Tên cướp liều lĩnh nhất nước Mỹ thế kỷ 20 (Kỳ 1)
Dan Cooper, một trong những tên cướp liều lĩnh nhất thế kỷ 20 tại Mỹ khi táo bạo tấn công một chiếc máy bay.
Bí ẩn mang tên D.B Cooper
Ngày 24/11/1971, một ngày trước lễ Tạ ơn, D.B Cooper, một trong những tên cướp nổi tiếng của nước Mỹ đã táo bạo tấn công một máy bay chở khách, khi nó đang bay trong vùng trời giữa Portland, Oregon, và Seattle, Washington.
Dan Cooper đã khống chế toàn bộ máy bay và yêu cầu một khoản tiền chuộc lên tới 200 nghìn đô la từ hãng hàng không quốc gia. Sau đó hắn liều mạng nhảy ra khỏi máy bay với hơn 10kg loại tiền 20 đô bằng chiếc dù được chuẩn bị theo yêu cầu. Không ai còn nhìn thấy Cooper sau lần đó.
Cụ thể nơi Cooper “hạ cánh” vẫn còn là một bí ẩn và gây tranh cãi rất nhiều trong suốt thế kỷ 20.
Không ai còn nhìn thấy Cooper sau hôm đó. Hắn sống sót hay đã bỏ mạng? Đó là câu hỏi lớn.
Giới báo chí và cảnh sát cho rằng, hắn sẽ là một huyền thoại trong giới tội phạm nếu hắn thành công trong vụ tẩu thoát này.
Không ai biết tung tích của D.B Cooper. “D.B Cooper ” chỉ là cái tên mà cảnh sát gọi kẻ liều lĩnh này dựa trên thông tin lưu lại tại quầy vé.
Hơn 30 năm sau đó, vụ án vẫn chưa được làm sáng tỏ và D.B Cooper trở thành một nhân vật nổi tiếng trong giới tội phạm, là mục tiêu lớn và đáng giá trong những cuộc truy lùng trong thế kỷ 20 của cảnh sát Mỹ. Nởi ở của hắn hay nơi chôn xác hắn là một trong những bí ẩn lớn.
Trong vụ tấn công liều lĩnh của D.B Cooper, không có ai bị thương, mặc dù trước đó hàng chục con người trên chuyến bay tưởng chừng không còn lối thoát cùng kẻ liều lĩnh này, cả hãng hàng không đã được đặt trong tình trạng báo động
Buổi chiều ngày 24/11/1971, một ngày trước lễ Tạ Ơn, không khí lạnh bao trùm toàn vùng Tây Bắc Hoa Kỳ.
4h chiều, một người đàn ông cao, gầy trong bộ vest đen, dáng vẻ lịch sự của một doanh nhân bước nhanh đến quầy vé tại sân bay quốc tế Portland mua chiếc vé một chiều đến sân bay Seattle – Tacoma. Theo thông tin lưu lại tại quầy bán vé, người đàn ông tên là Dan Cooper, 45 tuổi.
Số ghế 18C, chuyến bay Tây Bắc 305, dự kiến khởi hành lúc 4h35, đến Sea-Tac lức 5h05.
Chiếc Boeing 727, mang số hiệu 305 khởi hành cùng ngày tại Washington, DC, trung chuyển tại sân bay quốc tế Portland và kết thúc chặng bay tại Seattle, với 94 ghế hành khách. Hôm đó, có tất cả 37 hành khách cùng phi hành đoàn trên chuyến bay.
Video đang HOT
Chiếc máy bay Boeing 727 mang ký hiệu TB 305
Cơ trưởng chuyến bay là Đại úy William Scott, 51 tuổi. Đại úy Scott đã có thâm niên 20 năm bay trên vùng trời Tây Bắc. Hai tiếp viên trẻ Tina Mucklow, nam 22 tuổi, và Florence Schaffner, nữ 23 tuổi.
Trước khi máy bay cất cánh, không có ai trong phi hành đoàn chú ý đến Dan Cooper, người đàn ông da trắng, đôi mắt nâu, tóc nâu ngắn trong bộ vest đen lịch sự.
10 phút khi máy bay cất cánh và an toàn trên bầu trời. Tiếp viên Flo Schaffner đi kiểm tra lại môt lượt dọc theo máy bay. Tới ghế của Dan Cooper, hắn mỉm cười với nữ tiếp viên xinh đẹp, sau đó chuyển cho Schaffner một mẩu giấy và nói cô nên đọc nó.
Dan Cooper hất hàm về phía chiếc cặp của mình để ra hiệu. Trong mẫu giấy được đánh mày nội dung, những dòng đầu tiên đã khiến Schaffner lo lắng, “Tôi có một quả bom. 200 nghìn đô la để đổi lấy nó”.
Schaffner vội vàng báo tin cho Tina Mucklow, sau đó cả hai chạy đến buồng lái, nơi Đại úy William Scott đang tập trung cho nhiệm vụ. Một cuộc điện khẩn ngay lập tức được gọi về trung tâm kiểm soát không lưu tại sân bay Sea-Tac và văn phòng FBI tại Seattle.
