Tên của kẻ thứ 3 được tôi dùng để… “dọa” con
Tên của người thứ ba giật chồng giờ được tôi dùng để dọa mỗi khi con không chịu ngủ. Rồi tôi cũng nguyền rủa cô ta đã chen chân vào gia đình tôi, cướp đi hạnh phúc của tôi.
Tôi và chồng cũ ly hôn nhau được ba năm rồi, chúng tôi có chung với nhau một cậu con trai nhỏ 3 tuổi. Tôi vẫn duy trì mối quan hệ bình thường với anh vì đứa con. Nó không có tội khi phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của bố và mẹ. Nhưng kẻ thứ ba đáng ghét đã khiến tôi đắn đo cho sự từ bi đối với vai trò làm bố của anh.
Anh chia tay tôi khi kẻ thứ ba xuất hiện. Cô ta là sự so sánh về mọi mặt trong mắt anh. Cô ta xuất hiện giữa vợ chồng tôi như một ân nhân cứu rỗi tâm hồn anh trong lúc bế tắc chuyện gia đình. Và thế là họ lao vào nhau với lý do chính đáng: “Vợ của anh ghê gớm quá, anh không còn sức chịu đựng cô ta nữa”.
Ngày con tôi đầy 1 tháng tuổi, chồng đưa cho tôi lá đơn ly hôn xin chữ ký của vợ. Ôm con trong nước mắt, tôi ký đơn ly hôn trong sức ép của chồng và gia đình nhà chồng. Tôi trở về nhà mẹ đẻ với bao tai tiếng dồn lên đầu. Tôi cứ âm thầm chịu đựng, phải trái đúng sai đều phải ngậm đắng mà sống tiếp vì mẹ tôi bảo”phận đàn bà, có đúng cũng thành sai”.
Ngày con tôi đầy 1 tháng tuổi, chồng đưa cho tôi lá đơn ly hôn xin chữ ký của vợ (Ảnh minh họa)
Con trai tôi là một cậu bé kháu khỉnh. Gia đình nhà chồng đẻ được ba người con trai nhưng hiện tại chỉ có con tôi là cháu trai duy nhất. Họ bỏ tôi, không cần tôi nhưng lại muốn cháu trai. Thế là thỉnh thoảng họ rồng rắn lên thăm con tôi với lý do “trẻ con không có tội”.
Video đang HOT
Khi con tôi đi lớp mẫu giáo được thì cứ mỗi buổi chiều, mẹ chồng cũ của tôi lại ra lớp đón cháu về nhà chơi với ông bà. Đến tối, anh mới lại mang con sang trả cho vợ… Mọi người trong làng khuyên tôi nên cấm tiệt, không quan hệ làm gì gia đình ấy, đừng cho con gần họ mà họ sẽ bắt mất con đấy.
Nhưng tôi với anh thỏa thuận rằng, vì cả hai đứa đều sống cùng chung một làng nên dù mọi lý do gì con vẫn phải được gần bố mẹ để con không hụt hẫng tình cảm khi nó biết mọi chuyện. Chúng tôi đều là viên chức nhà nước nên hành xử với nhau có phần lịch thiệp hơn so với một số cặp vợ chồng chia tay quanh mình. Do đó, dù nhiều lúc cũng bực bội nhưng tôi vẫn đành phải chấp nhận.
Sau ly hôn, chồng cũ của tôi vẫn chỉ cặp kè với một cô bé ở xa kém anh 10 tuổi mà chưa có đám cưới nào diễn ra. Tôi thì không có ý định lấy chồng vì sợ gặp phải những tên sở khanh. Tuy nhiên đúng lúc đang sống độc thân thì tôi lại vấp phải mưu mô của kẻ thứ ba – nhân tình của chồng.
Nhân tình của chồng đã tìm mọi cách để dụ dỗ chồng tôi. Giờ anh lại muốn chiếm đoạt con tôi để lấy lòng bố mẹ anh. Cô tìm mọi cách tiếp cận con tôi như: đưa đi siêu thị, khu vui chơi dưới nước, vườn thú… hay đơn giản là cùng bố nó đưa con tôi đi nghỉ mát.
Chẳng biết trong những lần đi chơi ấy họ đã nhồi nhét vào đầu con tôi những suy nghĩ gì mà sau mỗi lần về con tôi luôn mồm nói: “Nhà mẹ buồn lắm, chẳng vui như nhà bố. Cô Trang có nhiều thứ đẹp hơn…”.
Nói chuyện với một số bạn bè đã ly hôn, các bạn đều khuyên tôi: “Đừng để họ đón con lung tung, phải có quy định về ngày và giờ đón con, không thể thích đón lúc nào thì đón như thế con mày sẽ không dạy nổi đâu!”. Ban đầu tôi chỉ cười trừ và còn bảo bạn “dã tâm ích kỷ”, Nhưng rồi tần suất họ đưa con tôi đi ngày càng nhiều và sự thay đổi trong suy nghĩ của con khiến tôi phát hoảng.
