Tên cướp hoàn lương sau lần đọc truyện Mùa lạc
“ Truyện Mùa Lạc của nhà văn Nguyễn Khải đã cho tôi tư tưởng để hoàn lương và làm người. Tôi rất biết ơn ông nhà văn ấy”, người từng là tù nhân giờ thành ông chủ của hệ thống trang trại khang trang chia sẻ.
Quách Hữu Đức.
“Dám nghĩ, dám làm và đầy khát vọng”, đó là lời nhận xét của người thôn Văn Minh (Cam Thượng, Ba Vì, Hà Nội) về Quách Hữu Đức, người đàn ông cao lêu nghêu, mắt trũng sâu.
Đức sinh năm 1961, là con cả trong gia đình 6 anh em nghèo ở thôn Văn Minh. Đức hiếu động, từng đánh trâu vượt sông Tích và bị nước cuốn trôi uống no bụng nước đến 3 lần nhưng không chết. Người cao niên trong làng bảo Đức 3 lần thoát khỏi hà bá, lớn lên hoặc làm quan to hoặc làm tướng cướp. Ai ngờ điều đó như một định mệnh.
Thiếu nửa điểm vào Đại học Y, đủ điểm vào trường Đại học Sư phạm nhưng gia đình không có điều kiện cho đi học, Đức vào bộ đội. Năm 1981, Đức được Sư đoàn 354 Quân khu thủ đô cử đi học sỹ quan dài hạn tại Liên Xô. Lúc tương lai đang rộng mở thì bất ngờ gia đình xảy ra chuyện giữa bố và mẹ. Năm 1983, Đức xin rời quân ngũ về làm bảo vệ ở Nông trường Dứa Suối Hai (Ba Vì) để chăm sóc em, sau đó chuyển sang Công ty Công trình Đô thị Sơn Tây.
Đức bắt đầu sống buông thả theo đám “đàn anh đàn chị”. Sau vụ giả kiều bào để chiếm đoạt tài sản, Đức và đồng bọn bỏ trốn. Thấy mọi chuyện lắng xuống, Đức đi buôn lốp ôtô rồi sa vào trộm cắp, ăn cướp. Bị truy tìm, Đức sống chui lủi, nhiều đêm “đột nhập” về nhà xem tình hình các em, đưa tiền rồi đi ngay. Đôi ba lần nghĩ đến chuyện ra đầu thú, nhưng Đức không làm nổi.
Công an Hà Nội truy bắt nhiều lần nhưng Đức trốn thoát. Giữa lúc Đức chênh chao giữa chuyện bỏ nghề cướp và đi làm ăn lương thiện thì bị Công an Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) bắt vì mang lựu đạn trong người.
Đức bị giam tại Trại giam Hỏa Lò rồi chuyển vào Trại giam Lam Sơn (Thanh Hóa). Nhờ năng khiếu trong chăn nuôi, cấy lúa, làm thủ công mỹ nghệ, Đức chiếm được lòng tin của quản giáo, được hưởng đặc ân tự do ra vào trại, được cử đi tiếp khách đến thăm và giao lưu văn nghệ. Bằng cố gắng tận tâm tận lực, Đức được ra tù trước hạn gần 9 năm.
Đầu năm 1996, Đức ra tù, trở về dắt theo người vợ xinh xắn chưa cưới và cậu bé 5 tuổi trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Hóa ra, trong thời gian được tự do ra ngoài trại, Đức gặp cô gái địa phương và có con.
Video đang HOT
Mấy năm sau khi ra khỏi nhà giam, Đức và vợ làm ruộng và làm đậu. Thời gian này, nhiều kẻ ngày xưa là đồng đảng níu kéo trở lại đường cũ nhưng anh không quay lại “nghề cũ”. Bao nhiêu vốn liếng tích cóp, anh đi thuê đất, đền bù hoa lợi cho khoảng 100 các gia đình có ruộng xung quanh đầm và đổi những mảnh ruộng tốt của gia đình lấy ruộng trũng ở khu vực này dồn thành một khu liên hoàn.
Với sự giúp đỡ của bạn bè, Công an xã Cam Thượng, Đức cùng một người bạn đầu tư trên 5 tỷ đồng vào mô hình vườn trại rộng tới 23 ha. Đức trực tiếp trông nom, chăm sóc. 13 ha anh dành đào ao thả cá, chia thành 4 hồ lớn, 3 hồ nhỏ và 5 ao giống nuôi thả khép kín. Diện tích còn lại, anh xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn, bò, gà, chó với số lượng lớn.