FBI nhanh chóng có được thông tin và liên hệ trực tiếp với ngìa chủ tịch Donald Nyrop thông báo về yêu cầu của Dan Cooper.
Ngài chủ tịch Donald Nyrop không do dự, chấp nhận ngay yêu cầu. Đối với người đứng đầu một hãng hàng không, 200 nghìn đô la là quá rẻ nếu có thể tránh được thảm họa cho cả một chuyến bay.
Tờ giấy Dan Cooper chuyển cho tiếp viên Flo Schaffner có ghi chi tiết yêu cầu của Dan Cooper, 200 nghìn đô la và hai bộ dù, thêm lời đe dọa nêu yêu cầu không được đáp ứng, hắn sẽ cho nổ tung chiếc máy bay trước khi tới sân bay Sea-Tac. Cuối tờ giấy là dòng chữ “Đừng xem đây là một trò đùa.”
Đại úy Scott yêu cầu Schaffner quay lại thông báo với Dan Cooper rằng yêu cầu của hắn sẽ được đáp ứng, và họ cần 30 phút để chuẩn bị mọi thứ.
Khi Schaffner quay lại, Dan Cooper đã chuyển sang chiếc ghế gần cửa thoát hiểm và đeo một chiếc kính đen, bên cạnh là chiếc túi đã được mở, đủ rộng để Schaffner nhìn thấy hai sợi dây điện nối với ngòi nổ của quả bom.
Dan Cooper yêu cầu chiếc mày bay phải bay trên độ cao nhất định cho đến khi hắn nhận được tiền. Schaffner vội vã quay lại buồng lái để chuyển lời.
Trong suốt quá trình trao đổi thông tin với Schaffner, Dan Cooper vẫn vô cùng nhẹ nhàng.
Theo lời Schaffner kể lại, “Hắn rất lịch sự và nhẹ nhàng khi trao đổi yêu cầu với tôi, không hề tỏ vẻ vội vã hay đe dọa. Thậm chí còn yêu cầu được phục vụ đồ uống trong khi đợi yêu cầu được đáp ứng.”
Tất cả những hành khách còn lại trên máy bay vẫn không hề hay biết về một vụ tấn công đang diễn ra ngay trên chuyến bay của mình. Họ chỉ được thông báo chuyến bay sẽ bị chậm so với giờ quy định vì một vài lý do thời tiết.
Theo Khampha
10 năm sau ngày bị kết án giết vợ, con (Kỳ 4)
Thẩm phán Franklin T. Dupree quyết tâm buộc tội MacDonald trước tòa.
Gây khó dễ
Lần này, thẩm phán Franklin T.Dupree sẽ chủ trì phiên tòa, Dupree quyết tâm sẽ buộc tội MacDonald.
Người hiện tại đang giữ những bằng chứng ban đầu của vụ án chính là công tố viên Brian Murtagh, một công tố viên trẻ đầy tham vọng. Những bằng chứng này có thể chứng minh sự vô tội của MacDonald. Cùng chung mục đích như thẩm phán Dupree, Murtagh cũng không tiếc công sức để ngăn cản "đối thủ" tiếp cận những bằng chứng này.
Để có thể bảo vệ MacDonald trong lần tranh tụng này, luật sư Bernie Segal đã nhờ đến sự giúp đỡ của tiến sĩ Thornton, một nhà khoa học, chuyên gia pháp y nổi tiếng để kiểm tra và đánh giá các bằng chứng cụ thể.
Thời điểm đó là năm 1975, khi MacDonald bị buộc tội bởi bồi thẩm đoàn.
Trong vòng 4 năm đợi chờ phiên tòa chính thức được mở, chính phủ không cho phép Thornton xem xét hay nghiên cứu những bằng chứng hay những kết quả giám định ban đầu của quân đội và FBI. Murtagh đã thực hiện đúng điều đó.
Một vài tuần cuối trước khi phiên tòa được mở, công tố Murtagh đã "tạo điều kiện" cho tiến sĩ Thorton nghiên cứu các bằng chứng, tuy nhiên, thời gian và điều kiện vô cùng hạn chế khiến luật sư Segal và tiến sĩ Thornton không thể có được đầy đủ những thú mình muốn.
" Đó là một điều vô lý." Luật sư Segal giải thích, " Tại các tòa án liên bang, việc kiểm tra chứng cứ trong việc xét xử tội giết người là quyền nhất định của các các luật sư, vậy mà đối với tòa án quân sự, chúng tôi đã bị hạn chế điều đó trong vụ án của MacDonald."
Trở ngại chính cho việc bào chữa chính là từ phía thẩm phán Dupree khi ông phán quyết rằng bản báo cáo của đại tá Rock không được sử dụng cho lần xét xử này.