Tôi nói với anh hạn chế đón con vì tôi không muốn con nhìn thấy những sự thân thiết giữa anh và bồ của anh. Chồng cũ của tôi lại bảo: “Chuyện nào ra chuyện đó, con là con của anh nó phải gần anh để anh định hướng dạy dỗ con. Vì có những chuyện em nói được với con nhưng có những điều em không nói được”.
Ban đầu tôi thấy điều đó cũng hợp lý nhưng dần dà tôi hiểu rõ bộ mặt của cả gia đình anh và kẻ thứ ba. Nhất là khi nghe con bi bô nói: “Mẹ ơi mẹ Trang nói là mẹ Trang sẽ là cô dâu còn bố Tùng sẽ làm chú rể, binbin sẽ đi nâng váy cho cô râu chú rể nhé!”.
Tôi điếng người nghe tiếng con nói, máu trong tôi bốc hỏa. Tôi đã tát vào má con hai cái và quát “Lần sau cấm gọi người lạ là mẹ” và gào lên: “Bố mày là một thằng sở khanh”. Con tôi khóc thét trong đau đớn và sợ sệt. Tiếng khóc của con đã thức tỉnh tôi trong cơn giận dữ. Ôm con vào lòng nước mắt trào ra, tôi quyết định sẽ thực hiện kế hoạch tách con ra khỏi chồng cũ.
Tôi dặn các cô giáo lớp ở con học chỉ có tôi mới được phép đón con và không một ai kể cả bố cháu được đưa cháu về nữa. Thứ bảy, chủ nhật tôi đưa con đi chơi hoặc nếu anh có đến đón thì tôi lấy lý do con đang ốm. Tôi nói với con sự không chung thủy của anh, sự ác độc của ông bà nội khi chia rẽ gia đình nhỏ của nó và đặc biệt của kẻ thứ ba ghê gớm. Tôi miêu tả cô ta như môt mụ phù thủy đội lốt cô gái. Kết quả là con tôi không còn muốn về nhà bố chơi nữa. Tên của người thứ ba giật chồng giờ được tôi dùng để dọa mỗi khi con không chịu ngủ. Rồi tôi cũng nguyền rủa cô ta đã chen chân vào gia đình tôi, cướp đi hạnh phúc của tôi.
Cũng đến ngày anh và cô ta làm đám cưới. Nhưng hơn 1 năm trôi qua nghe nói họ vẫn chưa có tiếng khóc của trẻ con xuất hiện trong gia đình. Con trai tôi càng trở thành báu vật để gia đình anh săn đón. Lúc thì anh, lúc lại bố mẹ chồng, các anh chị chồng kiếm những lý do cực kỳ hợp lý để thuyết phục tôi để họ đón con về chơi. Tuy nhiên, chưa bao giờ người thứ ba kia dám đến nhà tôi để xin phép đưa con về chơi.
Rồi mới đây, vợ anh đã bị tai nạn trong lúc chở bà bác ra bến xe về nhà. Sau tai nạn này, người thứ ba kia đã bị gãy chân và phải cắt bỏ tử cung. Điều này đồng nghĩa với việc vợ anh không thể sinh con được nữa. Chồng cũ của tôi ngày một suy sụp và càng quấn lấy con hơn. Anh thường xuyên cầu xin tôi cho anh được đón con về nhà chơi.
Trước đây, tôi rất hả hê khi nhìn thấy chồng cũ phải trả giá đắt như vậy, rất hả hê khi thấy người thứ 3 gặp bất hạnh. Nhưng giờ thấy chồng cũ và người thứ ba tiều tụy và đáng thương như thế, tôi lại không nỡ cấm đoán anh gần gũi với con. Tự trong thâm tâm tôi không muốn tiếp tục kế hoạch tách con khỏi chồng cũ và nguyền rủa người thứ ba nữa. Có phải tôi cũng là người phụ nữ chẳng ra gì phải không?
Theo Afamily
Nỗi ấm ức nổ tung
Chị vẫn âm thầm chịu đựng để rồi căn nhà trở nên chật chội và ngột ngạt vì những nỗi ấm ức.
Nhiều lúc chị ngẩng lên trần nhà, thoáng nghĩ, giá như chị có thể khoét một khoảng vuông thật rộng trên đó để nắng và gió ùa vào. Căn nhà này ngột ngạt quá. Nhiều khi chị nhìn sang nhà đối diện, thèm lắm một khoảng ban công. Chị vốn là người phụ nữ hiền dịu, điềm tĩnh và chịu đựng. Sự bao dung, chị luôn tin sẽ hóa giải được mọi khúc mắc và xung đột. Nhưng từ khi lấy anh, sự bao dung của chị "đồng hóa" với sự chịu đựng. Những lần mắc lỗi của anh, chị cứ giữấm ức trong lòng.
