Tem Phép Thuật xuất khẩu sang Indonesia
Mới đây đại diện NPH Tem Phép Thuật, ông Hoàng Nhật Minh chính thức tuyên bố về việc xuất khẩu game mobile online (gMO) Tem Phép Thuật do người Việt Nam phát triển sang thị trường Indonesia.
Ông Hoàng Nhật Minh cho biết: “Indonesia là một thị trường hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á bởi sự gia tăng rất nhanh về các thiết bị di động và internet và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, dân số đông, chính sách thu hút đầu tư của chính phủ,…Vì những yếu tố đó, chúng tôi đã lựa chọn Indonesia là nước đầu tiên trong lộ trình xuất khẩu game Tem Phép Thuật ra nước ngoài”.
Ra đời từ đầu tháng 3 năm nay, gMO Tem Phép Thuật (TPT) đã có được những con số khả quan với 100.000 lượt download với hàng chục ngàn lượt truy cập hàng ngày. Những con số đó tuy chưa lớn nhưng là dấu hiệu đáng mừng cho một gMO Việt trong những ngày đầu ra mắt. Để con số đó ngày một nhân lên ở Indonesia thì TPT phải được thay đổi và cập nhật một số tính năng phù hợp với sở thích của nước sở tại.
Game TPT đã mở ra một phong cách mới của thể loại game thẻ tướng bằng những sáng tạo rất riêng. Từ việc không dùng hình ảnh quân bài truyền thống mà sử dụng hình ảnh con tem mới mẻ cho đến lối chơi kết hợp từ nhiều phong cách gameplay khác nhau tạo ra một tựa game có phong cách rất khác biệt so với các sản phẩm cùng thể loại.
Những đặc điểm khiến TPT thu hút người chơi có thể kể ra như cách chiến đấu lần lượt từng tem đối kháng theo kiểu pokémon thay vì “tất cả lên hết” vốn được sử dụng phổChoi game, gamer, game ,game thu, game moi, game hay,game hot,game online, người chơi, phiên bản, trò chơi,tin game, tin hot,tin trong ngày,tin tức, tin tức nhanh biến. Gameplay kết hợp giữa xây dựng, quản lý tài nguyên, công thành của game chiến thuật với tiến hóa, thăng cấp, phụ bản của game nhập vai.
Đồ họa cũng là một điểm hấp dẫn của TPT khi nhà phát triển chọn phong cách hoạt hình anime 2D chibi nhiều màu sắc và có sự “tiến hóa” rõ trên các cấp độ tem. Một điểm mới nữa trong TPT là việc ứng dụng phương thức đăng nhập ghi nhớ thiết bị mà một số game mobile của Nhật đang áp dụng. Người chơi sẽ không phải điền thông tin và nhập mật khẩu mỗi lần vào game như cách truyền thống của game PC, thay vào đó game sẽ gắn vào thiết bị và tự động đăng nhập bằng cách nhận dạng thiết bị.
Với những nét đặc sắc vốn có của game, đồng thời sẽ được cập nhật các tính năng mới, hy vọng bước khởi đầu của game TPT tại Indonesia sẽ thu được những thành công nhất định, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo của game Việt trong lộ trình xuất khẩu ra nước ngoài.
Link download iOS – Android
Video đang HOT
Trang chủ Việt Nam: http://tem.vtcgame.vn
Theo VNE
Game Việt xuất khẩu: Ngẫm lại chính mình!
Một tin vui mới được nhà phát hành VTC Game công bố, là sau gần 2 tháng ra đời, tựa game di động Tem Phép thuật của doanh nghiệp này đã chính thức ký hợp đồng "xuất khẩu" sang thị trường Indonesia. Vậy là 1 lần nữa, cộng đồng game thủ nước nhà cần có sự suy xét lại mình?
Đánh chuông xứ người
Dĩ nhiên đây không phải lần đầu tiên game Việt ra nước ngoài.
VNG là đơn vị đã khởi sự đầu tiên cho xu hướng này, với những tựa game cũng trên di động, đi vào thị trường Trung Quốc và Nhật Bản. Khá nhiều studio nhỏ bé khác cũng lẳng lặng có hàng loạt tựa game hoặc gia công hoặc hợp tác, "xuất khẩu" sang các nước khu vực và cả đi Châu Âu.
Sản phẩm VNG đã "nhiều phen đi nước ngoài".
Đình đám nhất, là vụ việc Flappy Bird của kỹ sư Hà Đông được cộng đồng games trên mạng di động tiếp nhận, tạo nên làn sóng "đơn giản là khó hơn" trong tư duy làm game của nhiều người Việt Nam.