MacDoanal và luật sư Segal khi ra tòa, ảnh ngày 16/7/1979
Nhiều năm sau, khi nhìn lại vụ án, người ta vẫn không giải thích được tại sao MacDonald và những người bảo vệ anh lại bị gây khó dễ như vậy.
Sự thật bị che đậy
Trên thực tế, rất nhiều bằng chứng đã được tìm thấy có thể bảo vệ được MacDonald. Đáng chú ý là những sợi tóc giả trong tay Colette.
Khám nghiệm hiện trường năm đó, cảnh sát tìm thấy trong tay Colette những sợi tóc giả màu vàng, đó không phải loại sợi dùng làm tóc cho những con búp bê mà con gái họ hay chơi. Đó là loại sợi chuyên chuyên dụng để làm những bộ tóc giả chuyên dụng.
Thật trùng hợp, người ta xác nhận Helena cũng có một bộ tóc giả màu vàng như màu của loại sọi này, nhưng khi được hỏi, Helena trả lời rằng cô đã vứt nó cách đây không lâu.
Ngoài ra, trên chiếc lược của Colette cũng có một số sợi tóc giả như được tìm thấy trên tay cô. Giả thuyết được đặt ra, có thể trong quá trình giằng co, Colette đã túm được tóc của hung thủ, và làm nó bị rối, hung thủ đã dùng chiếc lược của Colette để chải lại nó trước khi "thực hiện nghi lễ".
Những sợi tóc gỉa trong tay Colette có thể là bằng chứng chính để bảo vệ MacDonald nếu luật sư Segal được biết về điều này.
Liệu đó có phải là tóc của một trong số những kẻ có mặt tại nhà MacDonald hôm đó ?
Một mẫu tóc màu nâu và mẫu da được tìm thấy dưới móng tay Colette và cô con gái lớn. Không phải là mẫu tóc vàng của MacDonald hay bất kì thành viên nào trong gia đình MacDonald. Nó được cho đó là tóc của một trong những hung thủ.
Trên người MacDonald không hề có vết xước móng tay nào, do đó có thể khẳng định đó là là mẫu da của hung thủ.
Mẫu da này đã bị mất bởi sự "bất cẩn" của các nhân viên điều tra quân đội. Nên chi tiết này đã không được đưa ra trước tòa để chứng minh MacDonald vô tội.
Theo kết quả điều tra được thông báo, không hề có dấu hiệu người lạ xâm nhập vào trong nhà MacDonald. Nhưng trên thực tế, những bằng chứng được tìm thấy lại hoàn toàn khẳng định điều đó.
Ngoại trừ mẫu tóc lạ và mẫu da, tại nhà MacDonald, người ta tìm thấy ba mẫu sáp nến đã khô. Đó không phải là sáp của 14 ngọn nến trong nhà MacDonald, điều này khớp với lời khai của MacDonald là một trong những kẻ có mặt tại nhà anh đã cầm một ngọn nến.
Đáng chú ý, "Phù thủy" Helena có thói quen sử dụng nến trong tất cả những nghi lễ của mình.
Một que diêm cháy dở cũng được tìm thấy trong phòng cô bé Kristen. Cả MacDonald và Colette đều không hút thuốc. Có thể nó được dùng để chấm cây nến mà người phụ nữ lạ đã cầm.
Một ống tiêm và gang tay dính máu cũng đã được tìm thấy. Nhưng những nhân viên trong phòng thí nghiệm CID đã "làm mất" chúng trước khi chúng được kiểm tra, đối chiếu. Máu trên găng tay trước đó được xác định là máu người, nhưng không rõ của ai.
Trong hồ sơ cũ, có một chi tiết được đưa ra để buộc tôi MacDonald, đó là những dấu chân dính máu trên ga giường của Colette khi hung thủ chuyển cái xác từ phòng này sang phòng. Các điều tra viên đã khẳng định đó là dấu chân của MacDonald. Nhưng trên thực tế, không hề có dấu chân nào được để lại. Tuy nhiên, thông tin này cũng được giữ kín trước tòa.
Đó là những bằng chứng xác thực có thể chứng minh cho sự vô tội của MacDonald. Đáng tiếc nó đã không được sử dụng tại tòa.
"Phù thủy" Helena bất ngờ xuất hiện trở lại trong vụ án của MacDonald.
Luật sư Segal không hề hay biết, năm 1978, Helena đã liên lạc với FBI và khai nhận rằng cô có liên quan đến vụ thảm án năm đó. Lúc đó, Helena đang điều trị chứng bệnh trầm cảm có khuynh hướng tự sát của mình tại bệnh viện NC ở Raleigh.
Theo Khampha
Ngày định mệnh của bé gái bị hiếp, giết (Kỳ cuối) Không mong nhận được sự tha thứ, Smith xin được chết để chấm dứt những ngày tháng chìm trong ma túy. "Xin cho tôi được chết" Tại phiên tòa xét xử Smith, có tới 13 người đứng ra bảo vệ Smith, họ đều hi vọng Smith sẽ không bị nhận án tử hình cho hành động hắn gây ra khi không làm chủ...