Tên bác sĩ ‘cha đẻ’ nhiều bệnh viện được đặt cho đường phố Sài Gòn
Con đường ngang Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhân dân 115, Viện Tim TP HCM từ ngày 3/9 mang tên Dương Quang Trung.
3/9 cũng là ngày sinh lần thứ 90 của cố thầy thuốc nhân dân, anh hùng lao động, viện sĩ, tiến sĩ, bác sĩ Dương Quang Trung. Ông được xem là ngọn cờ đầu của ngành y Việt Nam.
Trong lễ đặt tên đường, ông Đặng Hoàng Phương, Trưởng Phòng Quản lý Đô thị Quận 10 cho biết đường Dương Quang Trung nối từ đường Thành Thái đến Sư Vạn Hạnh, thuộc phường 12. Trước đây đường là hẻm 86 Thành Thái, hẻm 525 Sư Vạn Hạnh, nơi tọa lạc của ba đơn vị y tế lớn là Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhân dân TP HCM, Viện Tim TP HCM.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu (áo dài vàng) cùng gia đình viện sĩ Dương Quang Trung (cụ bà áo dài xanh) và khách mời dưới bảng tên đường Dương Quang Trung, sáng 3/9. Ảnh: Lê Phương.
Phó giáo sư Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết đây là con đường này gắn bó hàng chục năm với bác sĩ Trung giữa các viện trường trong khu vực. Bác sĩ Dương Quang Trung là người sáng lập Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế, nay là trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và cũng là người đồng sáng lập Viện Tim TP HCM.
Video đang HOT
Viện sĩ Dương Quang Trung được đồng nghiệp ghi nhận là người đầu tiên tìm cách để các bác sĩ chính quyền Sài Gòn sau giải phóng ở lại quê nhà, được mở phòng mạch trong thời điểm kinh tế vô cùng khó khăn. Ông từng để lại ấn tượng sâu sắc khi chỉ huy thành công ca mổ sinh đôi dính liền Việt – Đức vào năm 1988. Ca mổ lịch sử kéo dài 15 tiếng đồng hồ đã làm nên kỳ tích cho ngành y học Việt Nam, khiến thế giới thán phục và nể trọng.
Ông có công tái lập các mối quan hệ hợp tác giữa Pháp và Việt Nam để phát triển việc đào tạo chuyên gia y tế Việt Nam tại Pháp. Ông còn thành lập nhiều trung tâm, bệnh viện chuyên sâu như Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Tai Mũi Họng, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Mắt TP HCM…
Đường Dương Quang Trung là nơi tọa lạc của ba đơn vị y tế lớn gồm Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhân dân TP HCM, Viện Tim TP HCM. Ảnh: Lê Phương.
Viện sĩ Dương Quang Trung sinh ngày 3/9/1928 ở Cà Mau, tốt nghiệp tiến sĩ y khoa năm 1958 tại Đại học Y khoa Bordeaux, Pháp. Sau ngày đất nước thống nhất, ông đảm nhận vị trí giám đốc Sở Y tế TP HCM. Trước khi mất ngày 22/6/2013, ông là Chủ tịch Hội Y học TP HCM, Viện trưởng Chăm sóc sức khỏe cộng đồng TP HCM và đảm nhận nhiều cương vị quan trọng khác. Ông được Nhà nước phong tặng các danh hiệu anh hùng lao động, thầy thuốc nhân dân…, là Viện sĩ Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pháp.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Khàn tiếng, khó thở một năm, bệnh nhân mới biết bị u thanh quản
Bệnh nhân cho biết hơn một năm qua bị khàn tiếng, khó thở, nhất là khi nằm; phải điều trị nhiều nơi nhưng không hết. Cuối cùng, bác sĩ phát hiện u thanh quản 'giấu mặt'.
Bác sĩ đang phẫu thật lấy u cho bệnh nhân - BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) vừa tiếp nhận, điều trị bệnh nhân T.P.T. (53 tuổi, ngụ Long An) trong tình trạng bị khàn tiếng, khó thở kéo dài.
Bệnh nhân cho biết hơn một năm qua bị khàn tiếng, khó thở, nhất là khi nằm. Bệnh nhân đã điều trị nhiều nơi, điều trị polyp thanh quản nhưng không giảm. Khi tình trạng ngày một nặng hơn bệnh nhân mới đến Bệnh viện Nhân dân 115 điều trị.
Kết quả nội soi thanh quản cho thấy, bệnh nhân có một u thanh quản.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Ngô Đức Minh Huy, Phó trưởng Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân 115 đã tiến hành phẫu thuật nội soi lấy toàn bộ u và gửi làm giải phẫu bệnh mẫu u thanh quản để có hướng điều trị tiếp.
Kết quả giải phẫu bệnh sau đó cho thấy đây là u thanh quản lành tính.
Hiện bệnh nhân không còn khàn tiếng, không còn khó thở.
Theo bác sĩ Huy, trường hợp bệnh nhân trên, u thanh quản có thể được xem là "u giấu mặt". Do u ở bờ và một phần ở mặt sau dây thanh bên trái nên khi nội soi thanh quản (thường dùng ống soi cứng và tư thế bệnh nhân ngồi) thì u có thể "lọt" xuống hạ thanh môn - khí quản.
Vì vậy, gây khó khăn cho bác sĩ lúc soi và đọc kết quả, không thể thấy hoàn toàn được u.
Do vậy, các bác sĩ tai mũi họng khi nội soi thanh quản nếu có nghi ngờ thì cần cho nội soi thanh quản bằng ống soi mềm hoặc chỉ định chụp CT để hỗ trợ chẩn đoán tốt hơn.
Theo thanhnien.vn
80% người Việt bị đột quỵ do tăng huyết áp Thống kê ở Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM cho thấy cứ 10 người Việt bị đột quỵ lần đầu thì có 8 liên quan đến huyết áp cao. Theo tiến sĩ Trương Lê Tuấn Anh, Phó Khoa Bệnh lý Mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115, khoảng 60% ca đột quỵ xuất huyết não là do tăng huyết áp. Số...