đăng trên blog gần đây, Sophos đã tiết lộ định dạng URL nối thêm tham số chuyển hướng mở của Google Search:
https://www.google.com/url?sa=t&url=[redacted]&usg=[redacted]
Trước tiên, địa chỉ URL trông có vẻ đáng tin cậy vì nó thêm một liên kết đến Google. Các chuyên gia thường cảnh báo người dùng thận trọng với các đường dẫn đáng ngờ. Nhưng trong trường hợp này, người dùng không tìm thấy bất cứ điều gì mang tính chất nguy hại vì địa chỉ đích hướng về Google. Vì thế người dùng vẫn vô tư bấm vào và bỏ qua các cảnh báo bảo mật, và đây thực sự là thách thức về bảo mật. Một vài năm trước, những kẻ lừa đảo cũng từng lạm dụng lỗ hổng chuyển hướng mở trong Google Maps.
Lợi dụng tính năng chuyển hướng của Google để lừa đảo
Các nhà nghiên cứu bảo mật cũng cho biết Google không coi các chuyển hướng mở là một vấn đề bảo mật. Bạn có thể cần một vài lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho bản thân khi sử dụng internet:
Cẩn trọng với danh tính người gửi đường dẫn cho bạn.
Kiểm tra kỹ càng URL trước khi bấm vào.
Sử dụng các extension bảo vệ trình duyệt cung cấp bởi các chương trình diệt virus.
Những tiểu thuyết yêu thích của các CEO công ty công nghệ Không chỉ đọc những quyển sách về lập trình, kinh doanh, tư duy, các CEO cũng có những quyển tiểu thuyết yêu thích. CEO của những công ty công nghệ hàng đầu được biết đến như những người đọc rất nhiều sách. Như những nét mềm mại cho sự thô ráp của công nghệ, danh sách đọc của những nhà lãnh đạo này...