Chị sợ những cuộc cãi vã, sợ ánh mắt giận dữ của anh. Mẹ bị ốm, chị sắp xếp về quê một tuần. Trước khi về, chị sửa soạn đủ đồ ăn cho anh, anh tỏ ra khá khó chịu bảo rằng đừng xem anh như một đứa trẻ lên ba. Mỗi ngày chị ở quê, anh đều nhắn tin, gọi điện. Câu hỏi anh lặp đi lặp lại nhiều lần ấy là "Bao giờ em về?" khiến chị sốt ruột lắm nhưng thực thì ở nhà chẳng có chuyện gì xảy ra. Anh chỉ bảo: "Anh không muốn ở nhà một mình". Cách nói của anh như một sự ra lệnh khiến chị chẳng thể nấn ná ở lâu.
Anh hẹn sẽ đón chị ở ga tàu hôm chị ra, chị bảo sẽ chủ động bắt xe ôm về, trời nắng, chị không muốn anh phải vất vả. Nhưng anh khăng khăng rằng anh sẽ chờ chị ở sân ga. Trước khi đến ga 30 phút, chị đã chủ động gọi cho anh. Xuống tàu, chị quanh quất nhìn quanh không thấy anh. Chị nghĩ thầm chắc anh chưa đến, sợ anh đang đi đường, chị không dám gọi. Chị ngồi ở ga chờ đến chừng 20 phút giữa oi nồng, nắng gắt của Hà Nội, khi không còn đủ kiên nhẫn để chờ thêm nữa, chị mới dám bấm máy gọi. Giọng anh trong điện thoại vẫn tỉnh bơ: "Ơ, em đến rồi à? Mấy giờ rồi em nhỉ?". Nỗi tấm tức ngùn ngụt, chị đành bắt xe ôm về.
Anh có vẻ ngại ngùng và hơi sợ sệt như thể đang sẵn sàng nghe chị trách móc và cáu gắt. Chị cố nuốt bực dọc và nhẹ nhàng bảo anh xách đồ vào nhà. Dường như sự bao dung của chị càng khiến anh cho phép mình "buông thả". Hôm anh đi xem đá bóng cùng hội bạn tận sáng hôm sau mới về, rồi có những lần anh bỏ bữa cơm nhà để la cà cùng đồng nghiệp... Anh sẽ không còn nghĩ nhiều đến chị để do dự và phân vân và sẵn sàng mắc lỗi. Chị vẫn âm thầm chịu đựng để rồi căn nhà trở nên chật chội và ngột ngạt vì những nỗi ấm ức.
Có lần, anh âu yếm, thủ thỉ vào tai chị hỏi: "Sao em không giận dỗi khi em biết anh sai?". Chị bảo, trong cuộc sống không ai có thể hoàn hảo và làm vừa lòng tất cả, ai cũng có thể mắc lỗi, nếu chị tha thứ cho anh lần này thì chị cũng sẽ nhận được sự bao dung từ anh. Nhưng sự cộc tính, nông nổi dường như đã ngấm sâu vào trong máu anh. Đó là hôm chị về muộn vì cuộc họp đột xuất ở cơ quan, anh đã vội quở trách chị không lo nổi một bữa cơm cho chồng. Lúc này, bao nhiêu ấm ức tuôn ra. Hơn một năm qua, bao nhiêu lần anh mắc lỗi là bấy nhiêu lần chị tha thứ, nín nhịn. Đáp lại màn kể tội của chị cũng là màn kể công của anh, từ chuyện thuở yêu nhau anh sẵn sàng vượt 40 cây số giữa cái nắng gắt gao để đến thăm chị hàng tuần, chuyện nhà chỉ có một chiếc xe máy khiến nhiều hôm chị đi làm sớm, anh cũng phải thức dậy đưa chị đi...
Cuối cùng, chẳng ai chịu nhường ai, chị quyết định đóng cửa phòng im lặng còn anh phóng vút xe đi sau cuộc gọi hẹn tụ tập với đám bạn cũ. Lần đầu tiên chị nhận thấy cần phải đối mặt giải quyết từng vấn đề ổn thỏa trước khi bao dung kẻo vợ chồng trở thành những người xa lạ xấu tính.
Theo Afamily
Bi kịch chồng sắp cưới biến thành ... anh họ Hiện tại tôi chìm trong đau khổ, trách ông trời sao mà bất công. Tôi luôn khao khát tình yêu thương của cha, nhưng khi có được cũng là lúc tôi phải từ bỏ tình yêu với anh- chồng sắp cưới của tôi. Từ nhỏ tôi đã sống cùng mẹ mà chưa bao giờ được nhìn mặt cha. Khi đó tôi cũng thường...