Tất nhiên không phải vụ "đánh chuông xứ người" nào của các nhà sản xuất game Việt cũng có thành công. VNG cũng đã phải suy xét việc dừng 1 số sản phẩm phát hành ở nước ngoài vì vấn đề chất lượng và các yêu cầu liên quan khác. Một trưởng nhóm studio gMO ở TP.HCM tâm sự, "bọn em vẫn đang làm game và up thẳng ra ngoài, nhưng cơ hội thành công ít ỏi lắm. Đành xác định là làm với nỗi đam mê và hy vọng "ngày mai trời lại sáng" chứ không tự tin nói mình đã chinh phục được người chơi".
Tuy nhiên trong mắt cộng đồng Việt, những sản phẩm game có thể được trình diễn trước mặt các nhóm khách hàng nước ngoài đã là 1 phấn đấu lớn.
Tem Phép thuật xuất khẩu đánh dấu 1 bước tiến mới của làng game Việt.
Ông Hoàng Nhật Minh, đại diện cho VTC Game nhận xét, Indonesia là "thị trường hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á bởi sự gia tăng rất nhanh về thiết bị di động và Internet; có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, dân số đông, chính sách thu hút đầu tư của chính phủ".
Chính điều này đã tạo cơ hội cho nhà phát hành này đưa sản phẩm sang, góp sức thỏa mãn nhu cầu người chơi game rộng rãi ở nước bạn. Áp lực vì thế cũng không đơn giản. Theo ông Minh, "Tem Phép Thuật sẽ được thay đổi và cập nhật một số tính năng phù hợp với sở thích của nước sở tại" thì mới mong có được chỗ đứng bền vững ở tương lai.
Ta tự xét mình ?
Vấn đề ông Nhật Minh nêu lên, thực chất cũng là điều cần trăn trở của cộng đồng game thủ Việt.
Hạn chế của game Việt nằm chính trong tư duy chơi game của người Việt ?
Bởi nếu nhìn lại lược sử những sản phẩm game có nhãn Việt được xuất đi nước ngoài, người ta dễ dàng nhận ra 1 điểm chung: chẳng ăn nhập mấy với thói quen chơi game cố hữu của làng game Việt.
Trong khi phần lớn các tựa game được làng game Việt nhập về là nhập vai hành động, đối kháng trực tiếp, chủ đề kiếm hiệp... thì các game xuất đi lại cùng có cách thức chơi "thụ động" hơn ở dạng "game thẻ bài".
Đơn cử Tem Phép thuật có hình thức game đối kháng qua từng thẻ bài (tem) kiểu tựa game Pokemon nổi tiếng, với cách sáng tạo phối hợp nhiều kiểu chơi, gồm xây dựng quản lý tài nguyên, công thành, đối kháng, cho đến nâng cấp tiến hóa nhân vật, tạo phụ bản như với game nhập vai di động.
Tem Phép thuật và các game xuất khẩu đều có dạng chơi theo lượt và thẻ bài !
Các sản phẩm của VNG và những nhà phát hành khác sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản cũng có dáng dấp game thẻ bài, đánh theo lượt, cần sự tính toán cân nhắc trong "ra quân" chứ không đơn giản chỉ là "xông vào đâm chém, mạnh thì tiếp, yếu thì chạy" ở tâm lý đa số game thủ Việt.
Đồ họa các game xuất ra nước ngoài cũng có dạng đơn giản hơn, như dạng hình vẽ anime của thị trường Nhật Bản và phong cách ước lệ vui vẻ ở game di động Trung Quốc. Điều này khác xa với tư duy màu sắc của nhiều người chơi game Việt, lúc nào cũng có thiên hướng lòe loẹt "xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ mừng" như các game "rẻ tiền" China !
Sự cách biệt ấy, là do tâm lý xã hội, hay do tầm chất của người chơi game Việt chưa theo kịp sự đa dạng mạnh mẽ của người chơi game nước ngoài ?
Làng game Việt cần thay đổi tư duy về chơi game ?
Phải chăng điều này cần được cộng đồng game thủ Việt lưu tâm hơn, và các nhà sản xuất game Việt để ý hơn, để có được sự thay đổi cần thiết về tư duy chấp nhận các game mới.
Việc này sẽ giúp các game thủ và nhà sản xuất game Việt được những lợi thế gì và con đường xuất khẩu game Việt sẽ có sự biến đổi ra sao, câu hỏi này mời bạn đọc tiếp tục cùng Gosu nhìn nhận ở bài viết tiếp.
Theo VNE
5 điều cần lưu ý khi chơi Tem Phép Thuật Những lưu ý sau đây sẽ giúp cho quá trình trải nghiệm Tem Phép Thuật bớt đi phần nào khó khăn. Đầu tư cho tài nguyên ngay từ đầu Tài nguyên trong Tem Phép Thuật (TPT) rất quan trọng, phải có đủ nguồn lực bạn mới có thể xúc tiến phát triển quân đội tem cho mình. Sau khi vượt qua phần hướng...