Chuồng nuôi lợn thịt siêu nạc liên doanh với Công ty Daphaco Nông sản Bắc Giang với quy mô lớn và hiện đại. Anh xây dựng hệ thống chuồng nuôi lợn nái. Sắp tới, anh tính toán mở rộng quy mô hầm rượu để biến nó thành một thương hiệu mang tên anh. Đồng thời, anh làm hồ nuôi ba ba và chuồng nuôi nhím thịt.
Anh Đức nói luôn nhớ đến những năm tháng tù tội để nhắc nhở mình. “Tôi đã tìm và cứu được bản thân mình, sẽ chẳng bao giờ giết mình thêm một lần nữa. Chính truyện Mùa Lạc của nhà văn Nguyễn Khải đã cho tôi tư tưởng để hoàn lương và làm người. Tôi rất biết ơn ông nhà văn ấy”, Đức nói.
Với sự đầu tư của Đức, vùng đồi Gò Tre, Gò Hộc trơ đất, đầm Đượng Giang trũng giờ thành khu vườn sinh thái xanh vút tầm mắt. Giờ anh đã là ông chủ, tạo công ăn việc làm cho 17 lao động thường xuyên. Vào vụ có khi phải thuê đến 30 người.
Đức chia sẻ điều làm anh yên tâm trở về là sự dang tay đùm bọc của bà con lối xóm và cán bộ xã. Họ đã tạo điều kiện để anh giải quyết dồn điền đổi thửa, làm mô hình trang trại tiên tiến.
Theo An ninh thủ đô
Gia đình có 3 đứa con đều lĩnh "án tử"
Cả ba đứa con trai mang nặng đẻ đau của người mẹ già khốn khổ ấy đều phải lần lượt lĩnh "án tử". Cả ba đều dính vào ma túy và cùng bị nhiễm căn bệnh thế kỷ.
Bùi Ngọc Quang bị đưa về trại giam
Người mẹ 3 lần "chết"
Khi tòa tuyên án tử hình Bùi Ngọc Quang, bà Phan Thị Liễu (60 tuổi, Q.8, TP.HCM) gần như sụp xuống, hai tay ôm mặt, khóc ngất, sức lực cạn kiệt. Vậy là đứa con trai còn lại duy nhất trong gia đình bà đã phải đối diện cái chết vì phạm tội vận chuyển ma túy với khối lượng lớn.
Còn nhớ ngày xưa, lúc vợ chồng bà Liễu sinh được 3 người con trai, hàng xóm láng giềng ai cũng bảo ông bà thật tốt phước, vì chẳng mấy chốc có đàn con trai lưng dài vai rộng gánh vác mọi chuyện trong nhà. Ấy vậy mà giờ đây hai người con trai của họ đều đã xanh cỏ vì làm bạn với ma túy, vì thiếu bản lĩnh và cuồng say những ảo giác đê mê do chất gây nghiện gây ra.
Đau xót hơn là cả hai đều bị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS hành hạ đến lở loét gầy còm, thân tàn ma dại rồi mới trút hơi thở cuối cùng. Phải chứng kiến, chăm sóc con lúc bệnh tật hành hạ đã vắt đi bao sức lực của hai vợ chồng già, nhất là người mẹ đáng thương. Đứa này vừa mất, đứa khác đã vào giai đoạn cuối của căn bệnh, người làm cha như ông Kia (chồng bà Liễu) cũng u sầu ngã bệnh tai biến. Thế là bao gian khó ập lên vai người mẹ luống tuổi. Cảnh gia đình như thế thử hỏi ai đủ sức lực mà làm ăn cho ra hồn, mà sống bình tâm được.
Phải rất lâu hai ông bà mới vượt lên được nỗi đau xé tim gan khi mất đi hai đứa con trẻ tuổi chỉ trong vòng 3 năm trời. Tang chồng tang, nỗi đau chồng chất nỗi đau... Vậy mà giờ đây niềm hy vọng cuối cùng của hai vợ chồng già cũng đã tắt ngấm khi đứa con trai cuối cùng là Bùi Ngọc Quang (36 tuổi) phải lĩnh án tử hình cũng vì ma túy, chua chát hơn khi Quang cũng "nhận" luôn căn bệnh HIV/AIDS vào người. Những ngày hút chích quên đời sống thực và lối sống gian manh đã "tặng" Quang căn bệnh thế kỷ cùng bản án tử hình cho hành vi vận chuyển ma túy. Quang đã phải trả giá cho những sai lầm không thể sửa chữa của chính bản thân mình.
