Tên cướp vượt ngục trốn sang nước ngoài vẫn tiếp tục gây án
Thi hành án được 2 năm trong tổng số 21 năm tù, đối tượng Huyên đã vượt ngục trốn ra nước ngoài và lại tiếp tục gây ra hàng chục các vụ trộm cắp tài sản.
Theo Tri thức trực tuyến đăng tải, ngày 13/5, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Bộ Công an phối hợp với lực lượng chức năng địa phương đã tiếp nhận Bùi Văn Huyên (30 tuổi) – tội phạm truy nã đặc biệt do cảnh sát Công an Trung Quốc bàn giao.
Đối tượng Huyên bị áp giải về Việt Nam (Ảnh: Tri thức trực tuyến)
Báo Công an nhân dân cũng thông tin vụ việc, trước đó, đối tượng Huyên phạm tội trộm cắp tài sản, bị TAND TP Lạng Sơn tuyên phạt 9 năm tù giam; TAND tỉnh Quảng Ninh tuyên án 12 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hình phạt là 21 năm tù giam, thi hành tại Trại giam Phú Sơn 4 của Bộ Công an từ năm 2007.
Thi hành án được 2 năm, Huyên đã tìm cách trốn trại sang Trung Quốc. Tại đây, Huyên đã gây ra hàng chục vụ trộm cắp với số tài sản trị giá hàng vạn nhân dân tệ và đã bị cơ quan tố tụng sở tại tuyên phạt 7 năm tù.
Video đang HOT
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm, Cục Quản lý phạm nhân, trại viên Tổng cục VIII và Cục Đối ngoại Bộ Công an đã phối hợp với nhiều lực lượng truy tìm và xác định được đối tượng đang thi hành án tại Trung Quốc, đã gửi công hàm liên hệ với Công an Trung Quốc trao trả đối tượng Bùi Văn Huyên cho phía Việt Nam sau khi hết hạn thi hành án tại Trung Quốc.
HÀ THẢO (Tổng hợp)
Nguồn: Nguoiduatin
Tòa bác yêu cầu thi hành án do trọng tài phán quyết đơn phương
Hội đồng xét đơn nhận định, phán quyết buộc CTCP Sản xuất thương mại P.P phải thanh toán số tiền 32.489 USD cho Công ty TNHH Balance Industry (Hàn Quốc) là vi phạm quy tắc của SIAC và pháp luật Việt Nam.
Tòa án nhân dân TP. Hà Nội vừa mở phiên họp xét đơn yêu cầu công nhận cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (SIAC). Bên yêu cầu là Công ty Balance Industry, bên phải thi hành là Công ty P.P.
Công ty Balance Industry và Công ty P.P từng là đối tác. Năm 2012, Công ty P.P đã ký hợp đồng nhập khẩu giấy phế liệu của Công ty Balance Industry, số lượng 1.077 tấn giấy tái chế. Để đảm bảo cho việc thanh toán, Công ty P.P đã mở 2 thư tín dụng L/C dành cho 2 hợp đồng. Hợp đồng thứ nhất đã thanh toán xong.
Sau khi nhận hàng, Công ty P.P phát hiện lô hàng đợt 1 có độ ẩm vượt mức thỏa thuận và thông báo cho Công ty Balance Industry tạm dừng đưa hàng. Do đối tác không hợp tác, cuối năm 2012, Công ty P.P nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phong tỏa số tiền 32.489 USD. Tòa án đã chấp nhận yêu cầu trên của Công ty P.P. Bị đơn khiếu nại nhưng không được chấp thuận.
Năm 2013, Công ty Balance nộp đơn đến SIAC để phân xử tranh chấp hàng hóa. Phán quyết của SIAC buộc Công ty P.P phải thanh toán số tiền 32.489 USD, trả lãi suất 5,33% mỗi năm đối với số tiền đến ngày thanh toán.
Công ty P.P không đồng tình với quyết định trên, nên đề nghị tòa án không chấp nhận phán quyết của SIAC bởi 3 lý do. Đó là, Công ty P.P không nhận được danh sách trọng tài viên, không được tham gia tố tụng. Điều này dẫn đến Công ty P.P không được triệu tập đến phiên xét xử, không được thực hiện quyền tố tụng. Đồng nghĩa với việc Công ty P.P mất quyền tranh tụng bảo vệ quyền lợi. Công ty P.P cũng trình bày với SIAC lý do từ chối tham gia là vì vụ tranh chấp này đang được giải quyết bằng tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam.
Tranh luận tại tòa, Công ty Balance Industry cho rằng, phán quyết của SIAC không trái quy tắc, điều luật cơ bản của Việt Nam. Công ty này khẳng định, SIAC ra phán quyết trọng tài sau khi giành cho các bên cơ hội giao nộp chứng cứ. Sau khi Công ty Balance Industry nộp đơn khởi kiện, SIAC yêu cầu bị đơn cung cấp đơn biện hộ, nhưng Công ty P.P từ chối. SIAC nhiều lần gửi email và fax, đồng thời gia hạn thời gian cung cấp chứng cứ, nhưng Công ty P.P không hồi đáp. Ngày 25/2/2014, Công ty Balance Industry đồng ý áp dụng tố tụng phân xử chỉ dựa trên tài liệu.
Quá trình trên cho thấy, Công ty Balance Industry và SIAC đã biết rõ số tiền 32.489 USD bị phong tỏa, nhưng vẫn đưa ra giải quyết. Bên cạnh đó, SIAC không mở phiên họp xét xử, chỉ xem xét vụ việc trên hồ sơ mà không được sự chấp thuận đồng thời của Công ty Balance Industry và Công ty P.P.
Điều 5.2, Quy tắc SIAC 2013 quy định cụ thể, trừ khi các bên có thỏa thuận, hội đồng trọng tài sẽ mở phiên tòa kiểm tra chứng cứ. Theo đó, Tòa án TP. Hà Nội nhận định, SIAC áp dụng và đưa ra phán quyết dựa trên đề nghị đơn phương của Công ty Balance Industry. Đây là một trong các trường hợp Tòa án không công nhận cho thi hành phán quyết tại Việt Nam.
Mặt khác, SIAC cũng vi phạm quy tắc và Điều 370, Luật Tố tụng dân sự khi tự ý chỉ định trọng tài viên. Bằng chứng là các email, fax mà SIAC gửi các bên chỉ thông báo quan điểm của mỗi bên về tài phán, không có nội dung thỏa thuận trọng tài viên.
Với các lý do trên, Hội đồng xét đơn Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã bác yêu cầu của Công ty Balance Industry.
Điều 370, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định 9 trường hợp quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, trong đó:
Điểm c, Khoản 1, Điều 370 nêu: Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại trọng tài nước ngoài, hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình.
Điểm b, Khoản 2, Điều 370 nêu: Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Không cho CSGT trưng dụng xe sẽ bị phạt thế nào? Tôi nghe nói cảnh sát giao thông được trưng dụng phương tiện người dân khi có tình huống khẩn cấp như cấp cứu nạn nhân, truy bắt tội phạm... Nếu vì nhiều lý do cá nhân, tôi không cho cảnh sát trưng dụng tài sản của mình sẽ bị xử lý như thế nào? (Hải Tuấn) Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Khoản 6...