Ngày 4/9, hai vợ chồng bà Liễu đến từ sớm để chờ phiên tòa xét xử đứa con trai rứt ruột cuối cùng của họ. Cứ thấy bất cứ xe chở tù nhân nào vào sân là hai vợ chồng già đều trông ngóng, hy vọng có thể nhìn thấy con... Gương mặt người mẹ già nua tiều tụy hằn sâu bao nỗi lo âu, bà Liễu thở dài tâm sự như người nói trong vô thức: "Đẻ con ra chỉ mong con khôn lớn thành người, nào muốn con mình thành tội phạm. Giờ hai đứa chết rồi, đứa duy nhất còn lại cũng vì ma túy mà ra nông nỗi này. Gia đình tôi vì ma túy mà tan nát hết. Trời ơi, sao tai ương cứ tìm nhà tôi mà đổ xuống, ma túy đã làm nhà tôi điêu đứng hết, mất hết rồi, mất hết rồi...".
Ngồi cạnh vợ, người đàn ông nhìn vô định ra khoảng sân tòa, ông Kia (hơn 60 tuổi) bệnh tật đau ốm suốt, ngậm ngùi nói: "Giờ biết trách ai, trách mình làm cha làm mẹ mà không dạy dỗ con nên người. Trách mình không biết quan tâm con... Làm cha mẹ mà thấy cảnh con như vầy thà chết đi mà đỡ khổ hơn... Tôi là người cha trụ cột gia đình mà bất lực nhìn con mình như vậy đau đớn lắm".
Giờ đây, hai vợ chồng già chẳng còn nước mắt để khóc, bao nước mắt đã cạn khô và chảy ngược vào tim sau bao oan nghiệt nối tiếp. Họ cứ day dứt, cứ đổ lỗi cho bản thân mình không làm tròn trách nhiệm, không biết dạy con, không biết quan tâm để con lêu lổng chơi bời hư hỏng. Người mẹ cứ đấm vào ngực than van, người cha như chết đứng khi nghe tòa tuyên bản án tử cho đứa con trai còn lại của mình. Dẫu có thế nào đó cũng là đứa con rứt ruột của hai vợ chồng già. Không khỏi nao lòng khi nhìn hai mái đầu bạc tuyệt vọng, sụp đổ trước bao nỗi đau mà con mình gây ra cho gia đình và xã hội...
Người mẹ khốn khổ có 3 con chết vì ma túy.
Chân dung đứa con "giết" cha mẹ
Bùi Ngọc Quang chính là nghịch tử gây ra quá nhiều nỗi đau cho cha mẹ mình. Học dang dở lớp 5 thì Quang đã bỏ học đi hoang, tụ tập cùng những thành phần bất hảo trên địa bàn quận 8 vốn nhiều phức tạp. Sớm gia nhập môi trường hỗn tạp, đầy rẫy con nghiện nên con đường hút chích cũng "mở ra" cho hắn dễ dàng hơn con đường học vấn. Chưa đầy 18 tuổi Quang đã có "chiến tích" đầu tiên, đến nỗi phải đưa vào trường giáo dưỡng.
Thế nhưng sau đó ngựa quen đường cũ, càng ngày Quang càng dày dạn kinh nghiệm và gây ra càng nhiều vụ cướp giật tài sản để có tiền hút chích. Y đã vào tù ra khám không ít lần. Trong vòng có 2 năm 1998, 1999 mà hắn đã lĩnh bản án 60 tháng tù. Chưa dừng ở đó, thay vì tu tỉnh làm ăn báo hiếu cha mẹ, ra tù hắn lại tiếp tục cuộc sống vô định và không sao từ bỏ "người tình" mang tên: ma túy. Do đó, đến năm 2004 thì hắn tiếp tục bị xử 7 năm tù về tội cướp giật tài sản.
Bà Liễu, người mẹ khốn khổ của Quang không ít lần bắt xe, lầm lũi khăn gói lên thăm con qua bao trại giam: Cái Tàu, Xuân Lộc. Làm mẹ, bà hết mực lo lắng, thương con và hy vọng con ra tù sẽ tỉnh ngộ làm lại cuộc đời, có thể thành người tốt, nhưng tất cả đều tan nát...
Những tưởng sau nhiều lần vào tù ra khám, phải chứng kiến cảnh cha mẹ mình khổ sở thăm nom, đầy đau khổ mà Quang sẽ hối hận, ăn năn làm lại cuộc đời khi ra tù. Thế nhưng chính trong những tháng ngày nơi trại giam Xuân Lộc, Quang đã quen đối tượng cùng thụ án là Châu. Nếu đúng theo những gì Quang khai thì chính Châu là "chiến hữu tốt" đã góp phần đưa Quang vào con đường tử hình vì Châu đã kết nối cho Quang làm công việc vận chuyển gần 2kg ma túy.
Mãn hạn tù, Quang khai đã đến nhờ Châu coi có việc gì giới thiệu làm thì Châu giao việc đi đòi nợ mướn. Châu nói để tiện việc đi lại công việc nên mua cho Quang một xe máy tay ga Nouvo có giá 36,5 triệu đồng và đưa 3 triệu đồng để làm thủ tục giấy tờ. Quang đã nhờ cha đứng tên chiếc xe này. Vài ngày sau, đến 20h ngày 22/12/2011, Châu nói Quang đi uống cà phê bàn việc. Quang đến ngồi một lúc thì Châu mượn xe đi một lát quay về. Sau đó Châu quay lại và cho Quang biết cốp xe có ma túy và nói Quang chở đến đường Phạm Thế Hiển (Q.8) sẽ có người phụ nữ tên A Mín liên hệ nhận hàng.
Đến 23h cùng ngày, đang chạy xe tới trước nhà 2522 Phạm Thế Hiển, P.7, Q.8 thì không may Quang bị Đội CSGT Công an Q.8 bắt dừng lại vì không đội mũ bảo hiểm. Nhân lúc đông người, trời tối nên Quang bỏ trốn mất. Sau khi đưa xe vi phạm này về trụ sở công an, đội tuần tra kiểm tra bất ngờ phát hiện trong cốp xe có một ba-lô bằng vải màu đen chứa 2.000.000 đồng, nhiều bọc ni-lông chứa chất bột màu trắng.
Qua quá trình giám định đã kết luận chất bột trên bao gồm 1.658g chế phẩm heroin và 195g methamphetamine. Sau nhiều ngày chui lủi lẩn trốn, Bùi Ngọc Quang cùng một số đối tượng đang sử dụng ma túy đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM bắt tại khách sạn N.Q (P.6, Q.5) vào ngày 2/1/2012.
Vào ngày 4/9/2013, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Bùi Ngọc Quang (36 tuổi) phạm tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy" với mức án cao nhất là tử hình. Không biết trong những ngày tháng cuối đời có phút giây nào y hối hận về những gì mình đã làm? Suốt quãng đời tuổi trẻ, y đã sa đọa vào vòng xoáy của ma túy, dấn sâu vào những lồi lầm nối tiếp lỗi lầm. Y chưa mang lại chút niềm vui, sự hãnh diện nào cho cha mẹ... Nhưng sai lầm nghiêm trọng của Bùi Ngọc Quang giờ đây đã không còn bất kỳ cơ hội nào để sửa chữa...
"Tôi chỉ cần nó làm con người đàng hoàng, đừng hút chích phạm tội, mà sao trời chẳng thương tôi...", mẹ của Quang gào khóc giữa sân tòa. Xe chở tử tù đi khuất đã lâu, hai vợ chồng già dìu nhau về. Bước chân họ nặng trĩu, hai bóng dáng xiêu vẹo, chênh vênh khuất dần nơi sân tòa. Rồi đây không biết hai đấng sinh thành có còn đủ sức lực để vượt qua được nỗi đau thấu trời xanh này nữa hay không khi ba đứa con trai của họ đều bỏ mạng vì ma túy...
Theo Xahoi
Cái kết buồn của trùm giang hồ hoàn lương Hoàn lương sau nửa đời người vào tù ra khám, Sáu Nghĩa từng là tấm gương cho những người từng phạm tội, được ca ngợi là khắc tinh của tội phạm, thế nhưng chỉ vì một phút say xỉn đã ra tay giết người. Ngày 24/9, TAND tỉnh Cà Mau xử sơ thẩm đã đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Văn Nghĩa (tự...